Thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh

thay đổi địa điểm kinh doanh

Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, việc doanh nghiệp thay đổi địa chỉ văn phòng mới là khó có thể tránh được do thay đổi quy mô nhân sự, thay đổi hoạt động công việc, chiến lược phát triển công ty… Tuy nhiên việc chuyển tới văn phòng mới thì doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi lại địa điểm kinh doanh trên giấy phép đăng ký kinh doanh. Vậy thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh như thế nào? Dưới đây Luật Trần xin hướng dẫn các thủ tục cần thiết để quý khách dễ dàng hơn trong việc thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh làm việc mới.

Các thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh

Khi thay đổi địa chỉ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thực hiện những thủ tục với cơ quan thuế liên quan theo đúng với quy định của pháp luật.

Thủ tục với cơ quan thuế về việc chuyển địa điểm kinh doanh

Đối với những doanh nghiệp có sự thay đổi về địa điểm kinh doanh thì cần phải có hồ sơ và thủ tục thay đổi theo đúng như quy định tại điều 12 thông tư 95/2016/TT-BTC. Tuy nhiên việc thay đổi địa chỉ kinh doanh có hai trường hợp như sau:

– TH1: Thay đổi địa chỉ làm thay đổi cơ quan thuế quản lý: Đây là trường hợp địa chỉ kinh doanh mới của doanh nghiệp được chuyển sang tỉnh, thành phố khác với địa chỉ đã đăng ký kinh doanh trước đó.

– TH2: Thay đổi địa chỉ không làm thay đổi cơ quan thuế: Đây là trường hợp địa chỉ kinh doanh mới nằm trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với địa chỉ trước đó.

Đối với mỗi trường hợp thì việc chuẩn bị giấy tờ hồ sơ, cũng như những bước làm thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh mới cũng có sự khác biệt. Tùy từng trường hợp mà các doanh nghiệp có thể thực hiện các bước như sau.

1. Trường hợp làm thay đổi cơ quan thuế

Tại cơ quan thuế chuyển đi

Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những hồ sơ như sau:

  • Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế theo mẫu 08-MST ban hành kèm theo thông tư 95.

Tại cơ quan thuế nơi chuyển đến

Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ để nộp cho phòng đăng ký kinh doanh gồm:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản chính)
  • Quyết định bằng văn bản của hội đồng thành viên (Giám đốc)
  • Biên bản họp của hội đồng thành viên về sự thay đổi trong giấy phép kinh doanh
  • Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế theo Mẫu

2. Trường hợp không làm thay đổi cơ quan thuế

Đối với trường hợp không làm thay đổi cơ quan thuế thì cũng cần chuẩn bị hồ sơ và thủ tục như sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị nộp cho phòng đăng ký kinh doanh

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản chính)
  • Quyết định bằng văn bản của hội đồng thành viên (Giám đốc)
  • Biên bản họp của hội đồng thành viên về sự thay đổi trong giấy phép kinh doanh
  • Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế theo Mẫu

Hồ sơ nộp cho cơ quan thuế

  • Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế theo mẫu 08 – MST ban hành kèo theo thông tư 95
  • Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc hoặc quyết định thành lập, hay giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cung cấp nếu thông tin đăng ký thuế trên các giấy tờ này có sự thay đổi.

Thời gian để thực hiện các thủ tục hoàn tất với cơ quan thuế thường kéo dài từ 5 – 10 ngày làm việc tính từ ngày nộp hồ sơ đăng ký.

Thủ tục với cơ quan thuế về việc chuyển địa điểm kinh doanh

Các bước thay đổi địa chỉ kinh doanh cho doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi địa chỉ kinh doanh

Sau khi hoàn thành việc chốt thuế tại các cơ quan cũ và có công văn của cơ quan thuế cho chuyển sang địa chỉ mới thì doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ thay đổi địa chỉ kinh doanh của doanh nghiệp và tiến hành thay đổi đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ chuẩn bị đầy đủ theo nghị định 78/2015/NĐ-CP gồm:

  • Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở chính
  • Quyết định bằng văn bản về việc thay đổi địa chỉ công ty
  • Bản sao biên bản họp về việc thay đổi địa chỉ công ty của ban giám đốc hay hội đồng thành viên
  • Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.
  • Các giấy tờ liên quan khác ( nếu được yêu cầu)

Bước 2: Nộp hồ tại phòng đăng ký kinh doanh tại nơi doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh doanh hay có thể trực tuyến tới phòng Đăng ký kinh doanh qua cổng thông tin quốc gia

Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tiến hành giải quyết hồ sơ doanh nghiệp

Bước 4: Nhận thông báo kết quả. Trường hợp hồ sơ hợp lệ sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư và nhận kết quả.

Đó là toàn bộ quy trình về thay đổi địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

 
thay đổi địa điểm kinh doanh
thay đổi địa điểm kinh doanh

Quy trình tư vấn đăng ký thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh 

Các bước tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh

Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu và tư vấn trực tiếp cho Quý Khách hàng, gửi báo phí Dịch vụ để Khách hàng Phê duyệt.

Bước 2. Soạn thảo và Gửi lại Khách hàng Bộ hồ sơ đăng ký thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh.

– Luật Trần gửi bộ hồ sơ đến khách hàng bằng hình thức như: Email/Zalo/ Viber để khách hàng kiểm tra xác nhận thông tin hồ sơ đăng ký thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh của công ty là đúng và chính xác.

– Trong trường hợp khách hàng cần sửa đổi, bổ sung thông tin mà không trái với quy định pháp luật, Luật Bạch Minh sẽ sửa đổi bổ sung theo yêu cầu khách hàng.

– Khách hàng in hồ sơ và gửi đến Luật Trần hoặc Luật Trần sẽ cử nhân viên đến tiếp nhận hồ sơ của khách hàng.

Bước 3. Nộp hồ sơ và nhận kết quả bàn giao cho Khách hàng

– Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh, Thừa ủy quyền của Quý khách, Luật Bạch Minh tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt địa chỉ dự kiến của địa điểm kinh doanh;

Sau khi hoàn tất công việc, Quý Khách sẽ nhận được:

+ Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh do Phòng ĐKKD cấp;

+ Tài liệu hướng dẫn thủ tục về thuế sau thay đổi địa chỉ

+ Bộ hồ sơ đăng ký thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh và file mềm qua Email/zalo để phục vụ việc lưu giữ quản lý hồ sơ của Công ty.

+ Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên

Thủ tục thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh cùng quận/huyện:

Trình tự thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định pháp luật;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư quận/huyện hoặc nộp online qua website  www.dangkykinhdoanh.gov.vn;
  • Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và xử lý;
  • Bước 4: Nhận kết quả thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh cùng quận/huyện theo đúng ngày hẹn trên Biên nhận hồ sơ.

Thành phần hồ sơ:

  • Thông báo thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh do người đại diện theo pháp luật ký;
  • Quyết định của Hội đồng thành viên (Công ty TNHH) hoặc Hội đồng quản trị (Công ty Cổ phần) về việc thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh cùng quận/huyện;
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên (Công ty TNHH) hoặc Hội đồng quản trị (Công ty Cổ phần) về việc thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh cùng quận/huyện;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;
  • Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế.

Thời gian thực hiện: 

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Lưu ý khi thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh cùng quận/huyện:

  • Doanh nghiệp không phải làm thông báo thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh ở chi cục thuế;
  • Trong quá trình thực hiện thủ tục, Doanh nghiệp không được xuất hóa đơn;
  • Nếu hóa đơn theo địa chỉ cũ vẫn còn, Doanh nghiệp không muốn sử dụng thì phải làm thông báo hủy hóa đơn nộp lên thuế. Và phải làm thông báo phát hành hóa đơn mới khi đặt in hóa đơn theo địa chỉ mới;
  • Trường hợp Doanh nghiệp muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ thì phải khắc con dấu vuông địa chỉ mới đóng lên hóa đơn và làm mẫu TP04 nộp qua mạng để tiếp tục sử dụng hóa đơn còn lại

Một số lưu ý về thủ tục thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh

Về địa chỉ địa điểm kinh doanh năm 2021

Địa chỉ của địa điểm kinh doanh là địa chỉ liên lạc của địa điểm được xác định theo địa giới đơn vị hành chính phải có ít nhất 4 trường thông tin (số nhà/thôn/Tổ; xã/phường/Thị Trấn/ Quận/huyện; Tỉnh/Thành phố)

Lưu ý: Theo Quy định của luật Nhà ở Địa điểm kinh doanh không được đặt tại nhà Chung cư và Nhà tập thể.

– Theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 như sau: “Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở”.

– Quy định này được hướng dẫn chi tiết tại  khoản 7 Điều 80 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 10/12/2015, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở về xử lý chuyển tiếp đối với việc phát triển và quản lý nhà ở như sau: “Trường hợp trong giấy tờ đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi sử dụng căn hộ chung cư làm địa điểm kinh doanh trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh này phải chuyển hoạt động kinh doanh sang địa điểm khác không phải là căn hộ chung cư trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh phải làm thủ tục điều chỉnh lại địa điểm kinh doanh ghi trong giấy tờ đăng ký kinh doanh đã cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sang địa điểm khác trong thời hạn quy định tại Khoản này; quá thời hạn quy định tại Khoản này thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được kinh doanh tại căn hộ chung cư”.

– Đối với Nhà Chung cư chỉ có chức năng dùng để ở thì không cho phép Công ty đặt địa điểm kinh doanh. Đối với Chung cư hỗn hợp, có một số tầng được hoặc cả tòa nhà được xây dựng với mục đích làm Trung tâm thương mại và Văn phòng cho thuê thì Công ty được phép sử dụng để đăng ký đặt địa chỉ của địa điểm kinh doanh.

Về số điện thoại địa điểm kinh doanh

Thông tin số điện thoại của địa điểm kinh doanh là một trong những nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh. Đây là thông tin không bắt buộc phải có khi khi thành lập xin cấp giấy phép đăng ký địa điểm kinh doanh nên rất ít công ty đăng ký số điện thoại của địa điểm kinh doanh trên giấy chứng nhận.

Tuy nhiên theo quy định luật doanh nghiệp, khi công ty tiến hành thủ tục thông báo hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của địa điểm kinh doanh. công ty có trách nhiệm cập nhật thông tin về số điện thoại của địa điểm kinh doanh trong trường hợp trên giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh chưa có.

Trên đây là bài viết về thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh của Trần và liên danh. Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH! để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139