Mẫu di chúc có chứng thực mới nhất

mẫu di chúc có chứng thực mới nhất

Di chúc là một giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản mình có được sau khi chết. Viết di chúc thế nào để có hiệu lực, có giá trị pháp lý?

Di chúc viết tay có hợp pháp không? Sau đây là bài viết tổng hợp mẫu di chúc có chứng thực mới nhất của UBND xã và các vấn đề pháp lý liên quan. Mời độc giả của Luật Trần và Liên Danh cùng theo dõi!

Mẫu di chúc có chứng thực của UBND xã có hợp pháp không?

Anh Hoàng Hiếu (An Giang) có câu hỏi như sau:

Ba tôi mất đột ngột, ba có di chúc để lại cho tôi ngôi nhà ba đang ở và một mảnh đất ở Q1 TPHCM. Vì ba ra đi bất ngờ nên ý định chia tài sản này của ba không một ai biết. Lúc dọn dẹp phòng của ba tôi mới tìm thấy tờ di chúc đã có chứng thực của UBND xã. Luật sư cho tôi hỏi mẫu di chúc có chứng thực của UBND xã trong trường hợp này thì có giá trị pháp lý không? Cảm ơn luật sư.

Trả lời: mẫu di chúc có chứng thực mới nhất

Chào anh Hoàng Hiếu, căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015 quy định về Hình thức của mẫu di chúc quy định như sau:

“Điều 628. Di chúc bằng văn bản bao gồm:

Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

Di chúc bằng văn bản có công chứng.

Di chúc bằng văn bản có chứng thực.”

Như vậy dựa vào quy định trên, di chúc của ba anh là di chúc bằng văn bản có công chứng. Do đó, căn cứ Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã: 

Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:

Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.

Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.”

Vậy nếu di chúc của ba anh được người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã thì bản di chúc này có hiệu lực pháp lý. Anh nên tiến hành các thủ tục sang tên và làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sớm để đảm bảo lợi ích của bản thân mình nhé.

Mẫu di chúc có chứng thực của UBND xã mới nhất

Chị Hồ Hương (Hà Nội) có câu hỏi:

Thưa luật sư, ba tôi đã đến tuổi gần đất xa trời. Nhân lúc còn minh mẫn, ba tôi muốn viết di chúc chia tài sản cho con cháu đề phòng bất trắc. Ba nhờ tôi soạn mẫu di chúc nhưng tôi lại không biết nên viết như thế nào cho đúng, tôi có tìm thấy khá nhiều mẫu trên mạng nhưng không chắc có đúng hay không. Luật sư cho tôi hỏi mẫu di chúc có chứng thực mới nhất là gì ạ? Cảm ơn Luật sư.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
DI CHÚC

Hôm nay, ngày… tháng … năm … tại …

Tôi là: …………………………………………………..

Sinh ngày:……………………………………………..

CCCD số …………..Nơi cấp: ……………….Ngày cấp:………………

Hộ khẩu thường trú tại:……………………………

Chỗ ở hiện tại:……………………………………….

Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập Di chúc này như sau: mẫu di chúc có chứng thực của UBND xã

Tôi là chủ sở hữu khối tài sản gồm:…………………………………

Các giấy tờ, chứng từ sở hữu tài sản được cơ quan có thẩm quyền cấp gồm: ……………………

Nay tôi lập Di chúc này để định đoạt tài sản của tôi như sau:

Sau khi tôi qua đời:

Họ và tên Ông (Bà)………………………………

Sinh Ngày:……………………………………………

CMND số:………………Nơi cấp:…………….Ngày cấp:………………

Hộ khẩu thường trú tại:……………………………..

Chỗ ở hiện tại:…………………………………………

Sẽ được thừa hưởng di sản thừa kế thuộc sở hữu của tôi như đã nêu trên. Tôi cam kết không để lại di sản thừa kế của tôi nêu trên cho bất cứ ai khác.

(Trong trường hợp có chỉ định người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ, thì di chúc phải ghi rõ họ tên của người này và nội dung của nghĩa vụ).

Để làm chứng cho việc tôi lập Di chúc, tôi có mời nhân chứng là:

Ông/bà: ………………………………….

Sinh Ngày:………………………………

CMND số:………………Nơi cấp:……………… Ngày cấp:………………..

Hộ khẩu thường trú tại :………………………………..

Chỗ ở hiện tại:……………………………………………….

(Nếu có thêm nhân chứng ghi cụ thể như trên)

Các nhân chứng kể trên là do tôi tự lựa chọn và mời đến, họ không thuộc hàng những người thừa kế theo Di chúc của tôi hoặc theo pháp luật, họ không phải là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung trong Di chúc của toi, họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Di chúc được lập xong hồi……ngày….tháng….năm…. Đã thể hiện đúng theo ý chí, nguyện vọng của tôi, tôi không có sửa đổi hoặc thêm bớt điều gì.

Di chúc được lập thành… bản, mỗi bản gồm …….trang.

….., ngày … tháng … năm ……

    Nhân chứng 1                                     Nhân chứng 2                                             Người lập Di chúc
(Ký và ghi rõ họ và tên)                      (Ký và ghi rõ họ và tên)                                   (Ký và ghi rõ họ và tên)

Quy định của pháp luật về địa điểm chứng thực 

Điều 10. Địa điểm chứng thực

Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.

mẫu di chúc có chứng thực mới nhất
mẫu di chúc có chứng thực mới nhất

Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực.

Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của cơ quan, tổ chức.”

Như vậy, việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp chứng thực di chúc, hợp đồng, giao dịch, chữ ký của người già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hay có lý do chính đáng khác thì việc chứng thực sẽ được thực hiện ở ngoài trụ sở cơ quan chứng thực. Mặt khác mọi trường hợp đều phải ghi địa điểm chứng thực, riêng việc chứng thực được thực hiện ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian chứng thực. Ngoài ra, tại cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực.

Cụ thể, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực như sau:

– Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

+ Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

+ Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

+ Chứng thực di chúc;

+ Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

+ Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

+ Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.

– Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc sau:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

– Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

– Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về mẫu di chúc có chứng thực mới nhất Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139