Mở quầy thuốc cần những giấy tờ gì

mở quầy thuốc cần những giấy tờ gì

Các cá nhân thực hiện việc kinh doanh dưới dưới hình thức bán lẻ bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.

Để được kinh doanh ngành nghề này, họ phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thông qua quá trình chuẩn bị hồ sơ và nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy mở quầy thuốc cần những giấy tờ gì? Trình tự thủ tục mở quầy thuốc được quy định như thế nào?

Quầy thuốc là gì?

Quầy thuốc là cơ sở bán lẻ thuốc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện doanh doanh dược tương ứng theo quy định của pháp luật.

Quầy thuốc có các quyền sau đây:

– Thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động kinh doanh dược nếu đáp ứng đủ Điều kiện tương ứng với từng loại hình cơ sở kinh doanh theo quy định của Luật này;

– Hưởng chính sách ưu đãi khi thực hiện hoạt động kinh doanh dược theo quy định của pháp luật;

– Được thông tin, quảng cáo thuốc theo quy định của pháp luật;

– Tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc lưu động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.

– Mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh Mục thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc không kê đơn, trừ vắc xin;

Trường hợp mua, bán thuốc thuộc Danh Mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt và Danh Mục thuốc hạn chế bán lẻ phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về được chấp thuận bằng văn bản.

Đối với quầy thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được bán thêm một số loại thuốc khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

– Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và Điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó.

Quầy thuốc có các trách nhiệm sau đây:

– Trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều 42 của Luật Dược năm 2016;

– Không được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu.

Điều kiện mở Quầy thuốc năm 2021 là gì?

Quầy thuốc là một cơ sở bán lẻ thuốc theo quy định tại Luật Dược năm 2016.

Quầy thuốc được bán lẻ thuốc thành phẩm; được mở tại địa bàn huyện, xã của các huyện ngoại thành, ngoại thị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; nhưng không được thực hiện việc thay thế thuốc trong đơn.

Để được kinh doanh Quầy thuốc, cơ sở kinh doanh cần phải Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.

Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược đối với quầy thuốc hiện nay như sau:

Điều kiện về về chủ thể

– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

– Hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

Điều kiện về người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của Quầy thuốc

Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải:

– Có một trong các Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược, hoặc Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược, hoặc Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược.

– Có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp (ví dụ như Quầy thuốc…).

– Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định.

Lưu ý: Quầy thuốc sẽ được đánh giá đủ Điều kiện về nhân sự (Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc) 03 năm một lần hoặc đột xuất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều kiện về cơ sở vật chất

– Quầy thuốc phải có địa Điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.

– Quầy thuốc sẽ được đánh giá đủ Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật 03 năm một lần hoặc đột xuất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

mở quầy thuốc cần những giấy tờ gì
mở quầy thuốc cần những giấy tờ gì

Hồ sơ xin giấy phép mở quầy thuốc

Căn cứ theo Điều 38 Luật Dược 2016 và Điều 32 Nghị định 54/2017/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:

Thành phần hồ sơ

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo mẫu.

– Giấy chứng nhận Thực hành tốt tại địa điểm kinh doanh (nếu có) và các tài liệu kỹ thuật về địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, bao gồm:

+ Sơ đồ nhân sự, danh sách nhân sự, tên, chức danh, trình độ chuyên môn;

+ Bản vẽ bố trí các khu vực của cơ sở bán lẻ;

+ Danh mục trang thiết bị (bao gồm cả thông tin về hệ thống máy tính và phần mềm quản lý nối mạng);

+ Danh mục các quy định, hồ sơ, tài liệu, các quy trình thao tác chuẩn;

+ Bản tự kiểm tra Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc theo danh mục kiểm tra quy định tại Phụ lục II – 2a hoặc 2b hoặc 2c kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BYT đối với cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tương ứng.

Lưu ý: Trường hợp cơ sở bán lẻ thuốc đề nghị cấp Giấy chứng nhận GPP cùng với Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ sở bán lẻ thuốc cần ghi rõ nội dung này trong Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược (theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2018/TT-BYT).

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý chứng minh việc thành lập cơ sở.

– Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược.

Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

Các bước để mở một quầy thuốc tây

Bước 1: Tìm và thuê địa điểm

Trước tiên khi mở quầy thuốc thì bạn cần lưu ý chọn địa điểm, đây chính là yếu tố quyết định đến thành công của bạn khi kinh doanh quầy thuốc. Ý đầu tiên để trả lời cho câu hỏi mở hiệu thuốc cần những gì chính là địa điểm.

Bởi lẽ nhiều người hiện nay có thói quen mua thuốc ở gần nhà. Bởi vậy các chuyên gia cho biết, bạn nên chọn những địa điểm đông dân cư, đời sống ổn định và nhất là nơi mà chưa có hiệu thuốc thì càng tốt.

Tuy nhiên một lưu ý nhỏ nữa là địa điểm mở quầy thuốc của bạn cần phải trùng với địa điểm đã đăng ký trong hồ sơ đăng ký kinh doanh trước đó.

Bước 2: Chuẩn bị và nộp các hồ sơ

Sau khi chọn được địa điểm mở quầy thuốc thì việc tiếp theo bạn cần phải làm đó là chuẩn bị các loại giấy tờ pháp lý đã được liệt kê phần trên sau đó nộp cho cơ quan liên quan bao gồm:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì các bạn hãy cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ dưới đây:

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

Bản sao có công chứng hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước còn thời hạn với chủ hộ kinh doanh hay người đại diện hộ gia đình.

Với trường hợp kinh doanh do một nhóm được lập nên thì các bạn hãy chuẩn bị thêm bản sao có công chứng dưới 6 tháng của biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh.

Đây là tất cả những loại giấy tờ cần thiết để nộp lên UBND nơi chọn địa điểm kinh doanh quầy thuốc. Nếu không có thiếu sót gì thì bạn sẽ được cấp giấy phép sau vòng 3 – 7 ngày.

Chứng chỉ hành nghề (do sở y tế cấp)

Chứng chỉ hành nghề dược là điều kiện cần thiết để bạn kinh doanh dược phẩm. Điều kiện được cấp chứng chỉ này là bạn phải có văn bằng dược trình độ Cao đẳng trở lên đồng thời có chứng nhận ít nhất 2 năm thực hành chuyên môn tại một cơ sở dược đạt tiêu chuẩn.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề

Để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Dược thì bạn cần chuẩn bị giấy tờ dưới đây nộp cho sở y tế:

Đơn đề nghị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh về dược phẩm.

Các giấy tờ chứng minh cửa hàng đạt tiêu chuẩn về những nguyên tắc thực hành cơ sở bán lẻ thuốc tốt nhất. Bao gồm về tài liệu mô tả địa điểm cửa hàng, trang thiết bị để bảo quản thuốc, tài liệu chuyên môn về dược cùng với nhân sự của cửa hàng. Tài liệu này cần phải có chữ ký của người đại diện hoặc được đóng dấu tại một cơ sở nào đó.

Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có công chứng.

Bản sao giấy chứng chỉ hành nghề dược có công chứng.

Bước 3: Chuẩn bị địa điểm kinh doanh (trang trí, chuẩn bị đồ đạc.v.v.v)

Bước khá quan trọng khi mở quầy thuốc tây là chuẩn bị trang bị thiết yếu cho cửa hàng bao gồm:

Thiết kế, chuẩn bị địa điểm kinh doanh: Với quầy thuốc Tây thì ưu tiên những yếu tố về sạch sẽ, dễ nhìn, khô thoáng để bảo quản sản phẩm tốt hơn. Chứ không cần phải trang hoàng lộng lẫy, quá đẹp như những cửa hàng kinh doanh sản phẩm khác.

Trang thiết bị: Những đồ dùng thiết yếu với quầy thuốc bao gồm quầy, tủ, những thiết bị bảo quản ghi trên túi đựng, nhãn thuốc, khay đếm, và tủ riêng dành cho thuốc hướng tâm thần hay thuốc gây nghiện….

Một số tài liệu chuyên môn bao gồm: Tài liệu chuyên môn nhằm để phục vụ quá trình bán hàng bao gồm danh mục các loại thuốc cấm sử dụng, nội quy và quy định quy chế của nghề cùng với quy trình bán thuốc, tài liệu tra cứu sử dụng thuốc.

Bước 4: Tìm kiếm nguồn hàng, nhập hàng

Sau khi chuẩn bị những loại giấy tờ và tài liệu cần thiết để mở quầy thuốc thì điều quan trọng tiếp theo đó là bạn cần phải tìm kiếm nguồn hàng. Đây là lợi thế mà rất nhiều người kinh doanh thuốc hướng đến để cạnh tranh với đối thủ.

Tại Việt Nam thì những thành phố lớn có rất nhiều quầy thuốc tuy nhiên vẫn chưa có quầy thuốc, hiệu thuốc nào tạo nên sự khác biệt về dịch vụ và sản phẩm…Bởi vậy nếu như bạn thay đổi được điều này sẽ tạo nên cơ hội rất cao.

Về nhập hàng thì các quầy thuốc hiện nay đều nhập trực tiếp từ các nhà sản xuất hay tổng đại lý cấp 1. Tuy nhiên thì đa số các công ty đều có đội ngũ trình dược viên đến giới thiệu sản phẩm đồng thời có thể bán hàng trực tiếp cho mỗi cửa hàng.

Do vậy để tạo ra sự khác biệt thì các bạn hãy chủ động tìm nguồn hàng chứ tốt nhất không đợi các nhân viên bán hàng vào tiếp thị rồi nhập hàng.

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận và bắt đầu khai trương, kinh doanh

Với 4 công đoạn ở trên là bạn có thể yên tâm khi đã chuẩn bị về cơ bản đầy đủ sau đó có thể bắt đầu khai trương khi nhận được đầy đủ các giấy tờ thủ tục pháp lý như trên.

Bước 6: Thực hiện các hoạt động marketing, thu hút khách hàng

Trong thời đại 4.0 hiện nay thì hoạt động marketing bán hàng là cách để các bạn tiếp cận được nhiều người.

Nhằm giúp ngày khai trương thuận lợi, đông khách và đạt hiệu quả thì các bạn hãy chuẩn bị chương trình marketing thu hút khách hàng như tặng phiếu giảm giá cho lần mua sau, khai trương tặng quà hoặc có thể tổ chức các hoạt động văn nghệ như múa lân, ca hát nhằm để thu hút khách.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết của chúng tôi về thủ tục và hồ sơ mở quầy thuốc Tây, hi vọng sẽ hữu ích với những bạn mới ra trường tốt nghiệp ngành này. Nếu bạn đọc có bất cứ băn khoăn nào xin hãy liên hệ qua địa chỉ hotline của Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139