Khái niệm kiểm toán

khái niệm kiểm toán

Nhắc đến Kiểm toán thì mọi người cũng đã quá quen thuộc trong giai đoạn kinh tế phát triển như hiện nay. Tuy vậy, để hiểu một cách rõ ràng chính xác tránh nhầm lẫn là điều cần thiết không phải ai cũng nắm được. Vậy, khái niệm kiểm toán là gì? có bao nhiêu loại kiểm toán? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Kiểm toán là gì?

Công việc của kiểm toán chính là kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính đó, từ đó giúp cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của tổ chức đó. Hay nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi kế toán) nhằm xác đinh và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Thông thường khi nhắc tới khái niệm “Kiểm toán là gì?”, người ta sẽ đưa ra câu trả lời kèm theo định nghĩa của ngành kế toán. Đây là hai phạm trù gần như luôn song hành cùng nhau và bổ trợ cho nhau vì chúng có liên quan trực tiếp tới nhau.

Về cơ bản, nếu như công việc kế toán là việc cung cấp thông tin về tài chính của một tổ chức kinh tế thông qua các công cụ là báo cáo tài chính thì công việc của một kiểm toán viên sẽ là kiểm tra và xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính đó.

Nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá tất cả các bằng chứng có liên quan đến những thông tin tài chính được cung cấp bởi kế toán viên nhằm xác minh tính chính xác và lập báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực chung đã được công nhận.

Với đặc thù công việc như vậy, ngành kiểm toán có sức ảnh hưởng rất lớn tới nhiều đối tượng, không chỉ đối với công ty được kiểm tra mà còn cả những nhà đầu tư có quan tâm tới tình hình tài chính của công ty đó. Những báo cáo của kiểm toán viên là căn cứ đáng tin cậy nhất cho các nhà đầu tư bên ngoài và là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của một tổ chức với cơ quan nhà nước.

Các loại kiểm toán là?

Có nhiều cách phân loại kiểm toán, nhưng để dễ hiểu nhất thì chúng ta nên phân loại theo chủ thể kiểm toán.

Thứ nhất, Kiểm toán Nhà nước: Do cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán là những doanh nghiệp nhà nước.

Thứ hai, Kiểm toán độc lập: Được tiến hành bởi các kiểm toán viên tại các công ty độc lập chuyên về dịch vụ này. Nhiệm vụ chính của họ thường là kiểm toán những báo cáo tài chính, ngoài ra cũng có các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế tùy theo yêu cầu của khách hàng. Đây là loại kiểm toán nhận được sự tin cậy từ bên thứ ba hay những nhà đầu tư.

Thứ ba, Kiểm toán nội bộ: Là những kiểm toán viên trong nội bộ một công ty, tổ chức nào đó. Họ thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc.

Thường thì những báo cáo kiểm toán này chỉ được sử dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài, vì các kiểm toán viên này cũng là nhân viên trong nội bộ công ty và làm việc dưới ảnh hưởng của ban giám đốc.

Như vậy, để có thể tìm kiếm việc làm và trở thành một kiểm toán viên nhận được sự tin tưởng, ngoài năng lực chuyên môn, họ cũng cần có những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, chẳng hạn như độc lập, không chịu sự chi phối từ khách hàng, phải đánh giá khách quan và thực tế, và điều quan trọng nhất chính là hiểu và tôn trọng pháp luật.

Chức năng của kiểm toán:

Từ bản chất của kiểm toán có thể thấy kiểm toán có chức năng cơ bản là xác minh và bày tỏ ý kiến

Chức năng xác minh

Chức năng xác minh nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu, tính pháp lí của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các báo cáo tài chính. Xác minh là chức năng cơ bản nhất gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của hoạt động kiểm toán. Bản thân chức năng này không ngừng phát triển và được thể hiện khác nhau tuỳ đối tượng cụ thể của kiểm toán. Đối với kiểm toán báo cáo tài chính, việc xác minh được thực hiện theo 2 mặt:

Tính trung thực của các con số.

Tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính. Đối với các thông tin đã được lượng hoá: Thông thường, việc xác minh được thực hiện trước hết qua hệ thống kiểm soát nội bộ. Kết quả cuối cùng khi đã xác minh được điều chỉnh trực tiếp để có hệ thống thông tin tin cậy và lập các bảng khai tài chính. Theo đó, kiểm toán trước hết là xác minh thông tin. Đối với các nghiệp vụ (hoạt động), chức năng xác minh của kiểm toán có thể được thực hiện bởi hệ thống ngoại kiểm hay nội kiểm. Sản phẩm của hoạt động xác minh này thường là những biên bản. Ở lĩnh vực này, kiểm toán hướng vào việc thực hiện chức năng thứ hai là bày tỏ ý kiến.
Chức năng bày tỏ ý kiến

Bày tỏ ý kiến là đưa ra ý kiến nhận xét của kiểm toán viên về tính trung thực, mức độ hợp lí của các thông tin tài chính kế toán. Chức năng bày tỏ ý kiến có thể được hiểu rộng với ý nghĩa cả kết luận về chất lượng thông tin và cả pháp lí, tư vấn qua xác minh:

Tư vấn cho quản lí nhà nước trong việc phát hiện sự bất cập của chế độ tài chính kế toán, qua đó kiến nghị với các cơ quan quản lí nhà nước xem xét, nghiên cứu, hoàn thiện cho phù hợp.

Tư vấn cho việc quản lí của các đơn vị được kiểm toán. Thông qua việc chỉ ra những sai sót, yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ, công tác quản lí tài chính, kiểm toán viên gợi mở, đề xuất các biện pháp khắc phục hoàn thiện đối với đơn vị. Trong nhiều trường hợp, thông qua kiểm toán, các tổ chức đơn vị doanh nghiệp đã kịp thời chấn chỉnh hệ thống kiểm soát nội bộ, chế độ quản lí tài chính ở đơn vị mình.

khái niệm kiểm toán
khái niệm kiểm toán

Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán:

Kiểm toán góp phần tạo niềm tin cho những người quan tâm

Kiểm toán tạo niềm tin cho những người quan tâm đến đối tượng kiểm toán như các cơ quan nhà nước, ngân hàng, các nhà đầu tư, các nhà quản lý, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp và những người quan tâm khác…

Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ

Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế toán nói riêng và hoạt động của kiểm toán nói chung.

Hoạt động tài chính bao gồm nhiều mối quan hệ về đầu tư, về kinh doanh, về phân phối, về thanh toán. Tính phức tạp của hoạt động này càng tăng lên bởi quan hệ chặt chẽ giữa các quan hệ tài chính với lợi ích con người. Trong khi đó thông tin kế toán là sự phản ánh của hoạt động tài chính, là sản phẩm của quá trình xử lý thông tin bằng phương pháp kỹ thuật rất đặc thù.

Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu năng quản lý.

Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý. Kiểm toán không chỉ xác minh rõ độ tin cậy của thông tin mà còn tư vấn về quản lý.

Trong điều kiện mới chuyển đổi cơ chế kinh tế, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh…việc duy trì kỷ cương và đảm bảo phát triển đúng hướng chỉ có được trên cơ sở xây dựng đồng bộ và tổ chức thực hiện tốt kiểm toán trên mọi lĩnh vực.

Ý nghĩa lớn nhất của kiểm toán là quan toà công minh của quá khứ, người dẫn dắt hiện tại và người cố vấn sáng suốt cho tương lai.

Cách phân loại kiểm toán:

Có thể chia kiểm toán thành 3 loại chính bao gồm: Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ.

Kiểm toán Nhà nước

Trả lời cho câu hỏi “Kiểm toán Nhà nước là gì?”, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là những kiểm toán viên làm việc cho các cơ quan kiểm toán Nhà nước, tiến hành theo luật định và hoàn toàn không thu phí. Họ thực hiện các nhiệm vụ dựa trên sự phân công của các cấp lãnh đạo và đối tượng kiểm toán ở đây là các doanh nghiệp Nhà nước.

Những báo cáo của Kiểm toán Nhà nước chủ yếu được sử dụng làm căn cứ xác định trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý của các doanh nghiệp đối với Nhà nước; ngoài ra đây còn là cơ sở đáng tin cậy nhất về tình hình tài chính của các doanh nghiệp này cho các nhà đầu tư có quan tâm.

Kiểm toán độc lập

“Kiểm toán độc lập là gì?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm hơn cả khi được hỏi về các loại kiểm toán phổ biến nhất hiện nay. Nếu như kiểm toán Nhà nước là những người làm việc cho cơ quan kiểm toán của Nhà nước thì kiểm toán độc lập sẽ làm việc cho các cơ quan, tổ chức độc lập chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán. Do đó, đối tượng kiểm toán của họ cũng rộng hơn, bao gồm cả các công ty tư nhân, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Công việc của kiểm toán độc lập bao gồm việc xác minh tính trung thực và phát hiện sai sót của báo cáo tài chính, đưa ra kết luận về tình hình tài chính của công ty và một số dịch vụ tài chính khác theo yêu cầu của khách hàng.

Họ làm việc và hưởng lương một cách độc lập với các công ty được kiểm toán nên các báo cáo của họ rất đáng tin cậy với độ chính xác cao, cung cấp những thông tin cần thiết và hữu ích nhất cho khách hàng, từ đó nhận được sự tin tưởng rất lớn từ các nhà đầu tư trên thị trường.

Kiểm toán nội bộ

Về bản chất, nếu như kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập hoàn toàn không liên quan tới công ty được kiểm toán thì kiểm toán nội bộ lại là những nhân viên làm việc trong chính tổ chức đó theo yêu cầu của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Những báo cáo của kiểm toán nội bộ ít khi được công khai với giới đầu tư bên ngoài mà chủ yếu cung cấp thông tin cho nhà quản lý của công ty nhằm mục đích phục vụ quá trình điều hành và nắm bắt tình hình tài chính nội bộ, từ đó đưa ra những phương án phù hợp.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về khái niệm kiểm toán Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139