Vi phạm hành chính có bao nhiêu dấu hiệu

vi pham hanh chinh co bao nhieu dau hieu

Vi phạm hành chính là các lỗi do cá nhân hay tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật nhưng chưa phải là tội phạm thì sẽ bị xử phạt hành chính. Để xác định một hành vi xảy ra trong thực tế có phải là vi phạm hành chính hay không thì cần phải xác định các yếu tố cấu thành loại vi phạm pháp luật này. Vậy vi phạm hành chính có bao nhiêu dấu hiệu? Mời các bạn cùng tham khảo nội dung sau đây để biết thêm chi tiết.

Khái niệm vi phạm hành chính có bao nhiêu dấu hiệu

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật XLVPHC) định nghĩa vi phạm hành chính: “là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.

Từ định nghĩa vi phạm hành chính trên có thể khái quát vi phạm hành chính là hành vi có lỗi, trái với pháp luật quản lý nhà nước và bị xử phạt. Như vậy, các dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính được thể hiện như sau:

– Thứ nhất, hành vi đó là hành vi có lỗi được thể hiện dưới hình thức là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Lỗi là trạng thái tâm lý, thái độ của chủ thể vi phạm đối với hành vi, hậu quả của hành vi đó tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.

Hình thức lỗi cố ý thể hiện khi chủ thể có hành vi vi phạm hành chính nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hại cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn nhưng có ý thức để cho hậu quả xảy ra.

– Thứ hai, hành vi trái với pháp luật đó là hành vi có biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm hành chính. Không có hành vi thì không có vi phạm pháp luật. Hành vi được biểu hiệu dưới hình thức hành dộng hoặc không hành động trái với quy định của pháp luật.

– Thứ ba, hành vi đó theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

– Thứ tư, hành vi đó do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện, đây là dấu hiệu xác định“chủ thể” của vi phạm. /.

04 yếu tố cấu thành vi phạm hành chính

Mặt khách quan

Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan là hành vi vi phạm hành chính. Khi xem xét đánh giá hành vi của cá nhân hay tổ chức nào đó có phải là hành vi vi phạm hành chính hay không phải dựa vào các căn cứ pháp lý vững chắc xác định hành vi đó phải được pháp luật quy định là sẽ bị xử phạt bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính. Đối với một số loại hành vi vi phạm hành chính không chỉ đơn thuần dựa vào dấu hiệu nội dung trái pháp luật trong hành vi mà còn phải dựa vào các dấu hiệu khác cụ thể:

– Thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm

– Công cụ, phương tiện vi phạm

– Hậu quả và mối quan hệ nhân quả

Một số trường hợp hành vi của tổ chức, cá nhân được xác định là vi phạm hành chính khi hành vi đó gây ra thiệt hại cụ thể trong thực tế.

Mặt chủ quan

Dấu hiệu bắt buộc là yếu tố lỗi của chủ thể vi phạm. Lỗi là trạng thái tâm lý của một người đối với hành vi vi phạm của chính họ. Người nào nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, có hại cho xã hội bị pháp luật cấm mà vẫn thực hiện thì được xác định là vi phạm hành chính.

Có hai hình thức lỗi: Lỗi cố ý, lỗi vô ý.

– Lỗi vô ý là trường hợp người thực hiện hành vi có đầy đủ khả năng nhận thức, điều khiển hành vi nhưng do vô tình, hoặc thiếu thận trọng dẫn đến vi phạm hành chính..

– Lỗi cố ý là trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm hành chính biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hành chính cấm mà vẫn cố tình thực hiện.

Khi xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, chỉ cần xác định tổ chức đó có hành vi trái pháp luật hành chính và hành vi đó theo quy định của pháp luật bị xử phạt bằng các biện xử phạt vi phạm hành chính là đủ.

Chủ thể vi phạm hành chính

Chủ thể thực hiện vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.

Cá nhân là chủ thể vi phạm hành chính là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định cụ thể:

– Người đủ 14 đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý.

– Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi trường hợp.

Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: Các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật. Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Khách thể của vi phạm hành chính

Là trật tự quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Lưu ý về vi phạm hành chính có bao nhiêu dấu hiệu

Ngày 12/02/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, theo đó có quy định cụ thể việc ban hành quyết định kiểm tra, trình tự, thủ tục kiểm tra pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp quyết định kiểm tra ban hành mà có sai sót thì bạn áp dụng khoản 3 Điều 18 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư để đính chính, sửa đổi cho phù hợp.

Khoản 3 Điều 18 Nghị định 30 quy định: Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về nội dung phải được sửa đổi, thay thế bằng văn bản có hình thức tương đương. Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành phải được đính chính bằng công văn của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

+ Đối với biên bản vi phạm hành chính đã lập mà có sai sót thì không được hủy bỏ, xóa bỏ nội dung mà lập biên bản xác minh tình tiết vi phạm hành chính .

+ Đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có sai sót thì tùy theo mức độ sai về hình thức hay nội dung mà ban hành quyết định đính chính, sửa đổi, hủy bỏ theo quy định của Nghị định 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 81/2013/NĐ-CP.

Các hình thức vi phạm hành chính có bao nhiêu dấu hiệu

Việc áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm được quy định tại Điều 135 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Điều 135 về áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả quy định :

Các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

c) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại;

d) Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.

Quy định vi phạm hành chính có bao nhiêu dấu hiệu

Theo quy định tại Điều 139 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì nhắc nhở là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau:

– Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo;

– Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

Nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ.

vi pham hanh chinh co bao nhieu dau hieu
vi phạm hành chính có bao nhiêu dấu hiệu

Các nguyên tắc vi phạm hành chính có bao nhiêu dấu hiệu 

Thứ nhất, việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng. Vi phạm hành chính thường được coi là hành vi có tính nguy hiểm thấp hơn tội phạm nên thông thường việc xử phạt vi phạm hành chính không phải mất quá nhiều thời gian mà vẫn có thể đảm bảo chính xác, đúng pháp luật. Hơn nữa, khi xử phạt vi phạm hành chính, bằng việc áp dụng một số biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hay hoạt động bình thường của người bị xử phạt. Hơn nữa, như trên đã nêu, việc xử phạt nhanh chóng sẽ có khả năng ngăn ngừa kịp thời các tác động tiêu cực do vi phạm hành chính gây ra. Nguyên tắc này được thể hiện ở cả hai thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Trong thủ tục xử phạt không lập biên bản, quyết định hành chính được ban hành ngay khi người có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm. Trong thủ tục xử phạt có lập biên bản, thời hạn ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nói chung là 7 ngày; trong trường hợp pháp luật quy định có giải trình hoặc trường hợp không có giải trình nhưng phức tạp thì thời hạn là 30 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Với thời hạn như vậy, việc xử phạt vi phạm hành chính cần được thực hiện nhanh chóng vì nếu hết thời hạn thì người có thẩm quyền không được ban hành quyết định để xử phạt về hành vi vi phạm đó nữa.

Thứ hai, việc xử phạt vi phạm hành chínhphải được tiến hành công khai, khách quan. Hiện nay, công khai đã trở thành nguyên tắc chung trong hoạt động của Nhà nước, trừ trường hợp liên quan đến bí mật nhà nước. Nhiều quy định về xử phạt vi phạm hành chính đã thể hiện nguyên tắc này, như: biên bản vi phạm hành chính phải có chữ ký của người vi phạm hoặc đại diện của người vi phạm, nếu người vi phạm không có mặt thì phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm; công bố công khai việc xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp vi phạm gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về xã hội[4]; các quy định về khám người, khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, khám phương tiện vận tải cũng chú ý đến việc công bố quyết định khám, có người chứng kiến, lập biên bản về việc khám… Công khai giúp cho việc kiểm soát dễ dàng nên sẽ hạn chế sai phạm trong xử phạt vi phạm hành chính, còn khách quan thì bảo đảm xử phạt chính xác, đúng người, đúng vi phạm.

Thứ ba, việc xử phạt vi phạm hành chính phải đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật. Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước để áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người vi phạm nên chỉ người có thẩm quyền mới có quyền xử phạt vi phạm hành chính và chỉ được xử phạt trong giới hạn thẩm quyền pháp luật quy định. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được thể hiện cụ thể là ai được quyền xử phạt, được xử phạt đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực nào, được áp dụng các biện pháp cưỡng chế nào, đến mức độ nào. Việc xử phạt đúng thẩm quyền sẽ tạo nên sự hài hòa, không chồng chéo, không bỏ sót vi phạm và xử phạt được thuận tiện, chính xác. Việc xử phạt cũng phải bảo đảm công bằng để ai vi phạm cũng đều bị xử phạt, vi phạm giống nhau thì bị xử phạt giống nhau, đồng thời có tính đến các yếu tố đặc thù về người vi phạm, điều kiện, hoàn cảnh vi phạm nhưng trong giới hạn pháp luật quy định. Chẳng hạn, sau khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tại, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì người có thẩm quyền có thể xem xét miễn, giảm tiền phạt

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vi phạm hành chính có bao nhiêu dấu hiệu. Luật Trần và Liên Danh hi vọng hữu ích đối với bạn.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139