Thủ tục ly thân đơn phương thực hiện như thế nào

thu tuc ly than don phuong thuc hien nhu the nao

Hiện nay có rất nhiều trường hợp mà hai vợ chồng trải qua thời gian ly thân lại trở về sống chung với nhau; mà không phải ly hôn. Có thể nói, ly thân hiện đang là giải pháp cần thiết để vợ chồng suy nghĩ cặn kẽ; bình tĩnh nhìn lại khiếm khuyết của nhau trước khi quyết định ly hôn. Ta có thể thấy rằng, ly thân sẽ giúp tránh được bạo lực gia đình; hạn chế gia đình tan vỡ và có thể rằng sau khi ly thân, có thời gian suy nghĩ lại cặn kẽ mà hai vợ chồng lại trở về với nhau. Vậy thủ tục ly thân đơn phương thực hiện như thế nào được thực hiện như thế nào?

Ly thân là gì?

Trước hết, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 nói riêng; pháp luật Việt Nam nói chung thì không quy định về việc ly thân. Do vậy, pháp luật không thừa nhận việc vợ chồng ly thân, và trong thời gian “ly thân”; vẫn được coi là thời kỳ hôn nhân của hai người. Vì vậy, nếu cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc và bạn không muốn tiếp tục sống cùng chồng; tuy nhiên chưa đến mức phải ly hôn thì vợ chồng có thể ly thân mà không cần thực hiện bất cứ thủ tục nào.

Khái niệm ly thân được hiểu một cách đơn giản là hai vợ chồng sống chung hoặc sống riêng nhưng không có quan hệ vợ chồng (quan hệ tình dục).

Nếu sau quá trình ly thân, cuộc sống hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng; đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được; thì vợ chồng có thể tiến hành thủ tục ly hôn.

Thủ tục ly thân đơn phương

Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng như các văn bản hiện hành chưa có chế định về ly thân; cũng như không có bất kì các qui định nào của pháp luật về trình tự, thủ tục ly thân giữa hai vợ chồng. Hơn nữa ly thân cũng không phải là căn cứ bắt buộc trước khi giải quyết ly hôn. Do đó, bản chất của quá trình ly thân là việc chồng và vợ không cùng ở chung với nhau, ăn chung, sinh hoạt chung….

 Ly thân là do vợ chồng tự thỏa thuận không chung sống với nhau nữa; mà không cần yêu cầu tòa án giải quyết. Sau một thời gian ly thân nếu vợ chồng còn tình cảm; muốn quay lại thì họ có thể trở về chung với với nhau như trước.

Thông thường, biện pháp ly thân được thực hiện với mục đích tích cực. Đó là giúp những cặp vợ chồng đang có mâu thuẫn; cần thời gian bình tĩnh để suy nghĩ lại vấn đề. Từ đó đưa ra hướng giải quyết mâu thuẫn phù hợp. Đây cũng là biện pháp để giảm thiểu việc vợ chồng đưa ra quyết định ly hôn trong tình trạng nóng giận, vội vã.

Nhưng cũng có trường hợp việc ly thân lại có ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ hôn nhân. Ví dụ như đối phương có thể lợi dụng việc ly thân; không còn sống chung để ly hôn nhanh chóng, dễ dàng.

Như đã đề cập ở phần đầu, không có quy định nào cụ thể về vấn đề ly thân nên cả hai bên có thể thỏa thuận ly thân mà không cần thực hiện bất kỳ thủ tục nào tại tòa án khi không còn muốn sống chung nữa.

Ngược lại, nếu vợ / chồng muốn cơ quan có thẩm quyền xác nhận thì có thể làm theo đơn xin ly thân như đã nêu trên. Trường hợp vợ chồng phải chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì có thể đưa ra tòa để giải quyết theo yêu cầu.

Nếu sau một thời gian ly thân mà cả hai bên cảm thấy mâu thuẫn không thể giải quyết được thì có thể tiến hành thủ tục ly hôn tại tòa án.

Quyền, nghĩa vụ vợ chồng khi ly thân

Như phân tích ở trên, ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng nên mọi quyền và nghĩa vụ khi vợ chồng ly thân vẫn phải được đảm bảo như khi hai người chưa ly thân.

Theo đó, vợ chồng có quyền và phải thực hiện nghĩa vụ sau đây:

Quyền của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

– Được bảo vệ quyền về nhân thân.

– Bình đẳng với nhau, có quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, khi thực hiện các quyền của công dân.

– Được thoả thuận chọn nơi cư trú.

– Được đối phương tôn trọng, gìn giữ và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín.

Nghĩa vụ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

– Thương yêu, chung thuỷ, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, chia sẻ và cùng thực hiện các công việc trong gia đình.

– Sống chung với nhau trừ trường hợp có thoả thuận hoặc có lý do khác (nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội…);

– Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Quyền với tài sản chung vợ chồng

Mặc dù ly thân (không sống chung với nhau nữa) nhưng quan hệ hôn nhân giữa 02 người vẫn được pháp luật công nhận. Do đó, vợ chồng vẫn có quyền ngang nhau trong việc định đoạt, sử dụng tài sản chung.

Đồng thời, dù ly thân, vợ chồng cũng vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản khi cùng thực hiện hoặc khi một trong hai người thực hiện vì nhu cầu thiết yếu của gia đình…

Quyền, nghĩa vụ với con cái

– Thương yêu, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục con.

– Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình.

– Không được phân biệt đối xử giữa các con, không được bắt con phải làm việc nặng quá sức, không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái đạo đức, trái pháp luật…

Nội dung cần có của đơn xin ly thân

Hiện nay luật hôn nhân và gia đình không có những quy định và cơ chế liên quan đến việc ly thân, tuy nhiên người viết đơn yêu cầu ly thân phải đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

(i) Thông tin Quốc hiệu, Tiêu ngữ;

(ii) Thông tin của người làm đơn;

(iii) Thông tin chi tiết về vợ/chồng người làm đơn;

(iv) Thông tin đăng ký kết hôn;

(v) Thông tin về tình trạng hôn nhân;

(vi) Thông tin về lý do ly thân;

(vii) Thông tin thời gian ly thân;

(viii) Chữ ký của hai bên vợ và chồng.

thu tuc ly than don phuong thuc hien nhu the nao
thủ tục ly thân đơn phương thực hiện như thế nào

Phân biệt ly thân, ly hôn theo quy định của pháp luật.

Căn cứ: Đều xuất phát từ mâu thuẫn gia đình làm cho cuộc sống rơi vào ngõ cụt, tình cảm vợ chồng không còn mặn nồng. Điều đó dẫn đến sự chán nản không còn muốn chung sống hay sinh hoạt cùng nhau như ban đầu.

Tiêu chí

Ly thân

Ly hôn

Khái niệm

Theo Luật hôn nhân – gia đình thì đến nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào về ly thân. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, việc ly thân giữa hai vợ chồng đó là cả hai không còn muốn sống chung với nhau nữa. Hoặc sống chung nhưng lại không có quan hệ vợ chồng, nghĩa là không sinh hoạt chung, không có quan hệ tình dục,…

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.

Quan hệ hôn nhân

Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ vợ chồng mà chỉ là 2 bên không sống chung hoặc sống chung nhưng không có đời sống kinh tế cũng như đời sống tinh thần.

Ly hôn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án hoặc quyết định ly hôn của tòa án có hiệu lực pháp luật. Có nghĩa là quan hệ hôn nhân chấm dứt, các quyền và nghĩa vụ về nhân thân bị chấm dứt hoàn toàn.

 Về mặt thủ tục

Thủ tục ly thân cũng không cần tuân theo một trình tự, thủ tục quy định của pháp luật mà dựa trên sự thỏa thuận của hai vợ chồng.

Về thủ tục ly hôn, vợ chồng khi ly hôn phải tuân theo đúng trình tự thủ tục được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Hệ quả pháp lý

Việc ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật. Trong giai đoạn ly thân vợ hoặc chồng không có quyền kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác vì họ vẫn là người đang có vợ/có chồng. Về mặt pháp luật hai bên vẫn có trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau.

đồng thời giải quyết việc chia tài sản, nuôi con chung và các vấn đề khác có liên quan.

Quan hệ nhân thân

Hai bên nam nữ vẫn giữ quan hệ vợ chồng chỉ là không sống cùng nhau hoặc sống cùng nhau nhưng không sinh hoạt chung

Hai bên vợ chồng sẽ chấm dứt quan hệ vợ chồng sau khi hoàn tất thủ tục ly hôn và có quyết định, tuyên bố của Tòa án.

Quan hệ tài sản

Do vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân nên nếu không có thỏa thuân khác của vợ chồng thì tài sản phát sinh trong giai đoạn ly thân vẫn là tài sản chung

Tài sản sẽ được chia theo thỏa thuận của vợ chồng hoặc bản án của Tòa án. Tài sản hình thành sau li hôn là tào sản riêng.

Con cái

Cả hai có quyền thỏa thuận ai có quyền nuôi con. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn phải có trách nhiệm chăm sóc và giáo dục con vì vẫn trong thời kỳ hôn nhân.

Khi tiến hành thủ tục ly hôn, con chung sẽ được vợ chồng thỏa thuận về việc ai có quyền trông nom nuôi dưỡng giáo dục con. Nếu hai bên nam nữ không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án quyết định.

Câu hỏi thường gặp

Ly thân có được quy định trong pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện nay không?

Hiện nay, trong các quy định của pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về ly thân. Pháp luật không thừa nhận việc vợ chồng ly thân, và trong thời gian “ly thân”, vẫn được coi là thời kỳ hôn nhân của hai người.

Ly thân và ly hôn có điểm gì giống nhau?

Căn cứ ly thân và ly hôn: Về cơ bản, căn cứ để có thể đi đến quyết định ly thân của hai vợ chồng đều giống với căn cứ để ly hôn. Khi mâu thuẫn vợ chồng làm cho quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng nghiêm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài và mục đích hôn nhân không đạt được tuy nhiên xét về mức độ trầm trọng thì chưa đến mức để đôi bên phải ly hôn.
Về mặt tình cảm của hai vợ chồng: Cả hai trường hợp này xét về mặt tình cảm của hai bên vợ chồng đều đã không còn mặn nồng với cuộc hôn nhân, đã đến mức không còn muốn chung sống không còn tôn trọng nhau và không muốn sinh hoạt cùng nhau như cặp vợ chồng khác.

Nói tóm lại, ly thân không phải là ly hôn, không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng hợp pháp, không được pháp luật thừa nhận. Do đó, dù ly thân, hai vợ chồng vẫn phải thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình với đối phương, với con cái.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139