Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, việc doanh nghiệp thay đổi địa chỉ văn phòng mới là khó có thể tránh được do thay đổi quy mô nhân sự, thay đổi hoạt động công việc, chiến lược phát triển công ty… Tuy nhiên việc chuyển tới văn phòng mới thì doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi lại địa điểm kinh doanh trên giấy phép đăng ký kinh doanh. Vậy thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh như thế nào? Dưới đây Luật Trần xin hướng dẫn các thủ tục cần thiết để quý khách dễ dàng hơn trong việc thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh làm việc mới.
Các thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh
Khi thay đổi địa chỉ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thực hiện những thủ tục với cơ quan thuế liên quan theo đúng với quy định của pháp luật.
Thủ tục với cơ quan thuế về việc chuyển địa điểm kinh doanh
Đối với những doanh nghiệp có sự thay đổi về địa điểm kinh doanh thì cần phải có hồ sơ và thủ tục thay đổi theo đúng như quy định tại điều 12 thông tư 95/2016/TT-BTC. Tuy nhiên việc thay đổi địa chỉ kinh doanh có hai trường hợp như sau:
– TH1: Thay đổi địa chỉ làm thay đổi cơ quan thuế quản lý: Đây là trường hợp địa chỉ kinh doanh mới của doanh nghiệp được chuyển sang tỉnh, thành phố khác với địa chỉ đã đăng ký kinh doanh trước đó.
– TH2: Thay đổi địa chỉ không làm thay đổi cơ quan thuế: Đây là trường hợp địa chỉ kinh doanh mới nằm trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với địa chỉ trước đó.
Đối với mỗi trường hợp thì việc chuẩn bị giấy tờ hồ sơ, cũng như những bước làm thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh mới cũng có sự khác biệt. Tùy từng trường hợp mà các doanh nghiệp có thể thực hiện các bước như sau.
1. Trường hợp làm thay đổi cơ quan thuế
Tại cơ quan thuế chuyển đi
Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những hồ sơ như sau:
- Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế theo mẫu 08-MST ban hành kèm theo thông tư 95.
Tại cơ quan thuế nơi chuyển đến
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ để nộp cho phòng đăng ký kinh doanh gồm:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản chính)
- Quyết định bằng văn bản của hội đồng thành viên (Giám đốc)
- Biên bản họp của hội đồng thành viên về sự thay đổi trong giấy phép kinh doanh
- Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế theo Mẫu
2. Trường hợp không làm thay đổi cơ quan thuế
Đối với trường hợp không làm thay đổi cơ quan thuế thì cũng cần chuẩn bị hồ sơ và thủ tục như sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị nộp cho phòng đăng ký kinh doanh
- Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản chính)
- Quyết định bằng văn bản của hội đồng thành viên (Giám đốc)
- Biên bản họp của hội đồng thành viên về sự thay đổi trong giấy phép kinh doanh
- Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế theo Mẫu
Hồ sơ nộp cho cơ quan thuế
- Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế theo mẫu 08 – MST ban hành kèo theo thông tư 95
- Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc hoặc quyết định thành lập, hay giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cung cấp nếu thông tin đăng ký thuế trên các giấy tờ này có sự thay đổi.
Thời gian để thực hiện các thủ tục hoàn tất với cơ quan thuế thường kéo dài từ 5 – 10 ngày làm việc tính từ ngày nộp hồ sơ đăng ký.
Các bước thay đổi địa chỉ kinh doanh cho doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi địa chỉ kinh doanh
Sau khi hoàn thành việc chốt thuế tại các cơ quan cũ và có công văn của cơ quan thuế cho chuyển sang địa chỉ mới thì doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ thay đổi địa chỉ kinh doanh của doanh nghiệp và tiến hành thay đổi đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ chuẩn bị đầy đủ theo nghị định 78/2015/NĐ-CP gồm:
- Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở chính
- Quyết định bằng văn bản về việc thay đổi địa chỉ công ty
- Bản sao biên bản họp về việc thay đổi địa chỉ công ty của ban giám đốc hay hội đồng thành viên
- Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.
- Các giấy tờ liên quan khác ( nếu được yêu cầu)
Bước 2: Nộp hồ tại phòng đăng ký kinh doanh tại nơi doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh doanh hay có thể trực tuyến tới phòng Đăng ký kinh doanh qua cổng thông tin quốc gia
Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tiến hành giải quyết hồ sơ doanh nghiệp
Bước 4: Nhận thông báo kết quả. Trường hợp hồ sơ hợp lệ sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư và nhận kết quả.
Đó là toàn bộ quy trình về thay đổi địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Quy trình tư vấn đăng ký thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh
Các bước tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh
Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu và tư vấn trực tiếp cho Quý Khách hàng, gửi báo phí Dịch vụ để Khách hàng Phê duyệt.
Bước 2. Soạn thảo và Gửi lại Khách hàng Bộ hồ sơ đăng ký thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh.
– Luật Trần gửi bộ hồ sơ đến khách hàng bằng hình thức như: Email/Zalo/ Viber để khách hàng kiểm tra xác nhận thông tin hồ sơ đăng ký thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh của công ty là đúng và chính xác.
– Trong trường hợp khách hàng cần sửa đổi, bổ sung thông tin mà không trái với quy định pháp luật, Luật Bạch Minh sẽ sửa đổi bổ sung theo yêu cầu khách hàng.
– Khách hàng in hồ sơ và gửi đến Luật Trần hoặc Luật Trần sẽ cử nhân viên đến tiếp nhận hồ sơ của khách hàng.
Bước 3. Nộp hồ sơ và nhận kết quả bàn giao cho Khách hàng
– Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh, Thừa ủy quyền của Quý khách, Luật Bạch Minh tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt địa chỉ dự kiến của địa điểm kinh doanh;
Sau khi hoàn tất công việc, Quý Khách sẽ nhận được:
+ Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh do Phòng ĐKKD cấp;
+ Tài liệu hướng dẫn thủ tục về thuế sau thay đổi địa chỉ
+ Bộ hồ sơ đăng ký thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh và file mềm qua Email/zalo để phục vụ việc lưu giữ quản lý hồ sơ của Công ty.
+ Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên