Quy mô kinh doanh là gì

quy mô kinh doanh là gì

Khi thành lập doanh nghiệp tất cả các cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư, thương nhân,… đều cần phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp của mình. Điều này vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển. Vậy bạn đã biết quy mô doanh nghiệp là gì chưa? Cách xác định quy mô công ty chính xác? Nên lựa chọn được quy mô kinh doanh nào phù hợp khi thành lập doanh nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết nhất câu hỏi quy mô kinh doanh là gì.

Quy mô doanh nghiệp là gì, quy mô kinh doanh là gì?

Quy mô kinh doanh là gì? Quy mô doanh nghiệp là việc phân chia ra thành doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ. Việc lựa chọn quy mô khi thành lập doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Nguồn vốn, khả năng, sở thích, kinh nghiệm… của chủ đầu tư. Công ty Luật Trần và Liên Danh xin chia sẻ đặc điểm cũng như những kinh nghiệm để bạn có thể lựa chọn được cho doanh nghiệp của mình một quy mô phù hợp nhất nhé.

Tiêu chí phân loại quy mô doanh nghiệp

– Đối với doanh nghiệp lớn thì tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp được xác định trên 2 tiêu chí là tổng số người lao động và tổng nguồn vốn.

+ Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản: Là các công ty có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ VNĐ đến 100 tỷ việt nam đồng và có số lao động từ 200 đến 300 người.

+ Đối với doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng: là những công ty có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ việt nam đồng và có số lao động từ 200 đến 300 người.

+ Đối với công ty dịch vụ thương mại và dịch vụ: là những doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ trên 10 tỷ VNĐ đến 50 tỷ VNĐ và có số lao động từ 50 đến 100 người.

– Quy mô kinh doanh là gì? Tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

 “1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:

a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;

b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.”

Cụ thể nghị định số 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành ngày 11 tháng 3 năm 2018 đã thay thế cho Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về việc trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo đó trong từng lĩnh vực, việc xác định loại hình doanh nghiệp được căn cứ vào dựa trên số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm và doanh thu hoặc nguồn vốn (trong đó ưu tiên doanh thu). Cụ thể theo quy định tại điều 6  Nghị định số 39/2018/NĐ-CP thì Tiêu chí phân loại quy mô doanh nghiệp được xác định như sau:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.

Lựa chọn quy mô doanh nghiệp nhỏ

Hiện nay, quy mô kinh doanh là gì, việc thành lập doanh nghiệp với quy mô nhỏ thường là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu của các chủ doanh  nghiệp từ khi bắt đầu khởi nghiệp.

Vì sao? Sự phổ biến này là do quy mô nhỏ có khá nhiều ưu điểm phù hợp khi khởi nghiệp như số lượng nhân viên của loại hình doanh nghiệp này chỉ dao động trong khoảng từ 01 – 50 người, mà doanh nghiệp mới thành lập việc bắt đầu với một vài thành viên sẽ giúp giảm chi phí hoạt động ban đầu.

Đồng thời với lượng người như này, doanh nghiệp rất dễ dàng quản lý và phân công nhiệm vụ được tốt hơn.

Các nhân viên trong doanh nghiệp nhỏ độc lập trong cách làm việc, có thể làm và kiêm nhiệm nhiều việc, có sự nhiệt huyết cao, khăng khít để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tốt nhất. Việc thành lập doanh nghiệp cũng cần cân nhắc xem có bao nhiêu thành viên tham gia góp vốn để có thể lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy mô của mình.

Tuy nhiên khi hoạt động ổn định được 1 thời gian thì nguồn khác hàng bắt đầu ổn định và tăng dần lên.

Điều đo đòi hỏi phải có sự phân công lao động rõ ràng cũng như sự chuyên trách của từng bộ phận riêng biệt để thúc đẩy sự chuyên môn hóa và nâng cao hiệu suất công việc trong doanh nghiệp.

Lúc này doanh nghiệp đòi hỏi phải gia tăng nhân sự trong doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng nhiều. Tùy vào tình hình kinh doanh thực tế mà bộ phận nhân sự họp bàn với ban giám đốc để quyết định số lượng nhân sự cần triển khai thêm.

Những lĩnh vực kinh doanh phù hợp với quy mô doanh nghiệp nhỏ

Các hoạt động kinh doanh sản xuất

Sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm: thóc, ngô, rau, quả, gia cầm, gia súc…

Sản xuất các mặt hàng công nghiêp tiêu dùng như: bút bi, giấy vở học sinh; đồ sứ gia dụng; quần áo; giày dép; mây tre đan; sản phẩm thủ công mĩ nghệ…

Các hoạt động mua, bán hàng hóa

Đại lí bán hàng: Vật tư phục vụ sản xuất, xăng dầu, hàng hóa tiêu dùng khác.

Bán lẻ hàng hóa tiêu dùng: hoa quả, bánh kẹo, quần áo…

Các hoạt động dich vụ

Dich vụ internet phục vụ khai thác thông tin, vui chơi giải trí

Dịch vụ bán, cho thuê (sách, đồ dùng sinh hoạt cưới hỏi…)

Dịch vụ sửa chữa, điện tử, xe máy, ôtô…

Dịch vụ khác: vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe…

Lựa chọn quy mô doanh nghiệp trung bình, quy mô kinh doanh là gì?

Khi lựa chọn quy mô trung bình để thành lập doanh nghiệp, bạn phải thỏa mãn được yêu cầu về số lượng nhân viên, dao động từ 51 – 1000 người.

Vì vậy, bí quyết một chủ doanh nghiệp cần có chính là biết cách sắp xếp công việc quản lý rõ ràng, chu toàn nhất để tránh sự lộn xộn, rắc rối khiến cho doanh nghiệp không thể hoạt động hiểu quả.

Cần phải thiết lập một tiêu chuẩn và quy trình cụ thể rõ ràng và luôn đòi hỏi nhân viên và người quản lý phải có đủ kinh nghiệm chuyên môn ở vị trí mà mình đang đảm nhận. Đồng thời phải có chỉ tiêu KPI cho từng vị trí công việc cụ thể hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Lựa chọn quy mô doanh nghiệp ở mức này thường chi phí ban đầu rất cao, bao gồm chi phí nhân sự, chi phí hạ tầng trang thiết bị phục vụ cho nhân sự, công việc, máy móc, nhà xưởng.

Chính điều này đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải là người có kinh nghiệm chuyên sâu về quản lý doanh nghiệp để làm sao bố trí công việc cụ thể hiệu quả cho các bộ phận nhân sự trong công ty.

Vì nếu doanh nghiệp hoạt động không đúng quy trình sẽ gây xung đột công việc, hiệu quả đi xuống âm, đồng thời chi phí doanh nghiệp lớn sẽ rất dễ gây ra thất bại cho doanh nghiệp.

Lựa chọn quy mô doanh nghiệp lớn, quy mô kinh doanh là gì?

Những doanh nghiệp có quy mô công ty lớn sẽ có số lượng nhân viên đạt được trên 1000 người.

Đây có thể là những tập đoàn lớn, có nền tảng kinh tế phát triển vững mạnh. Để chủ doanh nghiệp có thể điều hành được một doanh nghiệp lớn thật sự không phải là điều đơn giản.

Đòi hỏi người chủ đó phải có nhiều kinh nghiệm, có am hiểu sâu về lĩnh vực hoạt động, có nguồn vốn lớn và đặc biệt là phải biết cách quản lý nhân sự.

Vì vậy, khi thành lập doanh nghiệp có quy mô công ty lớn bạn cần phải cân nhắc cẩn thận, xem các khả năng của mình có đáp ứng được điều kiện không, có đảm nhận và gánh vác được nhằm giúp doanh nghiệp phát triển cũng như đảm bảo được sự an toàn trên thị trường.

quy mô kinh doanh là gì
quy mô kinh doanh là gì

Đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp quy mô lớn

Trở thành một doanh nghiệp lớn là ước mơ của tất cả các chủ đầu tư, để thực hiện được ước mơ đó, bạn cần tìm hiểu thật nhiều thông tin liên quan tới loại doanh nghiệp này. Trong đó đừng bỏ qua đặc điểm mà nó đang sở hữu, sau đây là những đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp lớn:

– Doanh nghiệp lớn đang chiếm 5% trong tổng số các doanh nghiệp được đăng ký ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên tỷ lệ ít ỏi này lại đóng vai trò then chốt trong việc tăng trưởng kinh tế của đất nước. Theo đó, các doanh nghiệp lớn thường xây dựng một khối lượng công việc rất lớn và sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trong công tác xúc tiến nền kinh tế để nó phát triển mạnh mẽ hơn.

– Khi đảm nhận vai trò ổn định nền kinh tế nước nhà thì khi những vấn đề khủng hoảng xảy ra đương nhiên họ sẽ phải là những người “đứng mũi chịu sào”. Vậy nên bắt buộc họ phải trở thành những đầu tàu vững chắc tay lái để cùng với những thành viên khác vượt qua những cơn khủng hoảng đó.

– Doanh nghiệp lớn luôn tạo nên sự ổn định cho nền kinh tế: Điều này là quá rõ ràng khi hầu hết các doanh nghiệp lớn luôn tạo nên thành công kinh tế một cách đồng đều và bền vững, tạo điều kiện kinh doanh cho các chủ thể trong nền kinh tế, đảm bảo sự ổn định hơn và hạn chế bớt sự thay đổi đột ngột.

– Phần lớn các doanh nghiệp lớn thường hoạt động về lĩnh vực chủ đạo bởi vậy vô hình chung đã tạo cho nước nhà nền tảng ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng. Tại thị trường Việt Nam, có thể kể tới 1 vài ông lớn có vai trò chủ chốt như là Tập đoàn dầu khí, Tập đoàn điện lực, Tập đoàn khoáng sản hay Tập đoàn than…

Tất cả các doanh nghiệp lớn này đã đóng góp 1 lượng khổng lồ cho GDP của đất nước.

– Trong hoạt động kinh doanh, có những doanh nghiệp đi lên từ quy mô rất nhỏ bé nhưng cũng có những doanh nghiệp từ khi hình thành đã có nguồn lực tài chính rất mạnh mẽ. Bởi vậy những doanh nghiệp lớn vốn có tiềm lực tài chính mạnh mẽ nên cần nhanh chóng tiếp xúc với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên thế giới, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

– Hiện tại, doanh nghiệp lớn có sức cạnh tranh mạnh mẽ về vốn, nguồn nhân lực tốt hơn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

– Những doanh nghiệp lớn họ thường thực hiện cân bằng giữa hoạt động sản xuất và kinh doanh dịch vụ.

Những điểm khác biệt của doanh nghiệp lớn so với doanh nghiệp nhỏ

Có thể nhiều người chưa biết rằng, tổng số doanh nghiệp nhỏ đang chiếm tỷ lệ lớn trong khi doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 5% trên thị trường. Có 1 điều hay đáng nói ở đây là tuy con số ấy quá nhỏ bé nhưng nó lại là thành phần có đóng góp đáng kể và là vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế thị trường.

Để trở thành một doanh nghiệp lớn, điều đó là quá khó khăn. Chính vì vậy những doanh nghiệp nào mà đã vượt qua được chặng đường gian nan ấy thì dĩ nhiên họ sẽ có tiềm lực mạnh mẽ hơn so với các doanh nghiệp nhỏ về mọi mặt.

Có 1 điểm đặc biệt mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đó là những doanh nghiệp lớn sẽ có sức cạnh tranh và sự chịu đựng áp lực lớn hơn rất nhiều so với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều đó được áp dụng về mọi mặt từ tài chính, con người, kinh nghiệm và thành tích thu về, …

Rõ ràng doanh nghiệp lớn đang có nhiều ưu thế hơn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy nếu như bạn đang ở trong giai đoạn phấn đấu và nỗ lực để trở thành một doanh nghiệp tầm cỡ thì hãy cố gắng thật nhiều, đó là phương pháp hiệu quả nhất dành cho bạn ở thời điểm này. Bạn cần phải học hỏi nhiều điều từ đối thủ để nâng cao giá trị của doanh nghiệp.

Như vậy, khi biết những thông tin trên thì việc xác định doanh nghiệp mình có quy mô lớn hay nhỏ là điều hết sức dễ dàng. Tuy nhiên, bạn hãy tìm hiểu thêm những đặc điểm nổi bật mà doanh nghiệp lớn thường sở hữu để hiểu rõ hơn về loại doanh nghiệp này, rất có thể điều đó sẽ phục vụ tốt cho công việc kinh doanh của bạn sau này đấy.

Một số câu hỏi thường gặp về quy mô kinh doanh là gì?

Nên chọn quy mô nào khi mới thành lập doanh nghiệp?

Nên lựa chọn quy mô doanh nghiệp nhỏ. Vì: số lượng nhân viên của loại hình doanh nghiệp này chỉ dao động trong khoảng từ 01 – 50 người, mà doanh nghiệp mới thành lập việc bắt đầu với một vài thành viên sẽ giúp giảm chi phí hoạt động ban đầu.

Những hoạt động sản xuất, kinh doanh nào phù hợp với quy mô doanh nghiệp nhỏ?

+ Sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm: thóc, ngô, rau, quả, gia cầm, gia súc…

+ Bán lẻ hàng hóa tiêu dùng: hoa quả, bánh kẹo, quần áo…

+ Dịch vụ sửa chữa, điện tử, xe máy, ôtô…

Doanh nghiệp có quy mô nhỏ có được hỗ trợ gì không?

Áp dụng Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn một số điều của Nghị định 80/2021/NĐ-CP về Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì doanh nghiệp nhỏ đươc hỗ trợ một số hoạt động như sau:

+ Hỗ trợ công nghê.

+ Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.

+ Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.

+  Hỗ trợ tham gia liên kết nghành, chuỗi giá trị sản xuất, chế biến: Liên kết theo hình thức hợp đồng mua chung nguyên liệu đầu vào, liên kết theo hình thức hợp đồng bán chung sản phẩm…

Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ?

Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:

+ Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;

+ Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

Trên đây là bài viết tư vấn về quy mô kinh doanh là gì của Luật Trần và Liên Danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139