Thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Phú Thọ

thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Phú Thọ

Trong cuộc sống, có lẽ quý bạn đọc cũng thường nghe thấy phiếu lý lịch tư pháp khi thực hiện các thủ tục liên quan đến xin visa để du học, du lịch, định cư, thăm người thân ở nước ngoài hay xin việc hoặc xin cấp giấy phép lao động tại Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Phú Thọ.

Phiếu lý lịch tư pháp là gì?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp hiện hành: “Phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”

Có thể thấy, mục đích các nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp là nhằm giúp đánh giá được ứng viên là người như thế nào, hiện đang có án tích hay không.

Theo Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp hiện hành, Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:

– Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu;

– Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

3 cách làm thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Phú Thọ nhanh và hiệu quả:

Sau khi đã chuẩn bị sẵn hồ sơ. Bạn sẽ có 3 cách sau đây để nộp phiếu lý lịch tư pháp:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại địa phương – nơi đăng ký địa chỉ thường trú

– Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp địa phương nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú.

– Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

– Cơ quan, tổ chức thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trong đó:

– Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

– Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến làm tư pháp online tại website: lltptructuyen.moj.gov.vn

Đây là cách là những người không ở địa phương mình sinh sống hay người Việt Nam đang ở nước ngoài được ưu tiên lựa chọn. Hồ sơ cũng sẽ bao gồm: CMND hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu Tiếp đó, bạn lên khai báo làm lý lịch tư pháp online và làm theo hướng dẫn tại trang https://lltptructuyen.moj.gov.vn. Sau đó, nộp tiền vào ngân sách trực tuyến theo hướng dẫn cũng tại trang https://lltptructuyen.moj.gov.vn

Lưu ý: Tất cả giấy tờ bao gồm cả phiếu khai phải được công chứng chứng thực chữ ký, hoặc công chứng uỷ quyền tại phòng công chứng, phòng tư pháp các quận huyện, và tại đại sứ quán đối với các trường hợp ở nước ngoài.

Hệ thống sẽ trả về mã số đăng ký trực tuyến. Bạn ghi nhớ mã số và chuẩn bị hồ sơ theo quy định. Nhân viên Bưu chính sẽ liên hệ và đến địa chỉ đã đăng ký để thu hồ sơ, phí (trường hợp đăng ký lấy hồ sơ qua bưu chính) hoặc nộp hồ sơ yêu cầu trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc gửi hồ sơ yêu cầu qua dịch vụ bưu chính…

Cách 3: Nộp hồ sơ qua bưu điện tại nơi cư trú gần nhất 

Khi bạn nộp hồ sơ tại bưu điện bạn cũng cần lưu lý thêm các vấn đề sau đây:

  • Nếu bạn thuộc diện được miễn giảm phí làm lý lịch tư pháp thì ban phải cần có Giấy tờ chứng minh như Thẻ sinh viên, Giấy chứng nhận hộ nghèo ….
  • Khi làm hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 tại bưu điện thì cần chứng thực chữ ký của Tờ khai theo quy định.

Nếu hồ sơ hợp lệ, Phiếu Lý lịch tư pháp sẽ được gửi tới địa chỉ ghi trong Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính.

Ưu và nhược điểm của 3 cách làm phiếu lý lịch tư pháp

♦ Cách thức nộp hồ sơ trực tiếp như thế này sẽ phù hợp với người đang ở địa phương nơi mình có hộ khẩu thường trú, kt3 hoặc giấy tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp. Nhưng bạn cũng sẽ mất khá nhiều thời gian để chờ đợi và phải công chứng nhiều loại giấy tờ.

♦ Hình thức nộp online thì phù hợp với người ở xa có điều kiện đi công chứng giấy tờ. Tuy nhiên, khâu chuẩn bị giấy tờ để nộp online vẫn khá phức tạp và khó khăn với những người không hiểu về thủ tục hành chính dẫn đến trường hợp thiếu xót hồ sơ. Kéo theo là kéo dài thời gian để có được kết quả.

♦ Còn hình thức nộp qua bưu điện thì có khả năng bị thất lạc hồ sơ và kết quả, sự việc này đã được xác minh trên thực tế.

Phiếu lý lịch tư pháp số 1

……..…………….
……………..……1

——————

Số: ……./…………..

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————

   ………, ngày …… tháng …… năm ………

Căn cứ Luật Lý lịch tư pháp ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp;

Căn cứ Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp;

Căn cứ Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.

XÁC NHẬN:

  1. Họ và tên2: ……………………………………………………………………………
  2. Giới tính: ………………………
  3. Ngày, tháng, năm sinh: ……/…../……
  4. Nơi sinh3: ………………………………………………………………….
  5. Quốc tịch: …………………………………………………………………………
  6. Nơi thường trú4: …………………………………………………………………………
  7. Nơi tạm trú5: ………………………………………………………………………………
  8. Giấy CMND/Hộ chiếu: ……………………………………6 Số: ……………………………

Cấp ngày………. tháng ………. năm ………..

Tại: …………………………………………………………………………

  1. Tình trạng án tích:

STT

SỐ BẢN ÁN, NGÀY THÁNG NĂM, TÒA ÁN ĐàTUYÊN

TỘI DANH 

HÌNH PHẠT CHÍNH

HÌNH PHẠT BỔ SUNG 

         
  1. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã7:

………………………………………………………………………………………………………………………………………

SỐ QUYẾT ĐỊNH, NGÀY THÁNG NĂM,

TÒA ÁN RA QUYẾT ĐỊNH

 

CHỨC VỤ BỊ CẤM ĐẢM NHIỆM

 

THỜI HẠN KHÔNG ĐƯỢC THÀNH LẬP, QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ

 

 

NGƯỜI LẬP PHIẾU

(Ký, ghi rõ họ tên)

……………………….8

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Mẫu số 07/2013/TT-LLTP

…..…………….
………………..1

——————

Số: ……./…………..

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

 ………, ngày …… tháng …… năm ………

thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Phú Thọ
thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Phú Thọ

Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Căn cứ Luật Lý lịch tư pháp ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp;

Căn cứ Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp;

Căn cứ Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.

XÁC NHẬN:

  1. Họ và tên2: …………………………………………………………………
  2. Giới tính:……………………………………
  3. Ngày, tháng, năm sinh: …../…../……..
  4. Nơi sinh3: ……………………………………………..………………….
  5. Quốc tịch: …………………………………………………………..………………………
  6. Nơi thường trú4: ………………………………………………………………
  7. Nơi tạm trú 5: ………………………………………………………………………
  8. Giấy CMND/Hộ chiếu: ……….………………………….…………6

Số: …………………………………………………..

Cấp ngày …….. tháng ……. năm ……….

Tại: ………………………………………………………………………………….

  1. Họ và tên cha: ………………………………………………………………………
  2. Họ và tên mẹ: ……………………………………………………………………
  3. Họ và tên vợ/chồng: ……………………………………………………………………
  4. Tình trạng án tích7:…………………………………………………………………………

Bản án số: …../….. ngày ….. tháng ……. năm ….. của Tòa án nhân dân …………………………………….

Tội danh – Điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng: ………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………….

Hình phạt chính: ……………………………………………………………………………………………

Hình phạt bổ sung: ………………………………………………………………………………………..

Nghĩa vụ dân sự, án phí: …………………………………………………………………………………

Tình trạng thi hành án: ……………………………………………………………………………………

Xóa án tích8: ……………………………………………………………………………………………………

Ghi chú: ………………………………………………………………………………………………….

  1. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:

………………………………………………………………………………………………………

Số quyết định, ngày tháng năm ra quyết định, Tòa án ra quyết định.

 

Chức vụ bị cấm đảm nhiệm

 

Thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã

 

 

NGƯỜI LẬP PHIẾU

(Ký, ghi rõ họ tên)

 ………………………….9

     (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú

1Ghi rõ cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

2Viết bằng chữ in hoa, đủ dấu.

3Ghi rõ tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

4,5Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi.

6Ghi rõ là chứng minh nhân dân hay hộ chiếu.

7Đối với người không bị kết án thì ghi theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.

Đối với người đã bị kết án thì ghi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.

8Đối với những án tích đã được xóa thì ghi rõ: Đã được xóa án tích ngày …. tháng …. năm ….
Đối với những án tích chưa được xóa thì ghi rõ: Chưa được xóa án tích.

9Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp.

Giải đáp thắc mắc liên quan đến thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Phú Thọ

Làm lý lịch tư pháp ở xã được không?

Theo Điều 44 Luật lý lịch tư pháp hiện hành thì thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp được quy định cho Sở tư pháp thuộc tỉnh và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ tư pháp.

Như vậy, đối tượng có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp phải làm tại cấp tỉnh trở lên mà không thể làm tại xã được.

Làm lý lịch tư pháp ở huyện có được không?

Cũng giống như phần trả lời ở câu hỏi trên, thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp được pháp luật nước ta quy định thuộc về Sở tư pháp thuộc cấp tỉnh và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ tư pháp.

Do đó, đối tượng có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp phải làm tại cấp tỉnh trở lên mà không thể làm tại huyện được.

Lý lịch tư pháp có làm hộ được không?

Từ những quy định đã phân tích ở trên về đối tượng, mục đích, nội dung và quyền được ủy quyền khi cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2 ta có thể thấy rằng:

Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 1

Đối tượng được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 là cá nhân hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Khi thực hiện thủ tục này, đối tượng có yêu cầu có thể trực tiếp tiến hành thủ tục hoặc có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục thay mình. Có thể là ủy quyền làm toàn bộ thủ tục hoặc ủy quyền nhận kết quả

Theo đó, việc ủy quyền phải được lập thành văn bản cụ thể. Trường hợp ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, con của đối tượng được cấp thì không cần văn bản ủy quyền; tuy nhiên cần phải có những giấy tờ chứng minh về mối quan hệ giữa người yêu cầu cấp và người được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 2

Đối tượng được cấp là cá nhân hoặc cơ quan tiến hành tố tụng nhằm mục đích phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. Có lẽ chính bởi đặc thù này mà người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 phải tự mình thực hiện thủ tục mà không thể ủy quyền cho người khác.

Như vậy, chủ thể yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 có thể ủy quyền cho người khác làm hộ lý lịch tư pháp; còn với phiếu lý lịch tư pháp số 2 chủ thể có yêu cầu phải trực tiếp thực hiện thủ tục mà không thể ủy quyền cho người khác làm hộ được.

Làm lý lịch tư pháp ở tỉnh khác có được không?

Tại khoản 2 Điều 45 Luật lý lịch tư pháp hiện hành quy định cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan cụ thể sau:

Nếu là công dân Việt Nam sẽ thực hiện tại:

Sở Tư pháp nơi thường trú;

Sở Tư pháp nơi tạm trú nếu không có nơi thường trú;

Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh nếu cư trú ở nước ngoài;

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia nếu không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

Nếu là người nước ngoài sẽ thực hiện tại:

Sở Tư pháp nơi cư trú nếu đang cư trú tại Việt Nam;

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia nếu trước đó đã cư trú tại Việt Nam sau đó rời đi.

Do đó, nếu cá nhân có địa điểm thường trú tại một tỉnh/thành phố cụ thể nếu có yêu cầu xin cấp phiếu lý lịch tư pháp thì nộp hồ sơ tại Sở tư pháp tại tỉnh/thành phố nơi thường trú đó. Trường hợp, không có hộ khẩu thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú thì nộp tại Sở tư pháp tại tỉnh/thành phố nơi có đăng ký tạm trú.

Thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Phú Thọ ở đâu?

Sau khi đã chuẩn bị đủ các giấy tờ trên, bạn sẽ cần đến một trong các địa điểm sau để nộp hồ sơ:

► Đối với công dân Việt Nam:

  • Sở Tư pháp nơi cá nhân thường trú;
  • Sở Tư pháp nơi cá nhân tạm trú nếu không có nơi thường trú;
  • Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia nếu không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
  • Sở Tư pháp nơi thường trú cuối cùng trước khi xuất cảnh cư trú ở nước ngoài.

► Đối với người nước ngoài:

  • Nếu đang cư trú ở Việt Nam thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú;
  • Nếu đã từng cư trú ở Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
    • phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Lệ phí thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Phú Thọ là bao nhiêu?

  • Phí cấp lý lịch tư pháp hiện này là 200.000 VNĐ/lần/người.
  • Đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ, mức phí áp dụng là 100.000 VNĐ/lần/người.
  • Một số đối tượng sẽ được miễn lệ phí bao gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người cư trú tại các xã khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn.
  • Nếu bạn thuộc các đối tượng được giảm/ miễn lệ phí như trên, cần xuất trình được giấy tờ chứng minh khi nộp hồ sơ.
  • Nếu bạn yêu cầu cấp từ 3 phiếu lý lịch tư pháp trở lên trong một lần thì phiếu thứ 3 trở đi, sẽ phải nộp thêm 5.000 VNĐ/ phiếu.

Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Phú Thọ của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139