Ngày nay, mạng xã hội là một phần không thể thiếu đối với mọi người. Mạng xã hộ giúp kết nối mọi người lại với nhau, là nơi để mọi người chia sẻ thông tin và tiếp nhận thông tin. Nhưng bên cạnh những mặt lợi đó thì mạng xã hội cũng có những mặt như người xấu lợi dụng mạng xã hội để đưa nhưng thông tin không đúng đến người đọc, hoặc lăng mạ người khác trên mạng xã hội,… Vậy tội lăng mạ người khác là gì? hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu về nội dung này trong bài viết chi tiết dưới đây:
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Mạng xã hội là gì?
Theo cách hiểu thông thường, mạng xã hội có thể được hiểu sơ khai nhất là một nền tảng trực tuyến, là nơi mà mọi người có thể xây dựng các mối quan hệ ảo với những người có chung tính cách, sở thích, nghề nghiệp,… hoặc với cả những người có mối quan hệ ngoài đời thực. Trong thời buổi công nghệ ngày càng phát triển hiện nay thì mạng xã hội có nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, và có thể truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị điện tử khác nhau như máy tính bảng , laptop, điện thoại di động,…
Ngày nay mạng xã hội cho phép người dùng chia sẻ câu chuyện, bài viết, ý tưởng cá nhân, đăng ảnh, video, đồng thời thông báo về hoạt động, sự kiện trên mạng hoặc trong thế giới thực. Nếu như trong mô hình mạng xã hội truyền thống, ví dụ như sự kiện hội chợ, đã tồn tại từ lâu trong lịch sử thì mạng xã hội trên web giúp người dùng kết nối với những người sống ở nhiều vùng đất khác nhau, ở thành phố khác hoặc trên toàn thế giới.
Đặc điểm của mạng xã hội?
Tùy vào từng nền tảng mạng xã hội, nhưng thường các thành viên có thể liên hệ với bất kỳ thành viên nào khác. Trong một số trường hợp khác, các thành viên có thể liên hệ bất kỳ ai họ có mối liên hệ. Nhìn chung có nhiều mô hình mạng xã hội khác nhau, nhưng hầu hết mạng xã hội có những đặc điểm chung là mạng xã hội là ứng dụng trên nền tảng Internet và nội dung trên mạng xã hội là do người dùng tự sáng tạo, chia sẻ; người dùng tạo ra hồ sơ cá nhân phù hợp cho trang hoặc ứng dụng được duy trì trên nền tảng mạng xã hội, không chỉ có thế mà mạng xã hội tạo điều kiện cho sự phát triển của cộng đồng xã hội trên mạng bằng cách kết nối tài khoản của người dùng với tài khoản của các cá nhân, tổ chức khác. Bên cạnh những quy định của pháp luật hiện hành về những đặc điểm chung của mạng xã hội thì còn có những đặc điểm cơ bản của mạng xã hội đó chính là có sự tham gia trực tuyến của các cá nhân hay các chủ thể và đặc điểm thứ hai là mạng xã hội sẽ có các trang web mở, người chơi tự xây dựng nội dung trong đó và các thành viên trong nhóm đấy sẽ biết được các thông tin mà người dùng viết .
Ngày nay có rất nhiều các mạng xã hội ,một số các loại mạng xã hội tiêu biểu hay được sử dụng ở nước ta phải đến ở đây là : facebook ,zalo ,viber ,tango , clip.vn ,… Việc sử dụng mạng xã hội hiện nay của người dân có cái tốt là kết nới được mọi người lại với nhau, tìm kiếm các thông tin liên quan đến đời sống hàng ngày dễ dàng hơn nhưng cũng có nhiều cái bất cập mà mạng xã hội đã đem lại.Cái tốt mà nó đem lại đó là người dùng biết thêm nhiều thông tin mới ,bổ ích và kết nối được nhiều bạn bè .Tuy nhiên cái xấu ở đây là mạng xã hội chính là một thế giới ảo ,không có thật nhưng nhiều người sử dụng nó quá lâu sẽ gây ra hội chứng cho rằng mọi điều trên mạng xã hội là thật ,nó tạo sự phụ thuộc của nhiều người vào nó
Lăng mạ người khác trên mạng xã hội có bị xử phạt không?
Truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác
Làm nhục người khác trên mạng xã hội là hành vi xâm phạm đến quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người. Vì vậy, việc làm nhục người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý hành chính.
Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội làm nhục người khác, như sau:
Điều 155. Tội làm nhục người khác
Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%75.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;
b) Làm nạn nhân tự sát.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác có thể thực hiện bằng lời nói hoặc bằng hành động. Thông thường lời nói được sử dụng là lời nói có tính chất miệt thị, sỉ nhục người khác, hành động được sử dụng có tính chất bỉ ổi, sỉ nhục người khác.
Việc làm nhục người khác trên mạng xã hội được thể hiện qua nhiều hình thức. Chúng có thể là những lời bình luận mang tính chất sỉ nhục, lăng mạ, chửi rủa hoặc những thông tin sai lệch, mang tính chất bêu xấu… được đăng tải trên mạng xã hội. Những hành vi này được thực hiện nhằm mục đích hạ thấp danh dự, nhân phẩm của người bị xúc phạm và khiến họ cảm thấy nhục nhã.
Để bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác thì hành vi vi phạm phải xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Nếu phạm tội này, theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Đối với 02 người trở lên;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
– Đối với người đang thi hành công vụ;
– Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
– Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 – 05 năm khi gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Tội làm nhục người khác được chỉ áp dụng với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Phạt hành chính với hành vi làm nhục người khác trên mạng xã hội theo như quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định tùy thuộc vào tính chất của hành vi vi phạm, nếu chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi làm nhục người khác trên mạng xã hội có thể bị phạt hành chính. Trong đó, theo như quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Như vậy, có thể thấy sự ra đời của Nghị định 15/2020/NĐ-CP đã phần nào giải quyết được các hành vi vi phạm hành chính được xác định trên mạng xã hội, gầy ảnh hưởng đến thuân phong mỹ tục của một đất nước, bên cạnh đó còn gây ra những hậu quả xấu có thể truy cứu trách nhiện hình sự chứ không còn dừng lại ở việc xử phạt vi phạm hành chính thông thường.
Hiện nay, làm nhục người khác trên facebook rất ít khi bị xử lý hình sự mà chỉ xử lý hành chính. Như vậy trong trượng hợp của bạn thì bạn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng về hành vi của mình gây ra.
Thế nào là làm nhục người khác ?
Hiến pháp 2013 của nước ta quy định tại khoản 1 Điều 20 về quyền của công dân như sau:
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm;
Không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Hành vi làm nhục người khác có mối quan hệ chặt chẽ với danh dự và nhân phẩm con người. (Danh dự là phạm trù đạo đức chỉ lòng tôn trọng của con người trong mọi cử chỉ, hành vi của mình; nhân phẩm là phẩm chất và giá trị con người).
Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ;
Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin bịa đặt làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Làm nhục người khác được hiểu là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, đây là hành vi trái pháp luật. Hiện nay, việc xúc phạm danh dự nhân phẩm của cá nhân, cơ quan tổ chức diễn không phải là ít, với nhiều thủ đoạn khác nhau, đặc biệt với thời đại công nghệ số như bây giờ.
Người thực hiện hành vi làm nhục người khác là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như:
Lăng mạ,
Chửi bới thậm tệ,
Cạo đầu,
Cắt tóc,
Bôi nhọ, lột quần áo giữa đám đông…
Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Trần và Liên Danh về hành vi lăng mạ người khác trên mạng xã hội có bị xử phạt không? theo quy định mới nhất . Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về hành vi lăng mạ, vu khống, bôi nhọ danh dự nhân phẩm khác, vui lòng liên hệ để được tư vấn – hỗ trợ!