Trung tâm xuất khẩu lao đông nhật bản

trung tam xuat khau lao dong nhat ban

Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều người dân. Tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước và nhiều lợi ích kinh tế khác. Ngày nay nhu cầu đi xuất khẩu lao động của người dân tăng cao.

Do đó việc mở trung tâm xuất khẩu lao động là cơ hội kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp, cá nhân. Vậy trung tâm xuất khẩu lao đông nhật bản là gì? Chức năng nhiệm vụ và điều kiện hoạt động của trung tâm ra sao?

Xuất khẩu lao động là gì?

Xuất khẩu lao động là hoạt động mua – bán hàng hóa sức lao động nội địa cho người sử dụng lao động nước ngoài.

Người sử dụng lao động nước ngoài ở đây chính là chính phủ nước ngoài hay cơ quan, tổ chức kinh tế nước ngoài. Có nhu cầu sử dụng lao động trong nước.

Hàng hóa sức lao động nội địa: là muốn nói tới lực lượng lao động trong nước. Sẵn sàng cung cấp sức lao động của mình cho người sử dụng lao động nước ngoài.

Hoạt động mua – bán thể hiện ở chỗ. Người lao động trong nước sẽ bán quyền sử dụng sức lao động của mình. Trong một khoảng thời gian nhất định cho người sử dụng lao động nước ngoài. Để nhận về một khoản tiền dưới hình thức tiền lương. Còn người sử dụng nước ngoài sẽ dùng tiền của mình mua sức lao động của người lao động. Yêu cầu họ phải thực hiện công việc nhất định nào đó (do hai bên thỏa thuận ) theo ý muốn của mình.

Trung tâm xuất khẩu lao động là gì?

Trung tâm xuất khẩu lao động là cách thức một doanh nghiệp. Thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do nhà nước quy định. Các hình thức xuất khẩu lao động gồm:

Cung ứng lao động ra nước ngoài 

Nội dung:

Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ tuyển lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Theo các hợp đồng cung ứng lao động.

Đặc điểm:

Các doanh nghiệp tự mình đảm nhiệm tất cả các khâu từ tuyển chọn đến đào tạo, đưa đi và quản lý người lao động ở nước ngoài.

Các yêu cầu về tổ chức lao động do phía nước tiếp nhận đặt ra.

Quan hệ lao động được điều chỉnh bởi pháp luật của nước tiếp nhận.

Quá trình làm việc là ở nước ngoài. Người lao động chịu sự quản lý trực tiếp của người sử dụng lao động nước ngoài.

Quyền và nghĩa vụ của người lao động do phía nước ngoài bảo đảm.

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài.

Nội dung:

Các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài. Hoặc đầu tư dưới hình thức liên doanh, liên kết chia sản phẩm. Hoặc các hình thức đầu tư khác. Hình thức này chưa phổ biến nhưng sẽ phát triển trong tương lai cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Đặc điểm:

Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam sẽ tuyển chọn lao động Việt Nam. Nhằm thực hiện các hợp đồng kinh tế, liên doanh, liên kết giữa Việt Nam và nước ngoài.

Các yêu cầu về tổ chức lao động, điều kiện lao động do doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam đặt ra.

Doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam trực tiếp đưa lao động sang nước ngoài. Quản lý, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho lao động tại nước ngoài. Vì vậy quan hệ lao động tương đối ổn định.

Cả người sử dụng lao động Việt Nam và lao động Việt Nam đều phải tuân theo pháp luật nước nhập khẩu lao động.

Lao động cũng cần có trình độ học vấn, ngoại ngữ tốt, giao tiếp xã hội rộng. Tìm hiểu rõ các thông tin về đối tác.

Chức năng nhiệm vụ của trung tâm xuất khẩu lao động là gì?

Chức năng:

Các chức năng chính là xây dựng, đề xuất các chương trình đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Trung tâm xuất khẩu lao động tham gia vào quá trình đào tạo kiến thức. Nâng cao tay nghề, vốn ngoại ngữ, kiểm tra và cấp chứng chỉ cho người lao động. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng tay nghề người lao động. Sẽ đáp ứng đúng theo những thỏa thuận đã được ký kết với các nước bạn.

Ngoài ra, các Trung tâm còn liên kết với lãnh sự Việt Nam và Ban quản lý lao động Việt Nam ở nước bạn. Sự liên kết này sẽ giúp bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của lao động Việt Nam tại nước ngoài. Đồng thời giúp người lao động yên tâm trong suốt quá trình làm việc.

Nhiệm vụ

Tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp theo chuyên môn

Thu thập thống kê và báo cáo số liệu định kỳ

Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ

Nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nhân viên theo yêu cầu.

Ngoài ra, Trung tâm còn có trách nhiệm quản lý tiền bạc, tài sản, cơ sở vật chất theo quy định của luật pháp.

Cơ cấu tổ chức của trung tâm xuất khẩu lao động là gì?

Trung tâm xuất khẩu lao động chịu sự quản lý của Giám đốc và các Phó Giám đốc. Ngoài ra, còn có các phòng ban phụ trách những vấn đề về chuyên môn, bao gồm:

Phòng tuyển lựa Lao động

Phòng Đào tạo

Phòng Kế toán

Phòng Tổ chức – Hành chính

Văn phòng quản lý lao động ở nước ngoài

Điều kiện để trung tâm được kinh doanh ngành nghề xuất khẩu lao động là gì?

Tổ chức có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động:

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn pháp định là 5 (năm) tỷ đồng.

Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách. Để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên. Có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.

Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ. Mức ký quỹ mà Chính phủ quy định là 1 (một) tỷ đồng.

Điều kiện thành lập công ty xuất khẩu lao động

Điều kiện về chủ sở hữu

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Doanh nghiệp năm 2020, tổ chức cá nhân mở công ty xuất khẩu lao động phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị nhà nước cấm thành lập hoặc tham gia công ty. Cụ thể: Nếu là cá nhân: là công dân đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (không thuộc các trường hợp mất năng lực hành vi; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; hạn chế năng lực hành vi dân sự); nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân.

Theo quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức và cá nhân được thành lập và quản lý doanh nghiệp, trừ một số trường hợp sau:

Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

trung tam xuat khau lao dong nhat ban
trung tâm xuất khẩu lao đông nhật bản

Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, nếu tổ chức, cá nhân không thuộc các trường hợp trên thì đã đủ điều kiện thành lập công ty.

Ngoài ra, đối với công ty xuất khẩu lao động thì người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.

Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Điều kiện về ngành nghề đăng ký

Dịch vụ xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài.

Đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh ngành nghề này phải đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật và phải có Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Doanh nghiệp được xem xét cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Giấy phép) là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam.

Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh mà công ty dự kiến đăng ký kinh doanh phải khớp theo mã ngành trong Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam được ghi nhận tại Phụ lục I Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.

Doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động:

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn pháp định là 5 tỷ đồng;

Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;

Có tiền ký quỹ 1 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Điều kiện về tên công ty

Để tên công ty được hợp lệ, đúng quy định pháp luật thì tên công ty phải không thuộc vào các trường hợp vi phạm quy định đặt tên được quy định tại Điều 38 của Luật doanh nghiệp 2020: tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các doanh nghiệp khác đã đăng ký; sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc,…

Căn cứ vào khả năng, điều kiện, tính chất của doanh nghiệp để chọn loại hình phù hợp nhất. Một số loại hình công ty phổ biến có thể chọn gồm: công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay công ty cổ phần.

Cụ thể đối với công ty xuất khẩu lao động, tên bao gồm loại hình công ty và tên riêng mà công ty đó đăng ký, một số tên công ty cũng đi kèm cụm từ “xuất khẩu” hay “phát triển nhân lực”. Ví dụ: Công ty cổ phần Phát triển Nhân lực và Thương mại Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên đào tạo và cung ứng nhân lực – Haui,…

Trước khi đăng ký tên công ty, bạn nên tham khảo tên các công ty trước đó đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để tránh trường hợp tên công ty của mình không hợp lệ vì vi phạm quy tắc đặt tên.

Điều kiện về trụ sở chính

Theo quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2020:

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Địa chỉ trụ sở chính phải được đăng ký trong giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Địa chỉ trụ sở chính công ty phải chính xác, rõ ràng và thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.

Trụ sở chính được coi là tài sản hợp pháp của doanh nghiệp. Khi thay đổi trụ sở, sẽ không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với quan hệ hợp đồng, dân sự và pháp luật doanh nghiệp.

Lưu ý: Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể vì vừa trái với quy định của pháp luật lại vừa tạo ra sự khó khăn cho doanh nghiệp khi kinh doanh theo loại hình này. Nên chọn địa chỉ đặt trụ sở ổn định, lâu dài tránh trường hợp phải thay đổi địa chỉ trụ sở nhiều lần gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Điều kiện về vốn

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn pháp định là 5 tỷ đồng. Có tiền ký quỹ 1 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bài viết trên là những chia sẻ về trung tâm xuất khẩu lao đông nhật bản. Bạn đang có ý định thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động hãy liên hệ với chúng tôi sẽ tư vấn hỗ trợ bạn thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động với thủ tục nhanh gọn hợp pháp tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139