Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn

mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn

Để có thể đầu tư một cách hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao nhất cho nhà đầu tư thì việc quan trọng đầu tiên các nhà đầu tư phải làm đó là lựa chọn hình thức đầu tư. Theo Luật đầu tư năm 2020, nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong bốn hình thức đầu tư. Trong đó, hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (hay còn gọi là hợp đồng BCC) là hình thức được sử dụng phổ biến nhất. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn là gì?

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là thỏa thuận giữa các bên: Giữa hai công ty hoặc hai cá nhân, cũng có thể giữa cá nhân với công ty nhằm khai thác những lợi thế kinh doanh nhất định của mỗi bên và cùng thỏa thuận phân chia lợi nhuận cũng như trách nhiệm pháp lý giữa các bên trong quá trình hợp tác.

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

Hà Nội, ngày …. tháng …. năm ……

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH KHÁCH SẠN

Số: …/HĐHTKD

     – Căn cứ: Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13;

            – Căn cứ: Luật đầu tư số 61/2020/QH14;

            – Căn cứ: Thỏa thuận của các bên.

Hôm nay, ngày …. tháng … năm 20… tại địa chỉ …………………………………….., chúng tôi bao gồm:

BÊN A: ………………………………………………………………………..

Mã số thuế: ………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………

Email: ……………………………………………………………………………..

Số điện thoại liên lạc: ……………………………………………………………..

Fax( nếu có) :………………………………………………………………………

Đại diện: …………………………………………………………………………..

Căn cứ đại diện: ……………………………………………………………………

Chức danh: ………………………………………………………………………..

BÊN B: ………………………………………………………………………….….

Mã số thuế: ………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………

Email: …………………………………………………………………….……….

Số điện thoại liên lạc: …………………………………………………………….

Fax ( nếu có) :…………………………………

Đại diện: …………………………………………………………………………..

Căn cứ đại diện: ……………………………………………………………………

Chức danh: ………………………………………………………………………..

Sau khi bàn bạc, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng số …./HĐHTKD với những nội dung sau đây:

Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh

  1. Mục tiêu hợp tác kinh doanh

Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành và chia sẻ lợi nhuận có được từ việc hợp tác kinh doanh

  1. Phạm vi hợp tác kinh doanh

Hai bên cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh để cùng phát sinh lợi nhuận

  1. Phạm vi Hợp tác của Bên A

– Bên A chịu trách nhiệm quản lý chung mặt bằng kinh doanh và định hướng phát triển kinh doanh của khách sạn

– ………………………..

  1. Phạm vi Hợp tác của Bên B

– Bên B chịu trách nhiêm điều hành toàn bộ quá trình kinh doanh của khách sạn

– Tìm kiếm, đàm phán ký kết, thanh toán hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu;

– Tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong phạm vi hợp tác;

– Đầu tư xúc tiến phát triển hoạt động thương mại trong phạm vi hợp tác…;

-…………………………….

Điều 2. Thời hạn của hợp đồng

Thời hạn của hợp đồng: là ……năm

Kể từ ngày … tháng … năm … đến  ngày … tháng … năm …;

Gia hạn hợp đồng: Hết thời hạn trên hai bên có thể thỏa thuận gia hạn thêm thời hạn của hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết hợp đồng mới tùy vào điều kiện kinh doanh của Hai bên;

Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh

  1. Góp vốn

Bên A góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là ………………….

Bên B góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là ………………….

  1. Phân chia kết quả kinh doanh

2.1. Tỷ lệ phân chia: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được chia như sau Bên A được hưởng …. %, Bên B được hưởng ….. % trên lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước;

2.2. Thời điểm chia lợi nhuận: Ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu từ ngày….tháng… đến ngày ….tháng…; riêng năm …., năm tài chính được hiểu từ thời điểm hợp đồng này có hiệu lực đến ngày ….tháng…năm…..;

2.3. Trường hợp hoạt động kinh doanh phát sinh lỗ: Hai bên phải cùng nhau giải thỏa thuận giải quyết, trường hợp không thỏa thuận được sẽ thực hiện theo việc đóng góp như quy định tải Khoản 3.1 Điều 3 của luật này để bù đắp chi phí và tiếp tục hoạt động kinh daonh

Điều 4. Các nguyên tắc tài chính

  1. Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo qui định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  2. Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.

Điều 5. Ban điều hành hoạt động kinh doanh

  1. Thành viên ban điều hành: Hai bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm …. người trong đó Bên A sẽ …. , Bên B sẽ cử …. Cụ thể ban điều hành gồm những người có tên sau:

– Đại diện của Bên A là: Ông/Bà …………..-

– Đại diện của Bên B là: Ông/Bà ………… –

– Ông: …………………….

  1. Hình thức biểu quyết của ban điều hành:

Khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất hai thành viên đồng ý;

Việc Biểu quyết phải được lập thành Biên bản chữ ký xác nhận của các Thành viên trong Ban điều hành;

  1. Trụ sở ban điều hành đặt tại: …………………………………………………

Điều 6: Quyền Và Nghĩa Vụ Của Các Bên

Các Bên cam kết tận tâm thực hiện các quyền và nghĩa vụ nêu trong Hợp đồng này.

6.1 Góp vốn đầy đủ và đúng hạn vào Vốn Hợp tác kinh doanh theo quy định tại Hợp đồng này.

6.2 Các Bên sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các thỏa thuận quy định trong Hợp đồng này cũng như có trách nhiệm đối với mọi vấn đề liên quan đến hoạt động Hợp tác kinh doanh tương ứng với phần vốn góp của mỗi Bên trong Vốn Hợp tác kinh doanh. Quyền và nghĩa vụ của Các Bên trong hoạt động Hợp tác kinh doanh có thể sẽ thay đổi tương ứng với sự thay đổi về tỷ lệ vốn góp của mỗi bên trong Vốn Hợp tác kinh doanh.

6.3. Các quyền và nghĩa vụ khác …………………………….

Điều 7: Chuyển Nhượng Phần Vốn Hợp Tác Kinh Doanh

  1. Trong quá trình Hợp tác kinh doanh, một trong Các Bên có quyền chuyển nhượng (“Bên Chuyển Nhượng”) một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình trong Vốn Hợp tác kinh doanh cho một bên thứ ba bất kỳ (“Bên Nhận Chuyển Nhượng”) sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ góp vốn theo tiến độ đã thỏa thuận trong Hợp đồng này và theo các quy định sau đây:

–  Bên Chuyển Nhượng muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình trong Vốn Hợp tác kinh doanh phải chào bán phần vốn đó cho Bên Hợp tác kinh doanh còn lại. Bên Chuyển Nhượng chỉ được quyền chuyển nhượng cho Bên Nhận Chuyển Nhượng nếu Bên Hợp tác kinh doanh còn lại không mua hoặc không mua hết.

– Khi đó, Bên Chuyển Nhượng có quyền chuyển nhượng phần vốn góp Hợp tác kinh doanh của mình cho Bên Nhận Chuyển Nhượng theo các yêu cầu sau:

  1. i)  Bên Nhận Chuyển Nhượng phải cam đoan, đồng ý tôn trọng và bị ràng buộc bởi những điều khoản và điều kiện của Hợp đồng này và/hoặc bất kỳ thoả thuận liên quan nào khác nêu trong các phụ lục kèm theo Hợp đồng này (nếu có);
  2. ii)  Việc chuyển nhượng vốn này không vi phạm các điều cấm của pháp luật liên quan.
  3. Bất kỳ bên nào tham gia việc chuyển nhượng Vốn Hợp tác kinh doanh mà không tuân thủ các quy định của Điều 7.1 nêu trên, thì trong mọi trường hợp việc chuyển nhượng Vốn Hợp tác kinh doanh của Bên đó cho Bên Nhận Chuyển Nhượng đều bị coi là không có giá trị và không làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ của Bên Chuyển Nhượng đã nêu trong Hợp đồng này.

Điều 8: Sửa đổi

Mọi sửa đổi, bổ sung liên quan đến Hợp Đồng này đều phải được lập bằng văn bản dựa trên sự thỏa thuận và được ký bởi Bên A và Bên B.

mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn
mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn

Điều 9: Chấm dứt hợp đồng

  1. Hợp đồng có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

– Theo thoả thuận của hai Bên;

– Do bất khả kháng;

– Sau khi các Bên đã hoàn thành các nghĩa vụ của Hợp đồng;

– Theo quy định của pháp luật.

  1. Một Bên được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng nhưng phải thông báo cho Bên còn lại trước ba mươi ngày. Nếu việc chấm dứt Hợp đồng của một Bên không do lỗi của Bên còn lại và hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng gây tổn thất, thiệt hại cho Bên còn lại thì Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
  2. Trường hợp một Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng do lỗi của Bên còn lại thì Bên còn lại phải bồi thường các thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng.
  3. Trong trường hợp chấm dứt Hợp đồng trước hạn vì bất cứ lý do gì, hai Bên có nghĩa vụ tiến hành thanh lý hợp đồng bằng việc lập Biên bản thanh lý để xác nhận chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên quy định tại Hợp đồng này.
  4. Bất kể Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp nào, Bên B có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các chi phí Bên A đến thời điểm Hợp đồng chấm dứt.
  5. Các khoản phạt và bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ thanh toán của bất kỳ Bên nào đối với Bên còn lại phải được thực hiện trong vòng …………… ngày kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng

Điều 10: Sự kiện bất khả kháng

  1. Hợp đồng có thể bị tạm dừng thực hiện hoặc chấm dứt hiệu lực trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Hai bên tiến hành thỏa thuận trong vòng …..tháng kể từ ngày được biết về sự kiện xảy ra về việc tạm ngưng hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng.
  2. Hai bên thỏa thuân về các điều khoản sau trong thỏa thuận tạm ngưng hợp đồng

– Thời gian tạm ngưng hợp đồng,

– Áp dụng các biện pháp khẩn cấp để giảm thiểu tổn thất

– Trách nhiệm của các bên để khắc phục hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra

-…

Thỏa thuận về việc tạm ngừng hợp đồng phải được lập thành văn bản và có sự xác nhận của hai bên

  1. Hai bên có thể thống nhất chấm dứt hợp đồng trong trường hợp không thể khắc phục hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra.
  2. Một sự kiện được coi là bất khả kháng theo điều này quy định phải đáp ứng 03 điều kiện sau:

– Sự kiện xảy ra một cách khách quan nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng;

– Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;

– Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Điều 11: Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại

  1. Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Bộ luật Dân sự.
  2. Hai bên thỏa thuận phạt vi phạm đối với bất kỳ hành vi vi phạm hợp đồng  như sau:

Vi phạm lần 1 với số tiền là …………….. VNĐ

Vi phạm lần 2 với số tiền là ……………… VNĐ

  1. Nếu một bên vi phạm hơn …. lần đối với một nghĩa vụ hoặc hơn … nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đồng thời có quyền yêu cầu bên vi phạm hợp đồng thanh toán phí vi phạm hợp đồng và bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.
  2. Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, một trong hai bên có hành vi vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì phải bổi thường thiệt hại, theo đó, bên gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hoàn toàn và bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại mà hành vi vi phạm đó trực  tiếp gây hậu quả.

Điều 12: Giải quyết tranh chấp

  1. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có tranh chấp phát sinh các bên giải quyết trên tinh thần hoà giải, thương lượng. Các bên tiến hành thương lượng, hòa giải ít nhất …. lần trong vòng …..tháng kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.Trường hợp thương lượng bất thành, một trong hai bên có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân có thẩm quyền của Việt Nam để giải quyết.
  2. Hợp đồng này được xác lập và thi hành theo pháp luật của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Điều 13: Hiệu lực hợp đồng

  1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày … tháng… năm đến ngày… tháng… năm.

2.Trường hợp có bất kỳ điều khoản, điều kiện nào của Hợp Đồng này không thể thực thi hoặc bị vô hiệu do thoả thuận trái với quy định của pháp luật thì các điều khoản, điều kiện còn lại của Hợp Đồng vẫn được đảm bảo thi hành.

Điều 14: Điều khoản cuối cùng

  1. Hợp đồng này được kí kết tại …………………….., vào ngày …. tháng … năm ….. 
  2. Hợp đồng được lập  thành ba (03) bản, có giá trị pháp lý ngang nhau và có hiệu lực từ ngày …. tháng … năm ….. Khi hai bên ký phụ lục hợp đồng thì nội dung của phụ lục hợp đồng cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng này.

……………., ngày …tháng … năm …..

                   Bên A                                                                    Bên B

   (Đại diện bên A ký tên)                                         ( Đại diện bên B ký tên)

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn. Nếu bạn đọc còn bất cứ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139