Thay đổi tên công ty uy tín

thay đổi tên công ty uy tín

Thủ tục thay đổi tên công ty luôn là thủ tục rất đáng được lưu ý và quan tâm. Vì thủ tục này liên quan đến việc thay đổi thương hiệu của doanh nghiệp. Việc lựa chọn tên doanh nghiệp mới là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khi tiến hành thủ tục thay đổi tên công ty hoặc thành lập công ty mới. Nhưng không phải tên công ty nào cũng chính xác, cũng phù hợp với quy định pháp luật và phù hợp với tình hình kinh doanh lâu dài. Có rất nhiều trường hợp bạn cần phải thay đổi tên doanh nghiệp. Bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh sẽ chia sẻ cách thay đổi tên công ty uy tín, các tình huống bạn nên thay đổi tên công ty và cách lựa chọn tên doanh nghiệp mới phù hợp theo luật đinh.

Những trường hợp nào nên thay đổi tên công ty, thay đổi tên công ty uy tín?

Tên công ty cũng giống như thương hiệu doanh nghiệp. Tên sẽ được nhắc đến thường xuyên khi chủ doanh nghiệp hay nhân viên đi gặp gỡ, giao lưu, ký kết hợp đồng với đối tác… Sẽ chẳng có gì bàn cãi nếu đã chọn được một cái tên hay, ấn tượng.

Nhưng nếu có nhiều người bạn tiếp xúc thắc mắc và cố tìm ra sự liên quan giữa ngành nghề kinh doanh và tên công ty, có lẽ bạn cần một cái tên công ty khác thay thế.

Nhưng hãy cân nhắc liệu việc thay đổi tên công ty mới này có hiệu quả hay không vì sẽ khiến cho nhiều khách hàng hiện tại hoang mang cho rằng công ty bạn đã sang tên đổi chủ.

Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ giữa rủi ro và cơ hội khi thay đổi tên doanh nghiệp. Đây là một thách thức khó khăn cho rất nhiều doanh nghiệp vì việc thay đổi tên công ty sẽ dẫn tới việc thay đổi hàng loạt công việc liên quan khác.

Tuy nhiên, nếu bạn đang lâm vào một trong các tình huống dưới đây, hãy nhanh chóng lựa chọn tên công ty khác để thay thế. Sau đây là các tình huống phổ biến:

Thay đổi tên công ty khi không còn chính xác và dễ gây ra hiểu lầm

Rất nhiều công ty có xu hướng lựa chọn tên công ty trùng với tên sản phẩm đang kinh doanh. Có vẻ rất hợp lý nếu như tên sản phẩm của bạn hoàn toàn mới lạ, và còn khan hiếm trên thị trường.

Tuy nhiên, nếu đến thời gian, sản phẩm đó trở nên phổ biến, được nhiều người kinh doanh thì cái tên bạn lựa chọn sẽ bị ảnh hưởng, bị mất đi sức hút. Rất nhiều trường hợp đã gặp phải như: CompuUSA, The Shack….

Thay đổi tên công ty khi tên công ty mang tính miêu tả, tên chung chung, nôm na

Đây là tình huống vô cùng khó khăn. Có thể khi mới thành lập công ty, cái tên sẽ khiến nhiều người hiểu nhưng khi công việc kinh doanh phát triển thì tên công ty không có sự khác biệt.

Như trường hợp Công ty cung cấp sỉ vật liệu phối cảnh, mới nghe mọi người sẽ nghĩ ngay đến ngành nghề công ty kinh doanh và đối tượng khách hàng hướng đến. Nhưng khi mở rộng kinh doanh, họ không thể khiến nhiều khách hàng chú ý đến mình, họ không thể buộn bán cho các đối tượng khách hàng khác….

Vì vậy, thay đổi tên công ty là điều tất yếu. Những tên công ty mang tính miêu tả, chung chung hoặc nôm na sẽ rất khó để lại ấn tượng trong tâm trí người khác và dễ khiến hiểu nhầm, trở nên sai lệch khi công ty phát triển.

Thay đổi tên công ty khi tên công ty có gắn với một địa danh nào đó

Điều này rất thường xuyên xảy ra khi thành lập công ty – doanh nghiệp mới, các cá nhân, tổ chức thường thích đặt tên kèm theo thành phố nơi họ đặt trụ sở. Nhưng khi họ mở rộng phạm vi, thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh ở nhiều địa điểm khác thì địa danh đi kèm trong tên sẽ không còn liên quan nữa.

Đồng thời, khi khách hàng của họ có nhu cầu tìm kiếm đối tác ở các thành phố khác, họ sẽ nghĩ công ty đó chỉ hoạt động tại địa điểm ghi trong tên công ty.

Nhiều trường hợp thay vì đặt lại tên, thương hiệu, các công ty đã chọn cách chi một khoản lớn tiền quảng cáo, truyền thông để khách hàng biết được phạm vi hoạt động của mình. Vì vậy, hãy lựa chọn tên công ty dựa vào thương hiệu thay vì vị trí địa lý, trừ trường hợp bạn kinh doanh đặc sản của địa phương.

Thay đổi tên công ty khi công ty kế thừa tên một cá nhân đã không còn sức ảnh hưởng nữa

Trước khi tiến hành thủ tục thay đổi tên công ty trong trường hợp này, bạn cần đánh giá lại giá trị thương hiệu cũng như mức độ nhận biết của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

Có những doanh nghiệp mang tên người sáng lập đã để lại nhiều dấu ấn cho khách hàng nhưng cũng không ít trường hợp tên riêng này gây khó khăn cho doanh nghiệp khi bán hoặc khi sáp nhập với công ty khác, có cần thêm tên đối tác vào hay không… Hoặc trường hợp tên cá nhân khó nhớ, khó đọc hoặc tối nghĩa

Trên đây là bốn tình huống bạn nên đổi tên công ty. Quy trình thủ tục đổi tên cần được cân nhắc và thực hiện cẩn trọng. Kết quả mang lại có thể vượt cả kỳ vọng của bạn nhất là khi công ty bạn đã tiến xa so với thời kỳ lúc mới thành lập công ty.

Cách thay đổi tên công ty uy tín như thế nào? Tra cứu tên doanh nghiệp ra sao?

– Khi bạn muốn thay đổi tên hay cho doanh nghiệp mới và thay đổi tên công ty uy tín thì bạn cần hiểu một số vấn để như sau:

Tên công ty luôn luôn bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

+ Thành tố thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

+ Thành tố thứ hai: Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên riêng của doanh nghiệp không cần phải có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên chỉ cần có các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái tiếng Việt là được.

Ví dụ: Công ty Cổ Phần (thành tố thứ nhất) Dịch Vụ Tư Vấn Du Học Thiên Trang (thành tố thứ hai).

Ví dụ: Công ty TNHH (thành tố thứ nhất) Thương Mại Dịch Vụ Sản Xuất An Gia (thành tố thứ hai).

thay đổi tên công ty uy tín
thay đổi tên công ty uy tín

Thủ tục thay đổi tên công ty uy tín

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ thay đổi tên công ty như hướng dẫn sau đây:

Chuẩn bị giấy tờ thay đổi tên công ty gồm những gì?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với doanh nghiệp có dự án đầu tư).

Giấy chứng nhận Mã số thuế (nếu có)

Tên doanh nghiệp mới dự định thay đổi

Bước 2: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ thay đổi tên công ty theo từng loại hình doanh nghiệp

Thông báo của người đại diện pháp luật về việc thay đổi tên doanh nghiệp

Biên bản họp về việc thay đổi tên công ty (đối với công ty TNHH Hai thành viên trở lên, Công ty Cổ Phần, công ty hợp danh)

Quyết định của Chủ tịch HĐTV/HĐQT về việc thay đổi tên doanh nghiệp

Bước 3: Nộp bộ hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp đầy đủ tới cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại.

Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Nếu hồ sơ hoàn chỉnh và chính xác).

Sau khi thay đổi tên công ty uy tín cần làm gì?

Thủ tục sau khi thay đổi tên công ty cũng cần phải thực hiện để thông báo cho cơ quan thuế và cơ quan có liên quan như ngân hàng, viễn thông, điện. Khi tên doanh nghiệp được thay đổi cũng gần như doanh nghiệp bạn mới thành lập.

Nếu không thông báo thì các đối tác tin tưởng sẽ không biết và có thể sẽ không nhận ra công ty của bạn.

Vì vậy, một trong các thủ tục sau khi thay đổi tên công ty là thông báo cho các cơ quan liên quan biết việc thay đổi tên công ty. Các cơ quan có liên quan bao gồm: Thuế, Ngân hàng, bảo hiểm, đối tác, bạn hàng và các cơ quan quản lý chuyên ngành…

Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty:

Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ thay đổi tên công ty cho cơ quan thuế dưới đây:

– Mẫu số 08-MST (ban hành kèm theo Thông tư 156): Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế của công ty.

– Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký thuế của công ty.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty đã được điều chỉnh theo tên mới.

Doanh nghiệp khi thay đổi tên công ty sẽ không làm thay đổi mã số thuế hiện tại. Tuy nhiên, doanh nghiệp đó sẽ cần phải làm thủ tục thông báo và thay đổi mẫu hóa đơn của công ty cũng như các thủ tục khắc lại dấu.

Thay đổi con dấu công ty

Do nội dung con dấu của công ty bao gồm tên công ty và mã số công ty. Vì vậy, khi thay đổi tên công ty thì con dấu pháp nhân của công ty cũng phải thay đổi.

Sau khi thông báo mẫu dấu mới, doanh nghiệp phải tiến hành nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cũ cho cơ quan công an nơi trước đây đã đăng ký mẫu dấu và nhận giấy Biên nhận đã trả lại con dấu từ cơ quan công an

In ấn lại hóa đơn giá trị gia tăng VAT

Cũng như con dấu của doanh nghiệp thì tên hóa đơn cũng là một trong những nội dung bắt buộc, quyết định tính hiệu lực/giá trị của hóa đơn. Do đó, khi thay đổi tên doanh nghiệp thì cũng cần thay đổi hóa đơn.

Doanh nghiệp cần làm thủ tục hủy hóa đơn; In hóa đơn mới và Thông báo phát hành hóa đơn mới đó. Nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục sử dụng những hóa đơn đã đặt in trước đó do chưa sử dụng hết thì cần làm thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Trên đây là bài viết tư vấn về thay đổi tên công ty uy tín của Luật Trần và Liên Danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Luật Trần và Liên Danh hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và lựa chọn kỹ càng hơn tên công ty của mình trước khi quyết định thành lập công ty hoặc thay đổi tên công ty liên quan mật thiết đến tên thương hiệu của doanh nghiệp mình.

Nếu cần thực hiện dịch vụ thay đổi tên công ty vui lòng liên hệ Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ làm thủ tục. Luật Trần và Liên Danh cam kết tư vấn và thực hiện thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất với mức chi phí hợp lý nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139