Thị xã có được mở quầy thuốc không

thị xã có được mở quầy thuốc không

Mở nhà thuốc và quầy thuốc hiện đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ theo học Cao đẳng Dược lựa chọn. Bởi có thể chủ động trong công việc, có mức thu nhập tốt, phù hợp với mọi đối tượng….

Tuy nhiên trước tiên để có thể đạt được mục tiêu công việc các bạn cần hiểu rõ quầy thuốc là gì? và nhà thuốc là gì? thị xã có được mở quầy thuốc không? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ đi giải đáp tất cả những vướng mẵc của Quy bạn đọc.

Điều kiện mở quầy thuốc tây mới nhất hiện nay

Để mở hiệu thuốc, trước hết, bạn cần chắc chắn rằng mình đủ điều kiện và có nguyện vọng mở loại hình kinh doanh nào (nhà thuốc hay quầy thuốc). Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc được quy định tại điều 18 Luật Dược 2016 như sau:

– Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ) và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.

– Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có Bằng tốt nghiệp ngành dược từ trung cấp trở lên và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

Ngoài ra để mở hiệu thuốc bạn cần phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược;

– Tài liệu kỹ thuật tương ứng với cơ sở kinh doanh dược;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể (do UBND cấp quận/huyện cấp);

– Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược.

Quầy thuốc và nhà thuốc khác biệt nhau như thế nào?

Đây là 2 mô hình kinh doanh khác biệt nhau.

Thứ nhất, Điều kiện chuyên môn của chủ nhà thuốc phải do Dược sĩ có trình độ đại học trở lên đứng tên. Còn quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế, đại lý bán thuốc là chỉ yêu cầu dược sĩ có trình độ từ trung cấp trở lên là đã được chấp nhận.

Mặt khác, những cơ sở chuyên về y học cổ truyền, thuốc đông y, thuốc bào chế từ dược liệu phải do Dược sĩ Trung cấp trở lên hoặc Dược sĩ y học cổ truyền đứng tên chủ sở hữu của cơ sở bán thuốc đó.

Thứ hai, Về mức độ quy mô thì dĩ nhiên là nhà thuốc sẽ có quy mô lớn hơn quầy thuốc, tủ thuốc y tế, đại lý bán thuốc rất nhiều. Cơ sở vật chất, điều kiện vệ sinh cũng đa dạng hơn. Do đó, các bạn học cao đẳng dược, trung cấp dược sẽ không mở được nhà thuốc nhưng sẽ vẫn mở được quầy thuốc tư nhân.

Nếu các bạn học Cao đẳng Dược mà có mong muốn mở nhà thuốc thì có thể học liên thông lên Đại học để mở rộng mô hình kinh doanh và mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn.

thị xã có được mở quầy thuốc không
thị xã có được mở quầy thuốc không

Điều kiện mở quầy thuốc ở thị xã

Theo Điều 13 Luật Dược 2016 quy định về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Dược nêu rõ: Những người muốn hành nghề Dược độc lập hoặc muốn mở quầy thuốc để kinh doanh phải đảm bảo các quy định như sau:

Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược

Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh được, bộ phận dược của chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành Dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam.

Phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; không thuộc một trong các trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Trường hợp thí sinh hoặc học viên muốn theo học ngành Dược để mở quầy thuốc kinh doanh có thể chọn lựa hệ đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Dược, Liên thông Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur.

Tuy nhiên chương trình học Cao đẳng Dược chính quy là được nhiều thí sinh lựa chọn nhất. Khi Nhà trường áp dụng phương thức tuyển sinh là xét tuyển thẳng, miễn thi với những thí sinh đã tốt nghiệp THPT.

Thị xã có được mở quầy thuốc không?

Địa bàn mở quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã:

Địa bàn mở quầy thuốc:

Xã, thị trấn;

Các địa bàn mới được chuyển đổi từ xã, thị trấn thành phường, nếu chưa có đủ một cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ 2.000 dân thì được tiếp tục mở mới quầy thuốc và được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày địa bàn được chuyển đổi;

Các quầy thuốc không thuộc địa bàn quy định tại điểm a khoản này đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực, cơ sở được phép hoạt động đến hết thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.

Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc không ghi thời hạn hiệu lực thì được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Theo đó, pháp luật không quy định về việc mở quầy thuốc phải có hộ khẩu thường trú hay tạm trú tại địa phương hay không. Do đó, cá nhân có thể mở quầy thuốc tại huyện khác huyện mình đang cư trú.

Tuy nhiên, kinh doanh dược là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, khi mở cơ sở kinh doanh dược, người đăng ký kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật.

Trước hết là đăng ký kinh doanh, người mở quầy thuốc có thể đăng ký hình thức hộ kinh doanh. Khoản 1 điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Về điều kiện kinh doanh ngành nghề có điều kiện, cơ sở kinh doanh dược cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược quy định tại điều 33 Luật Dược 2016 như sau:

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược:

Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự được quy định như sau:

Cơ sở bán lẻ thuốc phải có địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc; đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 69 của Luật này;

Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược và vị trí công việc quy định tại Điều 11 của Luật này phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với cơ sở kinh doanh dược quy định tại Khoản 2 Điều 32 của Luật này.

Việc đánh giá đủ Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện 03 năm một lần hoặc đột xuất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, địa điểm mở quầy thuốc không cần phải nhất thiết ở nơi cư trú của cá nhân kinh doanh. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần có các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện kinh doanh.

Không có bằng dược sỹ có được bán thuốc không?

Xin chào các bác, các anh chị luật sư em có một câu hỏi thắc mắc mong anh chị giải đáp giúp e với. Ở trên bản em có một bác đã có bằng dược sĩ và đã mở quán bán thuốc tại nhà. nhưng bác này vừa là cán bộ công chức của xã.

Do không có thời gian bán bác này cho vợ ở nhà bán thuốc, nhưng vợ không có bằng cấp gì về thuốc thang cả. Rất nguy hiểm cho người dân đến mua thuốc và đã có một số trường hợp người dân mua nhầm thuốc. Các bác cho e hỏi như vậy có vi phạm pháp luật gì không vậy? Khi không có bằng cấp gì mà hành nghề. Em xin cảm ơn các bác.

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin bạn trình bày thì việc người vợ không có bằng dược sĩ mà tự ý bán thuốc là trái quy định của pháp luật. Cụ thể:

Theo khoản 8, Điều 6 Luật dược 2016 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là hành nghề mà không có Chứng chỉ hành nghề dược hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược tại vị trí công việc quy định tại Điều 11 của Luật dược 2016.

Bên cạnh đó, Điều 18 Luật dược 2016 quy định về điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc như sau:

“1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.

  1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a, e hoặc g Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.”

Mà điểm a, e, g khoản 1, Điều 13 Luật dược 2016 quy định như sau: Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:

– Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ);

– Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;

– Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;

Theo thông tin bạn cung cấp, thì vợ của bác có bằng dược sĩ không có bất kỳ bằng cấp nào về dược thì không đủ điều kiện về chuyên môn để bán lẻ thuốc. Pháp luật cũng nghiêm cấm hành vi buôn bán thuốc mà không có chứng chỉ hành nghề dược.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định 176/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở bán lẻ thuốc có hành vi

– Kinh doanh thuốc không có hoặc bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược;

– Giả mạo, thuê, mượn chứng chỉ hành nghề dược, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, bằng cấp chuyên môn có liên quan hoặc giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam;

Như vậy, trong trường hợp này nếu người vợ của bác này vẫn tiếp tục bán thuốc mà không có bằng cấp bạn có thể làm đơn trình báo đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người đó cư trú để cơ quan xem xét và xử lý.

Trên đây là tư vấn của Công ty TNHH Luật Trần và Liên Danh về thắc mắc thị xã có được mở quầy thuốc không? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của chúng tôi để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139