Trong quá trình làm việc, để nhận được sự hợp tác từ công dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước thì các cơ quan cần ban hành các văn bản theo quy định của pháp luật buộc người được yêu cầu phải hợp tác. Mẫu giấy triệu tập là một trong những văn bản được các cơ quan tố tụng sử dụng. Vậy những nội dụng liên quan đến giấy triệu tập là gì? mẫu giấy triệu tập của công ty? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mẫu giấy triệu tập là gì?
Mẫu giấy triệu tập là một trong những văn bản được ban hành trong thủ tục tố tụng hình sự mang tính chất bắt buộc người bị triệu tập phải có mặt tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để lấy lời khai, xác minh thêm thông tin liên quan đến vụ việc cụ thể.
Mẫu giấy triệu tập được sử dụng với đối tượng nào?
Việc phải có mặt theo Mẫu giấy triệu tập là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các đối tượng sau:
– Bị can: Phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (theo khoản 3 Điều 60 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015)
– Bị cáo: Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án (điểm a khoản 3 Điều 61 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015)
– Bị hại: Là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm a khoản 4 Điều 62 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015)
– Nguyên đơn dân sự: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (khoản 3 Điều 63 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015)
– Bị đơn dân sự: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm a khoản 3 Điều 64 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015).
– Người làm chứng: Là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng và phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (khoản 4 Điều 66 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015).
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, Người giám định, Người định giá tài sản, Người phiên dịch, Người dịch thuật có phải có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hướng dẫn viết mẫu giấy triệu tập?
Mẫu giấy triệu tập đúng chuẩn phải đảm bảo các nội dung sau đây:
Về hình thức: Theo quy định pháp luật thì phải đảm bảo về mặt hình thức của một văn bản pháp luật phải có đầy đủ quốc hiệu; tiêu ngữ; tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành giấy triệu tập và có chữ ký của người có thẩm quyền, đóng dấu của cơ quan đó.
Về nội dung: Giấy triệu tập phải ghi rõ họ tên, chỗ ở của người bị triệu tập; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Theo đó, cần phải xem kỹ lý do triệu tập được nêu trong văn bản để xác định xem mình có vai trò gì, liên quan như thế nào với vụ án.
Việc triệu tập chỉ được áp dụng với những người tham gia tố tụng vụ án hình sự. Do đó, việc xác định mình là ai, có vai trò như thế nào trong vụ án hình sự là vô cùng quan trọng để tiếp theo đó là xác định những quyền và nghĩa vụ của mình đối với việc triệu tập.
Mẫu giấy triệu tập mới nhất
Mẫu 193/CQĐT theo Thông tư 61/2017/TT-BCA
………………………………………………. ……………………………………………… Số: …………………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
(Liên 1) |
………………………. , ngày ……. tháng ……. năm ………………. |
GIẤY TRIỆU TẬP
(Lần thứ ………………)
Cơ quan………………………………….
yêu cầu………………………….
Nơi cư trú (hoặc nơi làm việc):………………………..
Đúng ………………giờ ……………….ngày……………….tháng………………..năm
có mặt tại……………………………………
để………………………………
và gặp……………………………
………………………………………………. ……………………………………………… Số: …………………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
(Liên 2) |
………………………. , ngày ……. tháng ……. năm ………………. |
GIẤY TRIỆU TẬP
(Lần thứ ………………)
Cơ quan………………….
yêu cầu………………….
Nơi cư trú (hoặc nơi làm việc):………………….
Đúng ………………giờ ……………….ngày……………….tháng………………..năm
có mặt tại………………….
để……………………………
Khi đến mang theo Giấy triệu tập này, CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác và gặp
Ghi chú: Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người chứng kiến có nghĩa vụ phải có mặt theo Giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Trường hợp bị hại, người làm chứng cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải
Mẫu số 01/PTHA: Giấy triệu tập theo Thông tư 96/2016/TT-BQP
Mẫu số 01/PTHA
BTL QK…(BTTM, QCHQ) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………./GTT-PTHA |
…………., ngày ….. tháng ……. năm …… |
GIẤY TRIỆU TẬP
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự ……………………….;
Chấp hành viên Phòng Thi hành án ……………………………………………………….
Triệu tập ông (bà): ……………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Đến …………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ ………………………………………………………………………………………………
Vào hồi: ……..giờ ………ngày ……..tháng …….. năm …..
Để …………………………………………………………………………………………………….
Yêu cầu ông (bà) có mặt đúng thời gian, địa chỉ trên, khi đi mang theo Giấy triệu tập này và Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác.
CHẤP HÀNH VIÊN |
Vào hồi: …………. giờ ….. ngày ….. tháng …… năm …… tại …………………..
Ông (bà): …………….………………………… đại diện
đã giao cho ông (bà) …………………………………………………Giấy triệu tập số: ………..ngày …… tháng …… năm …… của ………………..
về việc ………………………………………………………………………………………………
NGƯỜI NHẬN |
NGƯỜI GIAO |
Trường hợp nào thì công an được phép triệu tập người dân lên làm việc?
Không phải lúc nào cũng có thể triệu tập người dân lên làm việc. Muốn triệu tập cần có lý do chính đáng cũng như giấy tờ triệu tập đúng quy định của pháp luật.
Giấy triệu tập là một biểu mẫu tố tụng được dùng trong Tố tụng hình sự. Thực tế nhiều nơi, cơ quan công an lại gửi giấy mời cho người dân yêu cầu có mặt tại cơ quan điều tra để làm việc. Không có một văn bản pháp luật nào có quy định về việc giấy mời là văn bản mang tính bắt buộc người dân phải thực hiện nghĩa vụ như giấy triệu tập.
Theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 37 Bộ Luật tố tụng hình sự, điều tra viên được triệu tập người dân lên làm việc trong những trường hợp sau:
Triệu tập và hỏi cung bị can;
Triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ;
Triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;
Việc triệu tập người dân lên làm làm việc nhằm mục đích thu thập thông tin, chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên ngày càng có nhiều vụ mạo danh công an triệu tập người dân qua điện thoại với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, chúng ta nên cảnh giác để tránh những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra.
Phải làm gì khi bị triệu tập
Xem xét giá trị pháp lý của giấy triệu tập
Việc đầu tiên khi nhận được giấy triệu tập thì chúng ta cần phải hết sức bình tĩnh, không nên lo lắng. Đồng thời, xem xét về mặt hình thức và nội dung của giấy triệu tập có hợp pháp hay không. Về mặt hình thức của giấy triệu tập, theo quy định pháp luật thì phải đảm bảo về mặt hình thức của một văn bản pháp luật khi có đầy đủ quốc hiệu; tiêu ngữ; tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành giấy triệu tập và có đóng dấu của cơ quan đó.
Về mặt nội dung, cần phải lưu ý tới lý do triệu tập được nêu trong văn bản để xác định xem mình có vai trò gì, liên quan như thế nào với vụ án. Như đã nêu ở trên, việc triệu tập chỉ được áp dụng với những người tham gia tố tụng vụ án hình sự. Do đó, việc xác định mình là ai, có vai trò như thế nào là vô cùng quan trọng để tiếp theo đó là xác định những quyền và nghĩa vụ của mình đối với việc triệu tập.
Lưu ý rằng, pháp luật quy định việc triệu tập người có liên quan tới vụ án hinh sự phải được thực hiện bằng văn bản. Do đó, mọi hành vi triệu tập thông qua lời nói, qua điện thoại… thì đều không có giá trị pháp luật và người bị triệu tập sẽ không có nghĩa vụ phải tuân theo lời triệu tập này.
Có quyền mời luật sư cùng tham gia trong suốt quá trình tới trình diện tại cơ quan có thẩm quyền
Căn cứ theo Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 thì những người tham gia tố tụng có quyền được mời luật sư tham gia trong suốt các giai đoạn tố tụng. Do vậy, thiết nghị chúng ta cần phải tận dụng triệt để quyền này bởi lẽ, luật sư là những người có am hiểu pháp luật, sẽ có thể đưa ra những lời khuyên cho bạn trước, trong và sau khi diễn ra việc trình diện tại cơ quan công an.
Qua đó, giúp bạn có thể khai báo một cách có lợi nhất cho bản thân. Thực tế đã xảy ra rất nhiều trường hợp người bị triệu tập là bị can, bị cáo đã không sử dụng quyền này, dẫn tới việc bị bức cung, dùng nhục hình để khai ra những lời khai bất lợi cho chính bản thân minh. Do đó, việc mời luật sư tham gia ngay từ những giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự, tức ngay sau khi nhận được giấy triệu tập là vô cùng quan trọng để giảm thiểu tối đa tỉ lệ xảy ra án oan sai.
Mặt khác, việc có một người thứ hai đi cùng cũng khiến cho tâm lý của người bị triệu tập cảm thấy tự tin hơn trong quá trình làm việc với cơ quan công an. Bởi vốn dĩ, tâm lý của những người bị triệu tập thường rất hoang mang, lo lắng vì tự cho là đang ở thế yếu hơn so với cơ quan chức năng.
Cần thông báo cho người thân, đồng nghiệp, hoặc những người có mối quan hệ mật thiết với mình biết việc tới cơ quan công an trình diện
Việc thông báo này cũng rất quan trọng, vì lẽ để đảm bảo được sự an toàn và đề phòng những tình huống bất trắc có thể xảy ra. Trong quá khứ đã có những trường hợp cơ quan công an bức cung, dùng nhục hình làm cho bị can, bị cáo bị triệu tập chết trong quá trình lấy lời khai. Vì vậy, việc thông báo, để lại thông tin thời gian, địa điểm của việc tới trình báo để khi có trường hợp xấu xảy ra, những người thân thích có thể ứng phó kịp thời.
Cần đọc kỹ trước khi ký vào văn bản kết quả của buổi làm việc
Khi buổi làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền triệu tập kết thúc, hai bên sẽ phải ký vào biên bản nhằm xác minh kết quả của buổi làm việc ngày hôm đó. Thông thường, các văn bản với sự tham gia của hai bên thì thường được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản.
Tuy nhiên, do đặc thù của lĩnh vực tố tụng hình sự, nhằm đảm bảo tính bảo mật đối với các thông tin liên quan tới vụ án, biên bản kết quả làm việc sẽ chỉ được lập 1 bản và sẽ được cơ quan điều tra lưu trữ.
Do vậy, trước khi đặt bút ký vào biên bản đó, chúng ta cần phải đọc thật kỹ những gì được nêu trong biên bản này xem có đúng với những gì mình đã khai báo trong buổi làm việc hay không. Bên cạnh đó, lại phải nhấn mạnh vai trò quan trọng của luật sư trong giai đoạn này bởi vì luật sư có thể đưa gia những sự nhận xét, đánh giá phù hợp và có lợi nhất cho bạn.
Có quyền không tới trình diện trong những trường hợp đặc biệt
Tới trình diện là nghĩa vụ bắt buộc của những người nhận được giấy triệu tập hợp pháp của cơ quan, người tiến hành tố tụng… Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất khả kháng như thiên tai, bão lũ hoặc bạn bị ốm đau (có sự xác nhận của cơ sở y tế) thì bạn có thể không tới buổi trình diện theo giấy triệu tập. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải làm đơn nêu rõ lý do chính đang dẫn đến việc không thể tới trình diện đúng hẹn và hẹn sẽ tới vào một thời gian khác.
Việc triệu tập có bị giới hạn cố lần triệu tập không
Dù thế nào đi nữa, khi bị triệu tập và phải tới trình diện tại cơ quan có thẩm quyền cũng gây phiền hà và mất thời gian với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định số lần tối đa mà cơ quan, người có thẩm quyền tiền hành tố tụng được triệu tập người có liên quan tới vụ án hình sự. Do đó, mỗi khi được triệu tập mà không có lý do chính đang, bắt buộc bạn phải tới cơ quan có thẩm quyền để trình diện.
Một lưu ý để giúp bạn tránh phiền hà trong quá trình tố tụng vụ án hình sự, đó là hãy ghi và liệt kê lại toàn bộ những câu hỏi mà điều tra viên đã hỏi bạn. Để tới khi sau đó, nếu những người này có hỏi lại câu hỏi y chang như vậy thì bạn chỉ cần nói rằng bạn đã trả lời ở buổi làm việc trước và sẽ không trả lời lại nữa.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn khi nhận được giấy triệu tập từ cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên viên tư vấn của Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.