Bản kiểm điểm chuyển sinh hoạt đảng

bản kiểm điểm chuyển sinh hoạt đảng

Khi Đảng viên sinh hoạt đảng sẽ phải gắn với một đơn vị quản lý của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng trong quá trình sinh sống, học tập và làm việc Đảng viên có thể chuyển đi một thời gian xác định hoặc do những lý do khác mà không thể tiếp tục sinh hoạt tại đơn vị đang quản lý mình. Như vậy để tiếp tục sinh hoạt Đảng tại nơi Đảng viên đang có mong muốn chuyển đến, một trong các thủ tục cần làm là có bản kiểm điểm chuyển sinh hoạt đảng.

Qua bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn Quý bạn đọc hiểu rõ và cách thức soạn thảo bản kiểm điểm nêu trên.

Chuyển sinh hoạt Đảng là gì?

Chuyển sinh hoạt Đảng là việc đảng viên không thể tiếp tục sinh hoạt tại đơn vị Đảng đang quản lý mình. Do đó, khi đến nơi ở mới, nơi công tác mới… đảng viên sẽ được cơ sở đảng mới quản lý.

Các trường hợp đảng viên phải chuyển sinh hoạt đảng:

– Chuyển sinh hoạt Đảng chính thức khi chuyển công tác sang đơn vị mới, khi Đảng viên được nghỉ hưu, nghỉ mất sức, thôi việc, phục viên hoặc do thay đổi nơi cư trú lâu dài.

– Chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời khi thay đổi nơi cư trú, nơi công tác từ 03 tháng – dưới 01 năm; khi được cử đi học từ 03 tháng – 02 năm sau đó lại quay về đơn vị cũ.

– Chuyển sinh hoạt Đảng ra ngoài nước.

– Chuyển sinh hoạt Đảng khi chi bộ, Đảng bộ chuyển giao, thành lập mới, chia tách, sáp nhập.

– Chuyển sinh hoạt Đảng khi tổ chức Đảng giải tán, bị giải thể do vi phạm kỷ luật.

Mẫu bản kiểm điểm đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

………………, ngày …. tháng…. năm…….

BẢN KIỂM ĐIỂM ĐẢNG VIÊN

Kính gửi:

·         Chi uỷ chi bộ……………………………………

·         Đảng uỷ………………………………………….

– Tên tôi là: ……………………………………………

– Sinh ngày………………………………………………………..

– Nơi ở hiện nay:…………………………………………………………

– Vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày………. tháng…….. năm……………………………

– Tại chi bộ:………………………………………………………………

– Chính thức ngày:……………………………. tại chi bộ:…………………………………..

– Hiện đang công tác và sinh hoạt tại chi bộ:……………………………..Căn cứ tiêu chuẩn, nhiệm vụ của người đảng viên, tôi tự kiểm điểm như sau:

Về tư tưởng chính trị

– Bản thân luôn có lập trường tư tưởng vững vàng trung thành với đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; trung thành với chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

– Chấp hành và thực hiện đúng theo quan điểm, chủ trương đường lối, nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước.

– Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

– Luôn trau dồi kiến thức tự tìm hiểu học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác cho bản thân trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Về phẩm chất đạo đức, lối sống

– Bản thân luôn có lối sống trong sáng lành mạnh, giữ gìn phẩm chất tư cách đạo đức tính tiên phong, gương mẫu của người Đảng viên, giáo viên. Có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác, thực hành và vận động gia đình và nhân dân thực hiện lối sống tiết kiệm, thường xuyên tham gia và thực hiện các Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chấp hành Quy định của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm.

– Luôn có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết trong các hoạt động ở chi bộ đảng và cơ quan luôn giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng trên cơ sở cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng.

– Tạo mối quan hệ thân thiện hoà nhã với nhân dân địa phương, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao

– Trong quá trình công tác Bản thân luôn ý thức được trách nhiệm công việc và nhiệm vụ được giao, tự giác, nhiệt tình trong công việc. Về công tác giảng dạy bản thân tôi luôn phấn đấu trau dồi chuyên môn, đọc sách báo nhằm tích lũy chuyên môn. Lên lớp đúng giờ,soạn giáo án đầy đủ,thực hiện đúng quy chế chuyên môn. Với các công việc tập thể bản thân luôn nhiệt tình, hăng hái và có trách nhiệm với các công viêc được giao. Luôn hoàn thành mọi việc được giao và báo cáo kết quả kịp thời theo quy định của cấp trên.

– Tạo mối quan hệ thân thiện hoà nhã, đúng mực với chi uỷ, đảng uỷ cơ sở và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân nơi cư trú.

– Thường xuyên tham gia các hoạt động xây dựng tổ chức đảng, chính quyền các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương, cơ quan đơn vị nơi công tác.

Tổ chức kỷ luật trong đảng

– Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, có ý thức tổ chức kỷ luật, phục tùng sự phân công, điều động của tổ chức và các cấp có thẩm quyền lãnh đạo.

– Tích cực tham gia sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đầy đủ theo quy định; thực hiện nội quy, quy chế của tổ chức đảng, cơ quan, các đoàn thể đã đề ra.

Về hạn chế và khuyết điểm

– Chưa hiểu hết tâm tư, suy nghĩ của học sinh lớp chủ nhiệm

– Đôi khi chưa mạnh dạn góp ý với thành viên của tổ

Biện pháp khắc phục hạn chế khuyết, khuyết điểm:

Quan tâm hơn nữa đến từng đối tượng đảng viên khác trong chi bộ để tìm cách giúp các em và cả tập thể tốt hơn. Mạnh dạn hơn khi góp ý với đồng nghiệp.

Trên đây là bản tự kiểm điểm của tôi trong quá trình sinh hoạt đảng tại Chi bộ, Đảng bộ. Nay do tôi xin được chuyển sinh hoạt đảng đến chi bộ………………………, đảng bộ………………….

Kính mong chi ủy chi bộ, Đảng ủy ……………………………………….. tạo điều kiện cho tôi được chuyển sinh hoạt đảng đến đơn vị mới. Tôi xin hứa luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ đảng viên, xứng đáng là người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM
(Ký và ghi rõ họ tên)

NHẬN XÉT CỦA CHI UỶ CHI BỘ

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………….., ngày……tháng……năm……..
T/M CHI ỦY
BÍ THƯ

ĐẢNG UỶ …………………… XÁC NHẬN…………….
Chữ ký đồng chí:…………………………………………………..

……………., ngày…… tháng…… năm……..
T/M ĐẢNG ỦY
BÍ THƯ

bản kiểm điểm chuyển sinh hoạt đảng
bản kiểm điểm chuyển sinh hoạt đảng

ớng dẫn cách viết bản kiểm điểm chuyển sinh hoạt đảng

– Về cách thức trình bày

Bản tự kiểm này không chỉ gửi lên chi uỷ hiện đang quản lý Đảng viên mà còn sẽ gửi lên Đảng bộ nơi Đảng viên sắp chuyển đến sinh hoạt, chính vì vậy cách thức trình bày là hết sức quan trọng

Nhưng lưu ý với những trường hợp đánh máy trực tiếp là sẽ không được đánh máy chữ ký, chữ ký phải được ký thực.

– Phần thông tin cá nhân

Ở phần này như theo mẫu phía trên thì Đảng viên cần điền thông tin đầy đủ chính xác và cẩn thận.  Để tránh xảy ra sai sót khi đã chuyển đơn xin chữ ký và nhận xét của chi uỷ đang quản lý và khiến phải làm lại thủ tục này

– Về tư tưởng chính trị

Đảng viên cần nêu được những thông tin trong quá trình mình sinh hoạt tại Đảng uỷ hiện tại thì những phẩm chất như:

+ Lập trường, tư tưởng của đảng viên trong đường lối của Đảng; Mục tiêu dân tộc; Và tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí minh

+ Về quá trình chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng trong thời gian sinh hoạt

+ Về ý thức tự giác học tập trau dồi thêm kiến thức để bắt kịp với thời đại cũng như nâng cao năng lực bản thân để vận dụng vào quá trình sinh hoạt Đảng

– Về phẩm chất đạo đức, lối sống

Đây là một phần quan trọng đối với mỗi Đảng viên, Đảng viên là một tấm gương cho nhân dân, phẩm chất Đảng viên có trong sạch, lãnh mạnh đạo đức có tốt thì mới phát huy, tinh thần tuyên truyền tư tưởng cách mạng đến nhân dân

Trong phần này Đảng viên phải nêu được về tư cách đạo đức, phẩm chất của mình. Thêm vào đó còn phải nêu được nhưng biểu hiện cụ thể, ở đây Đảng viên cần phải trung thực để liệt kê những biểu hiện tích cực và biểu hiện tiêu cực nếu có.

Những biểu hiện tích cực của Đảng viên không chỉ là phẩm chất đạo đức hàng ngày mà còn là dựa trên những hoạt động, đường lối của Đảng dành cho Đảng viên như những cuộc thi, vận động về phẩm chất đạo đức lối sống của Đảng viên.

– Trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao

Trong quá trình công tác, sinh hoạt đảng thì Đảng viên phải tự đánh giá trách nhiệm của mình đối với các nhiệm vụ được giao. Về ý thức tự giác thực hiện, mức độ thực hiện và cách thức thực hiện.

Khi Đảng viên càng có trách nhiệm với công việc và nhiệm vụ của mình thì sẽ tận lực với công việc, có những sáng tạo, cách thức làm việc để đạt hiệu quả cao nhất.

– Tổ chức kỷ luật trong Đảng

Khi tham gia một tổ chức thì điều làm nên sự thành công của tổ chức đó phải kể đến kỷ luật.

Trong phần này Đảng viên sẽ cần tự nhận xét về những ý thức chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật của Đảng. Thái độ và trách nhiệm của Đảng viên khi chấp hành kỷ luật và nhiệm vụ Đảng đặt ra.

–  Về hạn chế, khuyến điểm và biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm

Từ những phần tự nhận xét phía trên và thực tế sinh hoạt Đảng, Đảng viên sẽ tự rút ra được những hạn chế khuyến điểm của mình trong quá trình sinh hoạt Đảng tại chi uỷ bên cạnh đó cần nêu được những biện pháp khắc phục trong thời gian sau: Đây cũng có thể được nhìn nhận như mục tiêu do chính Đảng viên đặt ra khi chuẩn bị chuyển đến Đảng uỷ công tác mới.

Khi nào được chuyển sinh hoạt Đảng chính thức?

Điều 6 Điều lệ Đảng quy định, thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng do Ban Chấp hành Trung ương quy định. Theo đó, quy định này được nêu cụ thể tại khoản 6.3 Điều 6 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016.

Cụ thể, Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng trong các trường hợp sau đây:

– Chuyển sinh hoạt Đảng chính thức.

– Chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời.

– Chuyển sinh hoạt Đảng ra ngoài nước: Đảng viên dự bị sinh hoạt đơn lẻ ở ngoài nước.

– Chuyển sinh hoạt Đảng khi chuyển giao, thành lập mới, chia tách, sáp nhập chi bộ, Đảng bộ: Khi cấp có thẩm quyền quyết định chuyển giao, thành lập mới, chia tách hay sáp nhập một chi bộ, Đảng bộ từ Đảng bộ này sang Đảng bộ khác trong hoặc ngoài Đảng bộ tỉnh (và tương đương).

– Chuyển sinh hoạt Đảng khi tổ chức Đảng bị kỷ luật giải tán, bị giải thể.

Thủ tục, trình tự chuyển sinh hoạt Đảng chính thức?

– Cấp ủy huyện có Đảng viên chuyển đi làm thủ tục giới thiệu chuyển sinh hoạt Đảng nếu đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng ra ngoài Đảng bộ huyện, tỉnh; Nếu là Đảng viên của Đảng bộ, chi bộ cơ sở thuộc tỉnh ủy thì ban tổ chức tỉnh ủy làm thủ tục này.

– Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày giới thiệu chuyển đi, Đảng viên phải xuất trình giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng với chi ủy nơi chuyển đến để được sinh hoạt Đảng. Nếu quá hạn thì phải báo cáo lý do để xem xét, xử lý.

– Hồ sơ của Đảng viên được niêm phong và được mang đi để báo cáo với tổ chức Đảng làm thủ tục giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt Đảng.

– Nếu Đảng viên đang bị thanh tra, kiểm tra hoặc đang xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo thì chưa chuyển sinh hoạt Đảng chính thức.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến bản kiểm điểm chuyển sinh hoạt Đảng của Đảng viên. Nếu bạn đọc còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139