Thành lập trường mầm non tư thục

thành lập trường mầm non tư thục

Cuộc sống công việc bận rộn, dân số phát triển, nhu cầu của các bậc phụ huynh đưa con em đi học ở các trường mầm non/mẫu giáo ngày càng đông. Để đáp ứng được nhu cầu của xã hội và nắm bắt được cơ hội kinh doanh nhiều lợi nhuận này nên có nhiều đơn vị tiến hành thủ tục thành lập trường mầm non tư thục/quốc tế, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ…

Tuy nhiên điều kiện, hồ sơ xin cấp phép thành lập trường mẫu giáo/mầm non, nhà trẻ không hề đơn giản và bạn cần phải tìm hiểu các điều kiện để tiến hành mở trường mầm non. Vậy những điều kiện thành lập trường mầm non là gì? Thủ tục, hồ sơ xin giấy phép kinh doanh mầm non ra sao?

Điều kiện thành lập

Để được phép thành lập trường mầm non tư thục thì doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 3 Nghị định 46/2017/NĐ-CP. Bao gồm:

Đề án thành lập trường mầm non phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đề án thành lập trường mầm non xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.

Thủ tục thành lập trường mầm non tư thục

Điều 4 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xin phép thành lập trường như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin phép thành lập bao gồm các giấy tờ sau:

– Tờ trình đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản trường mầm non tư thục

Tờ trình nêu rõ sự cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên trường; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

– Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

Trong đề án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 03 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển trường mầm non trong từng giai đoạn.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, cơ quan chủ quản nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đjăt trụ sở trường mầm non tư thục.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập trường mầm non; trong thời hạn 15 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Lưu ý: Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ không được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập bị hủy bỏ.

Thủ tục xin phép hoạt động

Sau khi được phép thành lập, để đưa trường mầm non tư thục vào hoạt động thì cơ sở phải đáp ứng các điều kiện luật định và làm thủ tục xin phép hoạt động. Cụ thể như sau:

Điều kiện hoạt động giáo dục

Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục

Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục.

Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.

Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

thành lập trường mầm non tư thục
thành lập trường mầm non tư thục

Thủ tục xin phép hoạt động giáo dục

Để đưa trường mầm non tư thục vào hoạt động, cơ sở thành lập thực hiện thủ tục xin phép hoạt động theo quy định tại Điều 6 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP. Cụ thể:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

 Hồ sơ xin phép hoạt động bao gồm:

– Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;

– Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường mầm non;

– Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; danh sách đội ngũ giáo viên, trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa trường mầm non với từng cán bộ quản lý, giáo viên;

– Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;

– Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện theo quy định;

– Các văn bản pháp lý: xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở với thời hạn tối thiểu 05 năm; xác nhận về số tiền hiện có do trường mầm non đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của trường sau khi được cho phép hoạt động giáo dục; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động trường mầm non trong giai đoạn 05 năm, bắt đầu từ khi được tuyển sinh;

– Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ theo quy định trên và gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường mầm non trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu hồ sơ đúng quy định thì thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường mầm non;

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch thẩm định thực tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế.

Bước 4: Quyết định cho phép hoạt động

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, nếu trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục; nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho trường mầm non nêu rõ lý do.

Thẩm quyền cho phép thành lập trường:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục;

Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục;

Hiệu trưởng (Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT):

Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục là người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, khi được đề cử không quá 65 tuổi và không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước.

Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ; chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý giáo dục và Hội đồng quản trị (nếu có) về việc tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 (năm) năm.

Đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục có Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng do Hội đồng quản trị đề cử và bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu kín với trên 50% số phiếu tán thành; được Đại hội đồng thành viên góp vốn thông qua và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận.

Đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục có Hội đồng quản trị, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều lệ trường mầm non và các quy định tại khoản 2 Điều này, Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục còn có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;

Tổ chức triển khai việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực, hoạt động chăm sóc, giáo dục và các hoạt động khác của nhà trường, nhà trẻ theo quy định, bảo đảm chất lượng, đúng quy định của pháp luật và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị phê duyệt nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhà trường, nhà trẻ;

Dự kiến phương án tổ chức bộ máy, biên chế và nhân sự của nhà trường, nhà trẻ trình Hội đồng quản trị phê duyệt; là chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng tuyển dụng giáo viên; phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật sau khi được Hội đồng quản trị thông qua.

Lập dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm, trình Hội đồng quản trị phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính theo quy định của nhà trường, nhà trẻ; báo cáo định kỳ với Hội đồng quản trị và các cấp quản lý liên quan về công tác tài chính và các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ;

Bảo đảm trật tự, an ninh và bảo vệ môi trường, an toàn trong nhà trường, nhà trẻ;

Được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị (nếu không phải là thành viên) nhưng không có quyền biểu quyết; có trách nhiệm báo cáo trước Đại hội đồng thành viên góp vốn về các hoạt động chăm sóc, giáo dục của trường; có quyền bảo lưu ý kiến không nhất trí với quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp xem xét, xử lý.

Trong cùng một thời gian, một người chỉ được làm Hiệu trưởng của một nhà trường, nhà trẻ tư thục.

Lao động là người nước ngoài giảng dạy: Trường hợp nhà trường muốn thuê người lao động là người nước ngoài về giảng dạy thì yêu cầu phải có giấy phép lao động cho người nước ngoài và đăng ký tạm trú, tạm vắng cho người nước ngoài.

Trên đây là tư vấn của Luật Trần và Liên Danh. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại để được giải đáp tốt nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139