Hiện nay, tình trạng ly thân trở nên khá phổ biến. Về bản chất, ly thân chỉ có thể làm chấm dứt việc sống chung vợ chồng. Nó không có vai trò kết thúc quan hệ hôn nhân trên cơ sở pháp lý. Vậy, ly thân có phần phải viết đơn hay không? thủ tục ly thân theo quy định mới nhất như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ các vấn đề vừa nêu ra.
Ly thân là gì? Ly thân có phải làm đơn không?
Khái niệm ly thân là gì?
Theo các quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, vẫn chưa có khái niệm cụ thể nào giải thích ly thân là gì.
Ta có thể hiểu ly thân là việc vợ chồng không sống chung dưới một mái nhà, ăn cơm chung bát, không sinh hoạt chung, thậm chí không còn quan hệ tình dục với nhau. Nói một cách đơn giản, ly thân là khi hai người nam và nữ vẫn là vợ chồng sau khi kết hôn nhưng sống xa nhau và không chung sống với nhau.
Ly thân có phải làm đơn không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc làm đơn xin ly thân là không cần thiết. Tuy nhiên, nếu cặp vợ chồng muốn xác nhận việc ly thân với cơ quan chức năng có thẩm quyền, cả hai đều có thể nộp đơn lên chính quyền địa phương. Trong thời gian ly thân, hai bên phải tiếp tục bảo đảm quyền nuôi con ly thân và nghĩa vụ đối với con cái cũng như đối với tài sản chung.
Nội dung cần có của đơn xin ly thân
Hiện nay luật hôn nhân và gia đình không có những quy định và cơ chế liên quan đến việc ly thân, tuy nhiên người viết đơn yêu cầu ly thân phải đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
(i) Thông tin Quốc hiệu, Tiêu ngữ;
(ii) Thông tin của người làm đơn;
(iii) Thông tin chi tiết về vợ/chồng người làm đơn;
(iv) Thông tin đăng ký kết hôn;
(v) Thông tin về tình trạng hôn nhân;
(vi) Thông tin về lý do ly thân;
(vii) Thông tin thời gian ly thân;
(viii) Chữ ký của hai bên vợ và chồng.
Mẫu đơn xin ly thân mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
ĐƠN XIN LY THÂN
Chúng tôi là: …..
Sinh năm: ….. Hiện cư ngụ tại: ….
Và vợ/chồng là: …..
Sinh năm: ……… Hiện cư ngụ tại: …
Vào ngày …./…./… , Chúng tôi đăng kí kết hôn tại: …..
Thời gian sống chung với nhau, chúng tôi có một/hai cháu trai (gái) tên là …….. sinh năm ……
Trong cuộc hôn nhân này, chúng tôi thường xảy ra mâu thuẫn nhiều lần, nhưng không giải quyết được.
Vì vậy, chúng tôi thống nhất muốn ly thân để bản thân mỗi người có quyền được tự do và chúng tôi sẽ có thêm thời gian suy nghĩ trước khi quyết định làm đơn ly hôn sau vì tôi còn con nhỏ …… tuổi.
Nay chúng tôi làm văn bản này để xác nhận thời gian ly thân của chúng tôi bắt đầu.
Thời gian ly thân kể từ ngày …/…/…
Tôi xin chân thành cảm ơn!
…. ngày… tháng …năm..
Chữ ký của chồng hoặc vợ Người viết đơn
Cách viết đơn xin ly thân chuẩn nhất
Bạn có thể sử dụng mẫu đơn nêu trên để trình bày rõ ràng và gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Cách viết đơn ly thân đúng tiêu chuẩn như sau:
Thông tin về người viết đơn
Trong phần này, hãy ghi đầy đủ họ và tên của người nộp đơn xin ly hôn bằng chữ in hoa và có dấu. Trên giấy khai sinh ghi ngày, tháng, năm sinh của người nộp đơn xin ly hôn. Nơi ở hiện tại, người làm đơn ghi theo sổ tạm trú hoặc sổ hộ khẩu do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Thông tin vợ/chồng của người viết đơn
Người nộp đơn phải viết họ và tên của vợ/ chồng viết bằng chữ in hoa có dấu. Lưu ý điền chính xác ngày, tháng, năm sinh và thông tin nơi ở hiện tại của vợ / chồng.
Thông tin đăng ký kết hôn
Đơn xin ly thân phải có chi tiết về ngày kết hôn. Đồng thời, đương đơn phải ghi rõ nơi kết hôn theo giấy chứng nhận kết hôn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Thông tin về tình trạng hôn nhân của vợ chồng
(i) Vợ / chồng nêu rõ mâu thuẫn giữa hai bên. Thông tin về tình trạng hôn nhân của vợ chồng trong mẫu thỏa thuận ly thân có thể bao gồm:
(ii) Vợ / chồng thường xuyên bạo lực gia đình
(iii) Vợ / chồng có hành vi ngoại tình, nhiều lần hứa hẹn sẽ chấm dứt nhưng vẫn tiếp tục hành vi.
(iv) Vợ chồng hay cãi vã, không tìm được tiếng nói chung trong hôn nhân
(v) Vợ chồng mâu thuẫn về cách chăm sóc con cái, chi tiêu hàng ngày,…
Thông tin về lý do muốn ly thân
Người viết đơn xin ly thân cần phải trình bày rõ lý do vợ/ chồng muốn tách ra sống riêng ở thời điểm hiện tại. Có thể:
(i) Cả hai bên cần nhìn nhận lại cuộc sống hôn nhân của mình.
(ii) Mỗi bên cần có thời gian và không gian riêng để nhìn và hiểu nhau hơn.
(iii) Vì con nhỏ nên cả hai không thể xa nhau, giải pháp tạm thời là sống xa nhau một thời gian để ổn định con cái.
(iv) Để giảm bớt mức độ xung đột và tranh cãi, hai bên cần có thời gian cân nhắc có nên ly hôn hay không.
Thông tin về thời điểm ly thân
Thời điểm ly thân do cả hai vợ chồng đồng ý, nếu ngày bắt đầu không được nêu rõ thì thủ tục xin ly thân bắt đầu từ ngày hai bên ký vào văn bản.
Khi kết thúc Đơn xin ly thân, vợ và chồng cùng ký xác nhận.Trên cơ sở này, cơ quan có thẩm quyền bắt đầu kiểm tra hồ sơ.
Trình tự thủ tục xin ly thân
Như đã đề cập ở phần đầu, không có quy định nào cụ thể về vấn đề ly thân nên cả hai bên có thể thỏa thuận ly thân mà không cần thực hiện bất kỳ thủ tục nào tại tòa án khi không còn muốn sống chung nữa.
Ngược lại, nếu vợ / chồng muốn cơ quan có thẩm quyền xác nhận thì có thể làm theo đơn xin ly thân như đã nêu trên. Trường hợp vợ chồng phải chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì có thể đưa ra tòa để giải quyết theo yêu cầu.
Nếu sau một thời gian ly thân mà cả hai bên cảm thấy mâu thuẫn không thể giải quyết được thì có thể tiến hành thủ tục ly hôn tại tòa án.
Quyền, nghĩa vụ vợ chồng khi ly thân
Như phân tích ở trên, ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng nên mọi quyền và nghĩa vụ khi vợ chồng ly thân vẫn phải được đảm bảo như khi hai người chưa ly thân.
Theo đó, vợ chồng có quyền và phải thực hiện nghĩa vụ sau đây:
Quyền của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
– Được bảo vệ quyền về nhân thân.
– Bình đẳng với nhau, có quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, khi thực hiện các quyền của công dân.
– Được thoả thuận chọn nơi cư trú.
– Được đối phương tôn trọng, gìn giữ và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Nghĩa vụ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
– Thương yêu, chung thuỷ, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, chia sẻ và cùng thực hiện các công việc trong gia đình.
– Sống chung với nhau trừ trường hợp có thoả thuận hoặc có lý do khác (nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội…);
– Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Quyền với tài sản chung vợ chồng
Mặc dù ly thân (không sống chung với nhau nữa) nhưng quan hệ hôn nhân giữa 02 người vẫn được pháp luật công nhận. Do đó, vợ chồng vẫn có quyền ngang nhau trong việc định đoạt, sử dụng tài sản chung.
Đồng thời, dù ly thân, vợ chồng cũng vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản khi cùng thực hiện hoặc khi một trong hai người thực hiện vì nhu cầu thiết yếu của gia đình…
Quyền, nghĩa vụ với con cái
– Thương yêu, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục con.
– Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình.
– Không được phân biệt đối xử giữa các con, không được bắt con phải làm việc nặng quá sức, không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái đạo đức, trái pháp luật…
Phân biệt ly thân, ly hôn theo quy định của pháp luật.
Căn cứ: Đều xuất phát từ mâu thuẫn gia đình làm cho cuộc sống rơi vào ngõ cụt, tình cảm vợ chồng không còn mặn nồng. Điều đó dẫn đến sự chán nản không còn muốn chung sống hay sinh hoạt cùng nhau như ban đầu.
Tiêu chí |
Ly thân |
Ly hôn |
Khái niệm |
Theo Luật hôn nhân – gia đình thì đến nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào về ly thân. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, việc ly thân giữa hai vợ chồng đó là cả hai không còn muốn sống chung với nhau nữa. Hoặc sống chung nhưng lại không có quan hệ vợ chồng, nghĩa là không sinh hoạt chung, không có quan hệ tình dục,… |
Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. |
Quan hệ hôn nhân |
Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ vợ chồng mà chỉ là 2 bên không sống chung hoặc sống chung nhưng không có đời sống kinh tế cũng như đời sống tinh thần. |
Ly hôn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án hoặc quyết định ly hôn của tòa án có hiệu lực pháp luật. Có nghĩa là quan hệ hôn nhân chấm dứt, các quyền và nghĩa vụ về nhân thân bị chấm dứt hoàn toàn. |
Về mặt thủ tục |
Thủ tục ly thân cũng không cần tuân theo một trình tự, thủ tục quy định của pháp luật mà dựa trên sự thỏa thuận của hai vợ chồng. |
Về thủ tục ly hôn, vợ chồng khi ly hôn phải tuân theo đúng trình tự thủ tục được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015. |
Hệ quả pháp lý |
Việc ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật. Trong giai đoạn ly thân vợ hoặc chồng không có quyền kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác vì họ vẫn là người đang có vợ/có chồng. Về mặt pháp luật hai bên vẫn có trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau. |
đồng thời giải quyết việc chia tài sản, nuôi con chung và các vấn đề khác có liên quan. |
Quan hệ nhân thân |
Hai bên nam nữ vẫn giữ quan hệ vợ chồng chỉ là không sống cùng nhau hoặc sống cùng nhau nhưng không sinh hoạt chung |
Hai bên vợ chồng sẽ chấm dứt quan hệ vợ chồng sau khi hoàn tất thủ tục ly hôn và có quyết định, tuyên bố của Tòa án. |
Quan hệ tài sản |
Do vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân nên nếu không có thỏa thuân khác của vợ chồng thì tài sản phát sinh trong giai đoạn ly thân vẫn là tài sản chung |
Tài sản sẽ được chia theo thỏa thuận của vợ chồng hoặc bản án của Tòa án. Tài sản hình thành sau li hôn là tào sản riêng. |
Con cái |
Cả hai có quyền thỏa thuận ai có quyền nuôi con. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn phải có trách nhiệm chăm sóc và giáo dục con vì vẫn trong thời kỳ hôn nhân. |
Khi tiến hành thủ tục ly hôn, con chung sẽ được vợ chồng thỏa thuận về việc ai có quyền trông nom nuôi dưỡng giáo dục con. Nếu hai bên nam nữ không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án quyết định. |
Nói tóm lại, ly thân không phải là ly hôn, không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng hợp pháp, không được pháp luật thừa nhận. Do đó, dù ly thân, hai vợ chồng vẫn phải thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình với đối phương, với con cái.