Khi quy định về đất đai càng chặt chẽ hơn cũng như giá đất ngày càng cao dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai ngày càng tăng cao. Không chỉ nằm ở số lượng mà tính chất vụ việc ngày càng phức tạp. Vậy để giải quyết những vấn đề về tranh chấp đất đai hiện nay thì Luật đất đai Việt Nam quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh sẽ tư vấn cho bạn đọc quy định về luật tranh chấp đất đai mới nhất hiện nay.
Tranh chấp đất đai là gì?
Hiến pháp 2013 ghi nhận Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Theo khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013, Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay. Do đó, để giải quyết tranh chấp đất đai cần phải xác định được các dạng tranh chấp đất đai phổ biến.
Các dạng tranh chấp đất đai
Các trường hợp được xem là đất đai có tranh chấp
Trên thực tế giải quyết tranh chấp đất đai nhìn chung có các dạng tranh chấp liên quan đến đất đai được chia thành những trường hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất: Tranh chấp đất đai thuộc vào dạng tranh chấp xác định chủ thể có quyền sử dụng đất
Tranh chấp về quyền sử dụng đất là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai đó có quyền sử dụng đát hợp pháp với thửa đất, mảnh đất nào đó. Đây là các trường hợp liên quan đến việc công nhận người nào mới thật sự là người có quyền sử dụng đất trên một phần đất đang có tranh chấp. Ví dụ như tranh chấp diện tích đất do bị cấp trùng, lấn chiếm đất đai, tranh chấp ranh giới đất liền kề mà cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, lối đi, tranh chấp về một thửa đất hoặc một phần thửa đất, tài sản gắn liền với đất. Chủ yếu phân định quyền sử dụng đất thuộc về cá nhân, tổ chức nào.
Trường hợp thứ hai: là dạng tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất. Đây chính là các tranh chấp liên quan đến các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất.
Các giao dịch dân sự liên quan quyền sử dụng đất như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất, bảo lãnh quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Mặc dù đây là các tranh chấp về hợp đồng dân sự nhưng đều có liên quan đến vấn đề chủ đạo là đất đai. Tuy nhiên về bản chất đây vẫn là tranh chấp về hợp đồng dân sự.
Trường hợp thứ ba: là trường hợp tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất
Các tranh chấp về đất đai trong lĩnh vực thừa kế thường xảy ra khi có sự kiện phân chia thừa kế theo quy định của luật hoặc theo yêu cầu được phân chia di sản thừa kế của những người ở hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.
Trường hợp thứ tư: là trường hợp tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.
Trường hợp này thường liên quan đến việc tranh chấp những tài sản được gắn liền với đất như: cây cối, nhà ở, tường rào, các công trình trên đất được giao. Bản chất của trường hợp tranh chấp này là xác định ai có quyền sử dụng đát và những tài nguyên khác gắn liền với mảnh đất đó.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Căn cứ theo quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh cấp đất đai cụ thể tại điều 203 Luật đất đai 2013 quy định như sau:
Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Như vậy, khi xảy ra tranh chấp thuộc vào các dạng tranh chấp được trình bày như trên thì nếu các đương sự điều đầu tiên các bên phải tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã.
Trong trường hợp có tranh chấp đất đai đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự có thể lựa chọn nộp đơn yêu cầu giải quyết tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Đầu tiên các bên sẽ tiến hành hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Trong trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
Khi một trong các bên có giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì do Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự dưới đây.
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:
– Đơn khởi kiện theo mẫu.
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100.
– Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
– Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
– Các giấy tờ chứng minh khác: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ai khởi kiện vấn đề gì thì phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện đó.
Bước 2. Nộp đơn khởi kiện
– Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp.
– Hình thức nộp: Nộp bằng 1 trong 3 hình thức sau:
+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;
+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết
– Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.
– Nếu hồ sơ đủ:
+ Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.
+ Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa.
+ Sau đó tòa sẽ thụ lý.
Thủ tục chuẩn bị xét xử và xét xử
– Chuẩn bị xét xử: Thời hạn 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng (Tổng 06 tháng – Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự).
– Trong giai đoạn này Tòa sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa, nếu các bên không hòa giải thành thì sẽ Tòa sẽ đưa vụ án tranh chấp ra xét xử sơ thẩm (nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ).
– Sau khi có bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án và phải có căn cứ.
Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai
Nguyên nhân khách quan:
+ Chiến tranh kéo dài đã để lại hậu quả khác nhau trên cả hai miền:
Miền Bắc, sau cách mạng tháng Tám và sau năm 1953, Đảng và Chính Phủ đã tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của thực dân, phong kiến, xác lập quyền sở hữu ruộng đất cho người nông dân.
Năm 1960, thông qua con đường hợp tác hóa nông nghiệp, ruộng đất của người nông dân được đưa vào làm tư liệu sản xuất chung, thuộc sở hữu tập thể, do đó tình hình sử dụng đất tương đối ổn định.
Miền nam, sau hai cuộc kháng chiến, tình hình sử dụng đất có nhiều diễn biến phức tạp hơn. Trong 9 năm kháng chiến từ 1845 – 1954, Chính Phủ đã tiến hành cấp chia ruộng đất 02 lần cho nông dân.
Nhưng đến cuối năm 1957, ngụy quyền Sài Gòn đã thực hiện việc cải cách điền địa, thực hiện việc “truất hữu” nhằm xóa bỏ thành quả cách mạng, gây ra những xáo trộn lớn về quyền sở hữu ruộng đất của người nông dân.
+ Sau năm 1975, Nhà nước tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp đồng thời xây dựng hàng loạt các nông trường, lâm trường, trang trại….
+ Hiện nay, trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, việc thu hòi đất để mở rộng đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các dự án đầu tư làm cho quỹ đất canh tác ngày càng giảm.
Đặc biệt, do tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường làm cho giá đất tăng đã và đang là những áp lực lớn gây nên tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai một cách gay gắt.
Nguyên nhân chủ quan:
+ Về cơ chế quản lý
+ Về cán bộ công chức thực hiện công vụ liên quan đến đất đai
+ Về chính sách pháp luật, đất đai
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về về hướng giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất. Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline của Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn chi tiết và cụ thể nhất.