Bộ luật dân sự nước ta đã quy định rõ ràng về lãi suất áp dụng đối với việc cho vay. Trường hợp các cá nhân, tổ chức phát hiện các hành vi cho vay nặng lãi, vi phạm pháp luật có thể làm đơn tố cáo hành vi này theo luật tố cáo. Vậy mẫu đơn tố cáo cho vay nặng lãi và hướng dẫn soạn chi tiết ra sao? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mẫu đơn tố cáo tội cho vay nặng lãi là gì?
Mẫu đơn tố cáo tội cho vay nặng lãi là văn bản được lập ra để thực hiện quyền tố cáo của công dân, tổ chức về việc cho vay nặng lãi với số lãi lớn hơn pháp luật quy định về lãi xuất vay, nội dung đơn nêu rõ nội dung tố cáo, thông tin người làm đơn…
Mục đích của mẫu đơn tố cáo tội cho vay nặng lãi: mẫu đơn này nhằm mục đích thể hiện ý chí của người làm đơn, với nội dung tố các hành vi cho vay nặng lãi của cá nhân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền.
Mẫu đơn tố cáo tội cho vay nặng lãi:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————
…., ngày…. tháng….. năm……..
ĐƠN TỐ CÁO HÀNH VI CHO VAY NẶNG LÃI
Kính gửi: – Công an xã (phường, thị trấn) (1)……
– Ông…… – Trưởng Công an xã……
– Căn cứ Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Tôi tên là: (2)…….. Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân:……. Do CA…… cấp ngày…./…./……
Địa chỉ thường trú:……
Hiện đang cư trú tại:……
Số điện thoại:………
(Nếu là tổ chức thì trình bày như sau:
Công ty:……
Địa chỉ trụ sở:………
Giấy CNĐKDN số:…… do Sở Kế hoạch và đầu tư…… cấp ngày…./…../…….
Hotline:………. Số Fax:………
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà………….
Chức vụ:…… Sinh năm:………
Chứng minh nhân dân:……. Do CA……. cấp ngày…./…./…
Địa chỉ thường trú:………
Hiện đang cư trú tại:……
Số điện thoại:……
Căn cứ đại diện:………)
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:
…………
(Trình bày những sự việc dẫn tới việc bạn làm đơn này, tức là các sự kiện dẫn tới việc bạn phát hiện việc người này có hành vi cho vay nặng lãi, về thời gian diễn ra vi phạm. mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, về hậu quả của hành vi vi phạm,…)
Căn cứ Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:
“Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, Luật sư hình sự giỏi.
1.Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2.Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Tôi nhận thấy hành vi cho vay nặng lãi của đối tượng:(33)……
Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân:…. Do CA………cấp ngày…./…./……
Địa chỉ thường trú:……
Hiện đang cư trú tại:……
Số điện thoại:……
(Trường hợp không nắm được tất cả các thông tin trên, bạn chỉ cần nêu ra những thông tin mà bạn biết rõ)
Là hành vi vi phạm tại Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và đối tượng…………. phải bị xử lý theo quy định này.
Do vậy, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, tổ chức các hoạt động điều tra, xác minh và có các biện pháp xử lý thích hợp với đối tượng…………. và…………… bởi hành vi vi phạm trên. Bên cạnh đó, tôi kính mong Quý cơ quan xem xét những yêu cầu sau:
1./…
2./…… (liệt kê các đề nghị của bạn về việc giải quyết, như, yêu cầu về chấm dứt hành vi vi phạm,…)
Tôi xin cam đoan những thông tin mà mình đã nêu trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin trên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
Người viết đơn phải đảm bảo chính xác cả về nội dung lẫn hình thức mẫu đơn, thông tin đơn tố cáo phải đảm bảo tính chính xác, tránh trường hợp thông tin không chính xác gây ảnh hưởng đến người bị tố cáo.
(1) Ghi rõ tên cơ quan tiếp nhận tố cáo.
(2) Thông tin của người tố cáo được ghi đầy đủ: họ và tên, năm sinh, số chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú…
(3) Họ chức vụ và hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo, tư vấn luật hình sự chi tiết
Những quy định về tố cáo hành vi cho vay nặng lãi:
Quy định về lãi suất:
Căn cứ theo Điều 468 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về lãi xuất như sau:
– Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
– Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Điều 201 Bộ Luật hình sự 2015 quy định Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo Luật tố cáo 2018, việc tố cáo được quy định như sau:
Nguyên tắc giải quyết tố cáo:
Điều 4 Luật tố cáo 2018
– Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
– Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
Trách nhiệm của chủ thể tố cáo và cơ quan có thẩm quyền:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
Tổ chức việc tiếp nhận và giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo mà không tiếp nhận, không giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo hoặc giải quyết tố cáo trái pháp luật thì phải bị xử lý nghiêm minh; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc giải quyết tố cáo
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với người giải quyết tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo theo thẩm quyền; xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật theo kết luận nội dung tố cáo; xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tố cáo.
Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo:
Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo: Điều 9 Luật tố cáo 2018
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
b) Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
c) Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
đ) Rút tố cáo;
e) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
g) Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo; Luật sư bào chữa hình sự chi tiết.
d) Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
đ) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo: Điều 10 Luật tố cáo 2018
1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
a) Được thông báo về nội dung tố cáo, việc gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo;
b) Được giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
c) Được nhận kết luận nội dung tố cáo;
d) Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người giải quyết tố cáo trái pháp luật;
e) Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật;
g) Khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo;
b) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý theo kết luận nội dung tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
d) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua địa chỉ hotline của Công ty luật để được giải đáp và tư vấn hiệu quả nhất.