Trong bối cảnh xung đột giữa Nga – Ukraine gay gắt trong thời gian vừa qua. Nato là cụm từ được rất nhiều người tìm kiếm, tranh luận để hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến Nga mang quân đánh chiếm Ukraine. Vậy khối nato là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tổ chức này qua những thông tin chi tiết ở dưới đây nhé!
Nato là gì?
“Nato là gì?” được rất nhiều người tìm hiểu trong thời gian gần đây. Thực ra, nato chính là từ viết tắt của cụm từ North Atlantic Treaty Organization, là tên gọi của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
Đây chính là khối liên minh quân sự được thành lập dựa trên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký kết vào ngày 04/04/1949 bao gồm Mỹ và một số nước ở châu Âu khác. Tổ chức này được xem là khối quân sự – chính trị lớn nhất trên thế giới có sự liên kết giữa các nước châu Âu, Hoa Kỳ và Canada.
Trụ sở của tổ chức Nato được đặt tại Brussels của Bỉ và đứng đầu bộ tư lệnh châu Âu là vị Tư lệnh tối cao (một tướng của Mỹ).
Mục tiêu hoạt động của khối quân sự Nato
Sau khi tìm hiểu kỹ nội dung tổ chức Nato là gì ở bên trên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về mục tiêu của khối quân sự này qua những thông tin dưới đây.
Một trong những mục tiêu được tuyên bố của Nato là để kiềm chế bất kỳ một hình thức xâm lược lãnh thổ nào đối với các quốc gia thành viên. Cơ quan chính trị cao nhất của Nato gọi là Hội đồng Bắc Đại Tây Dương (Hội đồng Nato). Trong đó bao gồm những đại diện của tất cả các nước thành viên và có nhiệm vụ tiến hành thảo luận, được ra ý kiến trong các phiên họp dưới sự chủ trì của Tổng thư ký NATO. Tổng thư ký của tổ chức Nato hiện nay là Jens Stoltenberg.
Mục đích thành lập của khối quân sự Nato trên thực tế là để ngăn chặn sự ảnh hưởng, phát triển bành trướng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc bấy giờ. Việc thành lập Nato đã dẫn đến việc các nước cộng sản cùng nhau thành lập khối Warszawa để đối trọng cho cân bằng. Sự đối địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này thể hiện rõ nhất là cuộc Chiến tranh Lạnh trong nửa cuối thế kỷ 20.
Những năm đầu tiên thành lập, Nato chỉ là một liên minh về chính trị. Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh của Triều Tiên tác động nên một tổ chức quân sự hợp nhất đã được thành lập. Nghi ngờ rằng liên kết của các nước châu Âu và châu Mỹ đang bị yếu đi cũng như khả năng phòng thủ của Nato trước khả năng mở rộng của nhà nước Liên Xô cũ. Năm 1966, Pháp đã rút khỏi Bộ Chỉ huy quân sự của Nato nhưng không rút khỏi Nato. Năm 2009, với số phiếu áp đảo của quốc hội dưới sự lãnh đạo của tổng thống Nicolas Sarkozy, Pháp đã quay trở lại khối liên minh Nato.
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, tổ chức này đã bị lôi cuốn vào cuộc phân chia của nước Nam Tư. Đây là lần đầu tiên khối liên minh Nato tham dự quân sự tại Bosna và Hercegovina trong khoảng thời gian từ 1992 – 1995. Năm 1999, tổ chức này đã thả bom Serbia trong cuộc nội chiến ở Kosovo. Các nước trong khối quân sự này lại có mối quan hệ tốt đẹp hơn rất nhiều so với những nước thuộc khối đối đầu Warszawa. Rất nhiều nước từng thuộc khối Warszawa cũng đã gia nhập Nato từ năm 1999 cho đến 2004.
Ngày 1/4/2009, số thành viên của khối quân sự Nato đã lên đến 28 nước với sự gia nhập của Albania và Croatia. Từ sau sự kiện 11/9/2001, Nato đã tập trung vào những thử thách mới hơn, trong đó có đưa quân đến Afghanistan và Iraq.
Chi phí quân sự của Nato chiếm 70% ngân sách quân sự thế giới. Riêng Mỹ đã chiếm đến 50%, Anh, Pháp, Đức và Ý cũng gộp lại chiếm 15% chi phí quân sự của thế giới.
Khối Nato gồm có những nước nào?
Khối Nato hoạt động rất mạnh và được nhiều nước quan tâm, muốn gia nhập. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem có những nước nào là thành viên của Nato ở dưới đây nhé!
Thành viên sáng lập gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ, Bồ Đào Nha, Canada, Đan Mạch, Hà Lan, Ireland, Luxembourg, Na Uy, Ý.
Thành viên tham gia trong thời gian Chiến tranh Lạnh: Thổ Nhĩ Kỳ (18 tháng 2 năm 1952), Hy Lạp (18 tháng 2 năm 1952), CHLB Đức (9 tháng 5 năm 1955), Tây Ban Nha (30 tháng 5 năm 1982).
Thành viên gia nhập sau chiến tranh lạnh: Ba Lan (12 tháng 3 năm 1999), Cộng hoà Séc (12/3/1999), Hungary (12/3/1999), Bulgaria (29/3/2004), Estonia (29/3/2004), Latvia (29/3/2004), Litva (29/3/2004), Romania (29/3/2004), Slovakia (29/3/2004), Slovenia (29/3/2004), Croatia (1/4/2009), Albania (1/ 4/2009), Montenegro (5/6/2017), Bắc Macedonia (27/3/ 2020)
Như vậy, cho tới thời điểm hiện tại thì khối Nato có tổng cộng 30 thành viên.
Trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine có nguyên nhân liên quan đến tổ chức Nato.
Đặc điểm của NATO
Một liên minh về chính trị và quân sự
Mục đích của NATO là đảm bảo quyền tự do và an ninh của các quốc gia thành viên thông qua các chính sách về chính trị và quân sự.
CHÍNH TRỊ: NATO thúc đẩy các giá trị dân chủ và cho phép các thành viên tham vấn và hợp tác về các vấn đề liên quan đến quốc phòng và an ninh để giải quyết các vấn đề, xây dựng lòng tin và về lâu dài, ngăn ngừa xung đột.
QUÂN SỰ: NATO cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp. Nếu các nỗ lực ngoại giao thất bại, các biện pháp quân sự sẽ được tiến hành. Các hoạt động này được thực hiện theo điều khoản phòng thủ tập thể của hiệp ước thành lập NATO – Điều 5 của Hiệp ước Washington hoặc theo ủy quyền của Liên hợp quốc, đơn lẻ hoặc hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế khác.
Phòng thủ tập thể
NATO cam kết nguyên tắc rằng một cuộc tấn công chống lại một hoặc một số thành viên của liên minh được coi là một cuộc tấn công chống lại cả khối NATO. Đây là nguyên tắc phòng thủ tập thể, được ghi trong Điều 5 của Hiệp ước Washington.
Cho đến nay, điều này đã được thể hiện 1 lần trong trường hợp vụ khủng bố 11/9 ở Hoa Kỳ năm 2001.
Liên kết xuyên Đại Tây Dương
NATO là một liên minh của các quốc gia ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Nó cung cấp một liên kết duy nhất giữa hai châu lục này, cho phép họ tham vấn và hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, đồng thời tiến hành các hoạt động quản lý khủng hoảng đa quốc gia cùng nhau.
Mối quan hệ giữa NATO và Nga
NATO luôn muốn xây dựng quan hệ tốt đẹp với Nga. Tuy nhiên, kể từ sau sự kiện Ukraina, quan hệ này có phần rạn nứt. NATO cáo buộc Nga can thiệp quân sự vào Ukraina, còn Nga thì lại cáo buộc NATO gây ra cuộc khủng hoảng tại Ukraina.
Nga luôn cho rằng việc NATO sử dụng tiềm năng quân sự của mình để vi phạm luật pháp quốc tế, bành trướng, đe dọa đến Nga cũng như làm mất ổn định nội bộ của các nước, khu vực cũng như toàn thế giới.
Việc NATO mở rộng về phía Đông kết nạp thêm các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu là một trong các nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraina. Về cơ bản, NATO mở rộng về phía Đông đã tái khẳng định địa vị lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, không gian an ninh và không gian sinh tồn của Nga dần bị thu hẹp.
Hoa Kỳ chủ trương duy trì NATO và thúc đẩy chính sách Đông tiến của NATO, mục đích là để kiềm chế Nga.
Ngày 27/5/1997 đã ký kết “Văn kiện cơ bản về quan hệ, hợp tác và an ninh giữa Nga với NATO”. Trong văn kiện, NATO cam kết sẽ để Nga có quyền phát ngôn ở mức độ nhất định đối với các sự vụ của NATO. Hơn nữa NATO bảo đảm không bố trí vũ khí hạt nhân trong lãnh thổ các nước thành viên mới.
Chính sách Đông tiến đã xâm phạm đến sân sau của Nga và đe dọa đến lợi ích chiến lược cốt lõi của nước này, một điều mà Tổng thống Putin đã nhấn mạnh và lặp lại nhiều lần. Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã nói: “Đây là dấu hiệu đầu tiên về điều có thể xảy ra khi NATO tiến gần đến biên giới của Liên bang Nga. … Ngọn lửa chiến tranh có thể bùng cháy và trải khắp châu Âu” khi NATO mở rộng lần thứ nhất sau chiến tranh Lạnh. Ngoại trưởng Nga Lavrov đã công bố các tài liệu chứng minh rằng NATO từng hứa với Liên Xô và Nga rằng NATO không bao giờ mở rộng về phía Đông.
Bên cạnh chính sách Đông tiến, hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO tại Đông Âu cũng bị Nga coi là một mối đe dọa khác. Mặc dù NATO tuyên bố hệ thống này làm nhằm chống lại các mối đe dọa từ Iran nhưng Nga cho rằng sự thiếu cân bằng trong việc triển khai lực lượng giữa Đông Âu-Địa Trung Hải là minh chứng cho sự bao vây Nga. Bên cạnh đó, việc Iran không có khả năng tấn công châu Âu nên thực tế hệ thống này là để kiềm chế Nga. Năm 2001, Chính quyền của Tổng thống G.W.Bush đã đơn phương tuyên bố rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM), mà Mỹ và Liên Xô đã ký kết năm 1972 để xây dựng hệ thống này khiến Nga cực kỳ lo ngại khi Hiệp ước này là nền tảng để hai bên duy trì thế cân bằng lực lượng.
Để đáp trả, Nga đã lên kế hoạch việc nâng cấp khả năng tấn công bằng tên lửa của mình, trong đó có kế hoạch triển khai tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander tại Kaliningrad, Krashnodar (Nga) và Belarus.
Ngày 13/05/2015, Nga đã phản ứng gay gắt khi Hoa Kỳ đưa hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu chính thức đi vào hoạt động. Hệ thống này trị giá 800 triệu USD. Ngoài ra Nga cũng thành lập 3 sư đoàn mới tại miền Tây nước này để làm đối trọng với NATO.
Ngoài ra, Nga và Nato luôn ở trạng thái đối địch và kìm hãm nhau. Chính vì vậy nước Nga lo ngại khi Ukraine gia nhập Nato sẽ khiến cho nước này không còn được an toàn. Hơn nữa, Ukraine còn sở hữu công nghệ hạt nhân được tạo ra từ Liên Xô cũ. Nếu Ukraine nhận hỗ trợ và sở hữu vũ khí hủy diệt hạng nặng này sẽ gây nguy hiểm cho an ninh của Nga. Ngoài ra, trong hiến pháp của Ukraine cấm các tổ chức quân sự nước ngoài thiết lập trên lãnh thổ của họ. Nhưng thực tế, chính quyền mới lại thực hiện ngược lại, các nước trong khối quân sự Nato đã tạo căn cứ và tập trận trên lãnh thổ của nước này. Điều này khiến Nga nghĩ rằng họ đang hướng vào mình. Chính vì vậy để đảm bảo an ninh, Nga đã tuyên bố tiến hành các hoạt động quân sự với Ukraine.
Bên trên là những thông tin chúng tôi chia sẻ cho các bạn về nội dung khối nato là gì? Hy vọng bài viết mang đến những kiến thức hữu ích để các bạn hiểu rõ hơn về tổ chức này.