Luật du lịch sửa đổi

luật du lịch sửa đổi

Luật Du lịch 2005 được ban hành là một trong những dấu ấn quan trọng nhất, tạo khuôn khổ pháp lý cho sự hoạt động của ngành Du lịch. Tuy vậy, qua 10 năm, tình hình có nhiều thay đổi, hội nhập quốc tế về du lịch ngày càng sâu rộng, một số nội dung quy định trong luật hiện hành chưa rõ ràng đã tạo ra cách hiểu khác nhau, thiếu tính khả thi, gây khó khăn cho quá trình áp dụng pháp luật, triển khai trên thực tế. Như quy định về chính sách phát triển du lịch, việc hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch chưa cụ thể, khó triển khai trên thực tế. Tài nguyên du lịch được quản lý bởi nhiều cơ quan, nhưng chưa phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của chủ thể quản lý và vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các cấp.

Nhiều quy định về tuyến du lịch không còn phù hợp với thực tế. Hay điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa tại luật được quy định đơn giản hơn so với điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế, không cần giấy phép, không ký quỹ dẫn đến sự bất bình đẳng, chênh lệch về chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách du lịch là công dân Việt Nam thấp hơn cho du khách nước ngoài.

Đặc biệt, quy định về hướng dẫn viên cũng tạo nên sự bất bình đẳng giữa hướng dẫn viên quốc tế và hướng dẫn viên nội địa khi quy định người được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế phải tốt nghiệp đại học trở lên. Một số loại hình lưu trú mới xuất hiện nhưng chưa được pháp luật điều chỉnh. Quy định về thẩm định, thẩm định lại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch bắt buộc bộc lộ một số hạn chế, không phù hợp với thực tế kinh doanh lưu trú…

Tổng cục Du lịch đang tiến hành lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về Luật Du lịch sửa đổi. Trong dự thảo Luật Du lịch sửa đổi, ngành du lịch cũng nêu ra nhiều vấn đề mới để Luật phù hợp với thực tiễn…

Luật du lịch đầu tiên được ban hành vào năm 2005 là văn bản đầu tiên trong lĩnh vực du lịch. Từ đó đến nay, hoạt động du lịch Việt Nam đã có nhiều thay đổi về cả loại hình du lịch, xu hướng du lịch, lựa chọn tour du lịch. Do vậy, việc sửa đổi Luật Du lịch là việc làm cần thiết trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. Luật Du lịch sẽ là khung pháp lý cho hoạt động du lịch, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho du khách và tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ du lịch. Qua rất nhiều sửa đổi, bổ sung, Luật Du lịch 2017 được Quốc hội thông qua ngày 19/06/2017 được đánh giá là bước tạo đà cho sự đột phá của ngành du lịch nước ta theo đúng tinh thần của Bộ Chính trị đã đưa ra, đó là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Bài viết sau đây sẽ đề cập tới một số điểm mới trong Luật Du lịch 2017 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 giúp tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành du lịch nắm bắt được những quy định mới để có hướng thay đổi phù hợp.

Về điều kiện kinh doanh lữ hành

Đây là thay đổi lớn nhất mà các doanh nghiệp du lịch cần quan tâm, cụ thể về các điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế. Nếu như Luật Du lịch 2005 quy định khá đơn giản về điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa cần thực hiện thủ tục đăng ký xin hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Sở Văn hoá thể thao và du lịch nơi đăng ký trụ sở chính mà không cần cấp giấy phép hay ký quỹ. Trong khi đó, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc  tế phải có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và phải đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh trong đó là việc đặt cọc ký quỹ.

Như vậy có sự không công bằng giữa các doanh nghiệp lữ hành nội địa và quốc tế, tạo ra lỗ hổng trong quản lý các doanh nghiệp lữ hành nội địa. Luật du lịch 2017 đã khắc phục hạn chế trên bằng việc bổ sung doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa cũng cần xin cấp giấy phép kinh doanh và thực hiện ký quỹ.

Ngoài ra, Luật cũng đã bổ sung điều kiện có nghiệp vụ chuyên môn đối với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, do tính chất khác nhau của kinh doanh lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa nên có sự khác nhau về chuyên môn, nghiệp vụ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành. Cụ thể người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.  Và Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Luật mới cũng quy định cụ thể việc Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Về điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch

Luật bổ sung thêm điều kiện đảm bảo quy chuẩn đối với loại cơ sở lưu trú du lịch do Chính phủ quy định chi tiết. Quy chuẩn này sẽ quy định những điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch nhằm bảo vệ quyền lợi của khách du lịch, đảm bảo chất lượng dịch vụ lưu trú phải bằng hoặc cao hơn mức độ tối thiểu nào đó.

Việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện. Theo đó, các tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không còn bắt buộc phải đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch trong thời hạn ba tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh như trước đây.

Bên cạnh các dịch vụ du lịch chính như lữ hành, lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch thì còn nhiều dịch vụ khác gắn liền với hoạt động du lịch như ăn uống, mua sắm, thể thao, giải trí, chăm sóc sức khỏe…trong quá trình đi du lịch. Việc phát triển các dịch vụ này không chỉ đáp ứng yêu cầu của khách du lịch mà còn góp phần phát triển những ngành nghề kinh tế khác. Luật đã bổ sung quy định các tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện thuận lợi, được hỗ trợ khi phát triển các dịch vụ du lịch liên quan, đặc biệt là các dịch vụ khai thác các giá trị truyền thống như nghệ thuật biểu diễn, làng nghề, y học cổ truyền, các môn thể thao dân tộc… phục vụ khách du lịch. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch này khi được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch sẽ được gắn biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch và sử dụng danh hiệu này để quảng cáo, thu hút khách du lịch.

luật du lịch sửa đổi
luật du lịch sửa đổi

Về hướng dẫn viên du lịch

Nếu Luật Du lịch 2005 quy định hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành thì Luật sửa đổi theo hướng quy định hướng dẫn viên có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên được quy định thống nhất và đơn giản hơn, không phân biệt hướng dẫn viên nội địa và hướng dẫn viên quốc tế, chỉ căn cứ vào ngôn ngữ sử dụng khi hướng dẫn khách du lịch. Yêu cầu về trình độ cũng được điều chỉnh theo hướng giảm xuống (từ cử nhân xuống trung cấp).

Luật mới cũng sử dụng khái niệm “hướng dẫn viên tại điểm” thay thế cho khái niệm “thuyết minh viên”, bổ sung quy định về điều kiện, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Luật sửa đổi cũng mở rộng điều kiện hành nghề hướng dẫn viên, theo đó, ngoài việc hành nghề trên cơ sở hợp đồng giao kết với doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên có thể hành nghề theo hợp đồng giao kết với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn hoặc tham gia tổ chức xã hội-nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch.

Bên cạnh đó, một số quy định mới như nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành mua bảo hiểm cho tất cả các khách thay vì mua bảo hiểm cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài. bổ sung thêm nội dung quy định về Văn phòng xúc tiến du lịch và Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch nhằm tạo ra một cơ hội mới cho ngành du lịch giúp nâng cao chất lượng du lịch.

Trong bối cảnh ngành du lịch khu vực và thế giới phát triển mạnh thì yêu cầu thay đổi của du lịch Việt Nam là cần thiết bởi dù điều kiện ngành du lịch nước ta sở hữu nhiều tiềm năng du lịch nhưng vẫn chưa thực sự tận dụng được lợi thế này. Luật Du lịch 2017 sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi, phù hợp với quy mô, tốc độ phát triển của hoạt động du lịch trong xu thế hội nhập đồng thời giúp công tác quản lý nhà nước về du lịch được hiệu quả đảm bảo quyền lợi của khách du lịch và góp phần phát triển kinh tế trong nước, tạo bước phát triển mới cho ngành du lịch.

Điều chỉnh quy định thẻ hành nghề hướng dẫn du lịch 

Hướng dẫn du lịch là một nghề tự do, người muốn hành nghề hướng dẫn du lịch phải đáp ứng các điều kiện và được cấp thẻ mới được hành nghề. 

Điều 73 Luật Du lịch 2005 quy định “hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành”. Tuy nhiên, trên thực tế thì một hướng dẫn viên có thể cùng một lúc ký hợp đồng với nhiều doanh nghiệp lữ hành miễn là họ không vi phạm các điều khoản quy định trong nội dung của hợp đồng. Vì vậy, nội dung này còn có ý nghĩa gì khi họ hành nghề tự do, chỉ nhận công việc theo từng đoàn khách cụ thể… 

Luật Du lịch 2005 quy định điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế cao hơn so với tiêu chuẩn nghề lao động, thực tế thì chỉ cần đáp ứng kỹ năng nghề là đạt yêu cầu. Luật Du lịch 2005 không quy định cụ thể hình thức đào tạo hay cách thức có chứng chỉ hướng dẫn nghiệp vụ du lịch (được xem là chứng chỉ nghề). 

Do đó, Luật Du lịch sửa đổi sẽ điều chỉnh cách thức đạt được chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và hạ thấp tiêu chuẩn cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Luật Du lịch sửa đổi sẽ điều chỉnh quy định, tạo cơ chế thông thoáng, thuận tiện hơn và thay đổi nhận thức về nghề hướng dẫn du lịch. Việc sửa đổi sẽ góp phần khắc phục hạn chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ASEAN và thực thi Thỏa thuận thừa nhận nghề lẫn nhau giữa các nước ASEAN đã ký kết. Thêm vào đó, Luật Du lịch sửa đổi sẽ tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về điểm mới luật du lịch sửa đổi. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139