Hạch toán nộp thuế gtgt

hạch toán nộp thuế gtgt

Bạn đang tìm hiểu về cách hạch toán thuế GTGT phải nộp theo đúng quy định. Tài khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ dùng với mục đích nhằm phản ánh sổ thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ và được khấu trừ của doanh nghiệp. Dưới đây là cách hạch toán thuế giá trị gia tăng được khấu trừ dựa theo Thông tư 133. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây, để hiểu hơn về cách hạch toán nộp thuế gtgt.

Kế toán thuế là gì? Khái niệm về kế toán thuế

Kế toán thuế là kế toán có trách nhiệm phụ trách về việc tính toán, khai báo thuế trong doanh nghiệp. Một mặt, nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với nhà nước là phải có kế toán thuế. Ở mặt còn lại, kế toán thuế giúp Nhà nước có thể quản lý hiệu quả nền kinh tế được chia thành nhiều thành phần.

Kế toán thuế làm những gì? Công việc của kế toán thuế

Các công việc của kế toán thuế được chia ra theo các loại sau đây: Công việc đầu năm cần phải làm; công việc phải làm hàng ngày; công việc hàng tháng; công việc hàng quý và công việc cuối năm cần phải làm.

Công việc kế toán thuế làm đầu năm

Những công việc đầu năm mà kế toán thuế cần làm là kê khai và nộp thuế môn bài; nộp tờ khai các loại thuế; nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn; cụ thể là:

Kê khai và nộp thuế môn bài: Đây là loại thuế mà các doanh nghiệp mới thành lập phải nộp vào đầu năm. Kế toán thuế cần phải kê khai và nộp thuế môn bài muộn nhất là ngày 31 tháng 1 theo quy định của pháp luật.

Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tháng 12 hoặc quý IV của năm trước.

Nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tạm tính của quý IV của năm trước.

Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của quý IV của năm trước đó.

Công việc hàng ngày cần làm

Những công việc hàng ngày mà kế toán thuế cần phải làm có thể kể đến là tập hợp, xử lý các loại hóa đơn, chứng từ phát sinh, đồng thời tiến hành hạch toán các chứng từ như:

Thu thập hóa đơn đầu ra, đầu vào.

Xử lý và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp của hóa đơn, tránh trường hợp sai lệch thông tin trên hóa đơn.

Nộp tiền thuế nếu có các loại thuế phải nộp phát sinh để tránh trường hợp bị phạt do nộp chậm, nộp trễ.

Hạch toán những nghiệp vụ trong ngân hàng như tiền đến, tiền đi.

Nộp tiền vào ngân sách Nhà nước hạch toán các nghiệp vụ về quỹ dựa vào các loại phiếu chi, phiếu thu.

Sắp xếp, lưu trữ các hóa đơn, chứng từ thật khoa học để có thể tìm kiếm lại một cách nhanh chóng khi cần.

Công việc hàng tháng

Hàng tháng, kế toán thuế cần phải đảm bảo những việc sau đây:

Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và có doanh thu từ 50 tỷ đồng trở lên.

Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân nếu doanh nghiệp phát sinh số thuế TNCN từ 50 triệu VNĐ trở lên.

Lập tờ khai cho các loại thuế khác nếu có.

Lập báo cáo cho tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (nếu doanh nghiệp thành lập dưới 12 tháng).

Thực hiện bút toán phân bổ những dụng cụ, công cụ và trích hao tài sản cố định.

Cân đối các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và có phương án xử lý; tránh dồn việc vào cuối năm.

Công việc hàng quý

Hàng quý, kế toán thuế có nhiệm vụ lập các báo cáo theo quý. Những loại báo cáo này bao gồm:

Tờ khai thuế GTGT (nếu doanh nghiệp mới thành lập và doanh thu ít hơn 50 tỷ VNĐ)

Tờ khai thuế Thu nhập cá nhân

Báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp (những hóa đơn đã dùng, những hóa đơn bị hỏng)

Lưu ý: Hạn nộp của các báo cáo trên là ngày 30 của tháng đầu tiên của quý sau.

Công việc cuối năm

Vào cuối năm, kế toán thuế sẽ có rất nhiều việc quan trọng phải làm:

Hoàn thành báo cáo tài chính cho cả năm. Đây là công việc quan trọng nhất. Báo cáo tài chính năm sẽ gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BC tài chính, Bảng cân đối số phát sinh tài khoản.

Lập báo cáo thuế quý IV.

Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN của năm

Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) của năm

In các loại sổ sách phục vụ cho việc quyết toán thuế và việc thanh tra của kiểm toán. Những loại sổ sách này bao gồm: Sổ cái các tài khoản; Sổ quỹ tiền mặt; Sổ tiền gửi ngân hàng; Sổ chi tiết các tài khoản; Bảng trích khấu hao tài sản cố định; Phiếu thu – chi; …

Kết cấu, nội dung phản ánh của tài khoản 3331

Căn cứ dựa vào điều 41 thông tư 133/2016/TT-BTC, tài khoản 3331 có kết cấu và nội dung phản ánh hạch toán thuế GTGT cụ thể như sau.

Bên Nợ:

Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ đó;

Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN trong kỳ đó;

Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế còn phải nộp;

Số thuế GTGT của hàng bán bị giảm giá, bị trả lại.

Bên Có:

Số thuế GTGT hàng nhập khẩu, Số thuế GTGT đầu ra cần phải nộp;

Số dư bên Có:

Số thuế GTGT còn phải nộp vào Ngân sách của Nhà nước.

Trường hợp đặc biệt

Trong trường hợp khác, TK 3331 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) của TK 3331 để phản ánh số thuế GTGT đã nộp lớn hơn số thuế GTGT phải nộp cho Nhà nước, hoặc là phản ánh số toán thuế GTGT đã nộp được xét giảm, miễn hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.
Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

Tài khoản 33311 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Dùng phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng bán bị giảm giá, bị trả lại, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hoá, sản phẩm dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.

Tài khoản 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Dùng phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu đã nộp, cần phải nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Cách hạch toán tài khoản 3331

Căn cứ theo nguyên tắc kế toán tài khoản 3331 – Thuế GTGT phải nộp. Căn cứ dựa vào kết cấu và nội dung phản ánh hạch toán thuế GTGT của tài khoản 3331.

Cách hạch toán tài khoản 3331 – khi bán hàng (khi viết hóa đơn) và khi nộp thuế

Cách hạch toán thuế GTGT đầu ra nộp theo phương pháp khấu trừ

Khi xuất hóa đơn GTGT dựa theo phương pháp khấu trừ và DN nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh thu nhập, doanh thu theo giá bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT cần phải nộp được tách riêng tại thời điểm xuất hóa đơn, hạch toán thuế GTGT:

Nợ các TK 111, 131, 112 (tổng giá thanh toán)

Có các TK 511, 711, 515 (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 33311 –Thuế giá trị gia tăng đầu ra.

hạch toán nộp thuế gtgt
hạch toán nộp thuế gtgt

Cách hạch toán thuế GTGT đầu ra nộp theo phương pháp trực tiếp

Kế toán lựa chọn một trong 2 phương pháp hạch toán thuế GTGT dưới đây ghi sổ sau:

Phương pháp 1: Tách riêng ngay số thuế GTGT cần phải nộp khi xuất hóa đơn, ghi:

Nợ các TK 111, 131, 112(tổng giá thanh toán)

Có các TK 511, 711, 515 (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 33311 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra.

Phương pháp 2: Ghi nhận doanh thu gồm có cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, và định kỳ khi xác định số thuế GTGT cần nộp kế toán ghi giảm doanh thu, thu nhập tương ứng:

Ghi nhận doanh thu gồm cả thuế, hạch toán thuế GTGT:

Nợ các TK 111, 131, 112 (tổng giá thanh toán)

Có các TK 511, 711, 515 (giá bao gồm thuế GTGT – tổng thanh toán)

Định kỳ và xác định thuế GTGT phải nộp, hạch toán:

Nợ các TK 511, 515, 711

Có TK 33311 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra.

Cách hạch toán khi nộp thuế GTGT đầu ra vào Ngân sách Nhà nước

Nợ TK 33311 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra

Có các TK 111, 112.

Cách hạch toán tài khoản 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Hạch toán số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu

Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu cần phải nộp được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 –Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 33312 –Thuế GTGT hàng nhập khẩu.

Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu cần nộp không được khấu trừ phải tính vào giá trị vật tư, TSCĐ nhập khẩu, hàng hóa thì hạch toán thuế GTGT ghi:

Nợ các TK 152, 156, 153, 211, 611,…

Có TK 33312 –Thuế GTGT hàng nhập khẩu.

Khi nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước

Nợ TK 33312 –Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Có các TK 111, 112,…

Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng cho bên giao ủy thác)

Khi nhận thông báo về nghĩa vụ đóng thuế GTGT hàng nhập khẩu từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế GTGT hàng nhập khẩu cần nộp được khấu trừ, hạch toán thuế GTGT ghi:

Nợ TK 133 –Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 33312 –Thuế GTGT hàng nhập khẩu).

Khi nhận được chứng từ về việc nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về số thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên được nhận ủy thác)

Có TK 3388 – Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay số tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu cho bên nhận ủy thác)

Có TK 138 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng trước cho bên nhận ủy thác để nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu)

Bên nhận ủy thác không phản ánh số toán thuế GTGT hàng nhập khẩu cần nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)

Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã được nhận của bên giao ủy thác)

Có các TK 111, 112.

Cách hạch toán tài khoản 3331-Thuế GTGT phải nộp khi thực hiện khấu trừ thuế

Định kỳ, kế toán tính, và xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra phải nộp trong kỳ, ghi:

Nợ 33311 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

Trường hợp tại thời điểm giao dịch có phát sinh chưa xác định được toán thuế GTGT đầu vào của hàng hóa và dịch vụ có được khấu trừ hay không, kế toán ghi nhận toàn bộ số thuế GTGT đầu vào TK 133. Định kỳ, khi xác định số thuế GTGT không được khấu trừ với thuế GTGT đầu ra, kế toán cần phản ánh vào chi phí có liên quan, ghi:

Nợ các TK 152, 156, 153…(thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng còn tồn kho)

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng đã xuất đối với sản xuất)

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (thuế GTGT đầu vào không khấu trừ của hàng đã xuất dùng cho các hoạt động đầu tư xây dựng)

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (toán thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng được xác định là tiêu thụ trong kỳ)

Nợ TK 642- Chi phí quản lý kinh doanh (6422, 6421) (thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng dùng cho hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp)

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (trong đó tổng số thuế đầu vào không được khấu trừ).

Cách hạch toán tài khoản 3331- khi được được giảm thuế

Trường hợp doanh nghiệp được giảm số thuế GTGT phải nộp, và kế toán ghi nhận số toán thuế GTGT được giảm vào thu nhập khác, ghi:

Nợ TK 33311 – Thuế GTGT cần phải nộp (nếu được trừ vào số thuế phải nộp)

Nợ các TK 111, 112 – Nếu số được giảm được nhận lại bằng tiền

Có TK 711 – Thu nhập khác.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Trần và Liên Danh về hạch toán nộp thuế gtgt. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin hãy liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139