Lệ phí chứng thực

lệ phí chứng thực

Chứng thực là hoạt động xác nhận tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ, văn bản trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Chúng ta có thể tiếp cận nhiều nhu cầu chứng thực được Ủy ban nhân dân cấp xã, phường thực hiện. Do đó trong dịch vụ hành chính công, nhà nước quy định mức thu phí, lệ phí chứng thực cụ thể cho từng nhóm yêu cầu.

Qua đó giúp các chủ thể có quyền lợi liên quan, giúp công dân nắm được và thực hiện. Đồng thời cũng thể hiện sự minh bạch, tính hiệu quả trong nguồn đóng góp vào ngân sách nhà nước. Cùng tìm hiểu các mức thu phí và lệ phí theo quy định pháp luật dưới đây.

Phí và Lệ phí là gì ?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phí và Lệ phí năm 2015 thì:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Phí là gì?

“1. Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này.”

Phí được nộp nhằm bù đắp các chi phí cần thiết phải bỏ ra trong hoạt động cung cấp dịch vụ công. Trong đó, phí không mang tính ấn định trên phạm vi cả nước theo quy định pháp luật. Các cơ quan quản lý nhà nước khi cung cấp dịch vụ công được nhận phí tương ứng. Và các khoản vi này cần được quản lý, sử dụng hiệu quả.

Các dịch vụ công được Ủy ban nhân dân cấp xã, phường thực hiện. Cụ thể là chứng thực đối với các văn bản, giấy tờ mà công dân yêu cầu.

Từ đó mang đến giá trị hợp lệ, hợp pháp trong nhu cầu sử dụng. Hiện nay rất nhiều nhu cầu cần sử dụng giấy tờ có chứng thực. Do đó, việc quy định mức phí mà công dân (tổ chức, cá nhân) phải nộp mang đến đồng bộ, hiệu quả trong quản lý.

Lệ phí là gì?

“2. Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này.”

Tương tự như phí, các lệ phí cũng được xác định cụ thể trong Danh mục. Lệ phí được ấn định cho các dịch vụ phát sinh trong nhu cầu thực tế.

Lệ phí chứng thực được xác định là giá trị cố định mà nhà nước yêu cầu người dân thực hiện nghĩa vụ của họ. Các công dân có nhu cầu chứng thực phải nộp lệ phí tương ứng với hoạt động, dịch vụ được đáp ứng.

Lệ phí chứng thực là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước. Bởi đây là khoản tiền ấn định trong dịch vụ được nhà nước cung cấp, tổ chức thực hiện. Cơ quan thu lệ phí nộp 100% (một trăm phần trăm) tổng số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Từ đó đảm bảo duy trì các hoạt động cung cấp dịch vụ công trong hoạt động quản lý đất nước. 

Chứng thực là gì?

Chứng thực là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho các yêu cầu, giao dịch dân sự của người có yêu cầu chứng thực. Qua đó đảm bảo tính chính xác, hợp lệ, hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, nội dung giao dịch, và giao dịch. Chứng thực được thực hiện đối với văn bản, giấy tờ cần xác nhận tính hợp lệ, hợp pháp. Qua đó làm căn cứ để các cơ quan, tổ chức khác xem xét, đánh giá giấy tờ của bạn.

Hoạt động chứng thực bao gồm:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính.

+ Chứng thực chữ ký.

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch.

 UBND cấp xã được chứng thực loại giấy tờ nào?

Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm trong các hoạt động chức thực cụ thể. Quy định này liệt kê các dịch vụ, các hoạt động chứng thực được cung cấp. Theo đó bao gồm:

– Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

– Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

– Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

– Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất;

– Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở;

– Chứng thực di chúc;

– Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

– Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là:

+ Hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

+ Hợp đồng, giao dịch liên quan đến việc thực hiện quyền của người sử dụng đất;

+ Hợp đồng, giao dịch về nhà ở.

Tuy nhiên, tại Quyết định 1024/QĐ-BTP đã quy định thêm thủ tục chứng thực cũng thuộc thẩm quyền UBND cấp xã, đó là:

– Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.

Nhận xét:

Qua đó giúp các chủ thể có nhu cầu xác định được dịch vụ mà UBND xã cung cấp. Từ đó triển khai, thể hiện các nhu cầu cho đúng đối tượng có thẩm quyền giải quyết. Liệt kê cụ thể các thủ tục, dịch vụ được thực hiện trên thực tế. Cũng như sẽ có mức lệ phí nhà nước quy định tương ứng khi sử dụng các thủ tục đó. Cho nên trong hoạt động chứng thực, UBND cấp xã cần thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn bên cạnh khoản thu lệ phí tuân thủ quy định chung.

Mức lệ phí chứng thực tại UBND cấp xã hiện nay:

Mức thu phí chứng thực tại UBND cấp xã hiện nay được thực hiện theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 1024/QĐ-BTP. Trong đó, tùy thuộc vào hoạt động chứng thực để căn cứ xác định mức thu phí. Có thể tính trên các giấy tờ khác nhau, trên hợp đồng hoặc trên từng trogn chứng thực.

lệ phí chứng thực
lệ phí chứng thực

Cụ thể các mức thu được xác định cho từng thủ tục, hoạt động chứng thực cụ thể như sau:

STT

Tên thủ tục chứng thực

 

Mức thu phí

I

Thủ tục hành chính áp dụng chung

1

Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận

 

2.000 đồng/trang; từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản.

3

Thủ tục chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản (áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, không thể điểm chỉ được)

 

 

10.000 đồng/trường hợp (trường hợp được tính là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản).

4

Thủ tục chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

 

30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch.

5

Thủ tục sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch

 

25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch.

 

Cấp bản sao từ sổ gốc

 

Không mất phí

IV

Thủ tục hành chính cấp xã

1

Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, quyền sử dụng đất và nhà ở

 

50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

2

Thủ tục chứng thực di chúc

 

50.000 đồng/di chúc

3

Thủ tục chứng thực văn bản từ chối nhận di sản

 

50.000 đồng/văn bản

4

Thủ tục chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở

 

50.000 đồng/văn bản

5

Thủ tục chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở

 

50.000 đồng/văn bản

Nhận xét:

Tùy thuộc các nhu cầu, thủ tục trên thực tế trong thẩm quyền của mình, UBND xã thu mức lệ phí theo quy định. Qua đó đóng góp vào nguồn thu ngân sách tương ứng với dịch vụ công được nhà nước cung cấp.

Thông qua bảng bên trên, ta có thể thấy được nhóm các thủ tục chứng thực trong thẩm quyền của UBND xã. Theo đó:

– Các thủ tục hành chính áp dụng chung: Có thể được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền khác được pháp luật xác định. Khi đó, công dân có nhu cầu có nhiều sự lựa chọn trên thực tế để tìm kiếm cơ quan chứng thực.

– Các thủ tục hành chính cấp xã: là các thủ tục phải được thực hiện hoạt động chứng thực tại đơn vị hành chính cấp xã. Ngoài ra, pháp luật không trao thẩm quyền chứng thực cho các tổ chức hay đơn vị khác.

Chú ý: Nhu cầu chứng thực của công dân có thể thực hiện ở các UBND xã, phường khác nhau. Qua đó, các chứng thực đều có giá trị pháp lý. Công dân không nhất thiết phải tiến hành thủ tục này tại nơi thường trú, tạm trú.

Quy định về chứng thực

Một số quy định mới về chứng thực có hiệu lực từ 20/4/2020

Từ ngày 20/4/2020, Thông tư 01/2020/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch có hiệu lực thi hành.

Theo đó, có một số điểm mới về chứng thực bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/4/2020. Cụ thể như sau:

04 trường hợp được chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền

Theo đó, việc chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

– Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;

– Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;

– Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;

– Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.

Đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp trên thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân

Cụ thể, việc chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân được quy định như sau:

– Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

– Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.

– Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình.

– Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.

Bổ sung cách ghi số chứng thực chữ ký và số chứng thực hợp đồng

– Số chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản và chứng thực chữ ký người dịch là số chứng thực được ghi theo từng loại giấy tờ, văn bản cần chứng thực chữ ký; không lấy số chứng thực theo lượt người yêu cầu chứng thực;

– Số chứng thực hợp đồng được ghi theo từng việc; không lấy số theo lượt người yêu cầu hoặc theo số bản hợp đồng

07 mẫu lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch tại bộ phận một cửa

Theo Thông tư 01/2020/TT-BTP, có 07 mẫu lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, gồm:

– Lời chứng chứng thực hợp đồng

– Lời chứng chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản

– Lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản (trong trường hợp một người khai nhận di sản)

– Lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản (trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng khai nhận di sản)

– Lời chứng chứng thực di chúc

– Lời chứng chứng thực văn bản từ chối nhận di sản (trong trường hợp một người từ chối nhận di sản)

– Lời chứng chứng thực văn bản từ chối nhận di sản (trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng từ chối nhận di sản).

Thời hạn chứng thực

Căn cứ Điều 7 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định hạn thực hiện yêu cầu chứng thực

– Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ; trừ các trường trường hợp:

Gia hạn thời gian chứng thực bản sao từ bản chính

Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều loại bản chính giấy tờ, văn bản; bản chính có nhiều trang; yêu cầu số lượng nhiều bản sao; nội dung giấy tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực không thể đáp ứng được thời hạn quy định nêu trên thì thời hạn chứng thực được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

Thời hạn chứng thực chữ ký người dịch

Thời hạn chứng thực chữ ký người dịch được thực hiện theo quy định nêu trên hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

Thời hạn chứng thực hợp đồng, giao dịch

Thời hạn chứng thực hợp đồng, giao dịch không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về lệ phí chứng thực Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139