Giấy triệu tập của công an phường

giấy triệu tập của công an phường

Khi có giấy triệu tập của công an mời lên làm việc người dân đa số sẽ có tâm lý rất hoang mang và lo lắng cũng như là lúng túng, cũng có rất nhiêu trường hợp hông biết nên làm gì và quyết định không đến triệu tập theo giấy triệu tập, vậy nhận được giấy triệu tập của công an không đi có được không? và nếu không đi có bị phạt hay không? giấy triệu tập của công an phường? nếu bạn vẫn chưa có câu trả lời thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

Hiểu như thế nào về giấy triệu tập của công an phường

Thường thì khi công an mời cá nhân lên để lấy thông tin hoặc thực hiện một hoạt động nào đó xác minh có liên quan tới một vụ việc thường gửi giấy triệu tập  đây chính là một trong những giấy tờ được ban hành trong thủ tục tố tụng hình sự; mang tính chất bắt buộc người bị triệu tập phải có mặt tại cơ quan Nhà nước; có thẩm quyền để lấy lời khai, xác minh thêm thông tin liên quan đến vụ việc cụ thể. Theo quy định tại thông tư 01/2006/TT-BCA quy định về giấy triệu tập trong quá trình điều tra như sau:

” Giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự; nên chỉ Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan khác trong Công an nhân dân; được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được sử dụng”.

Hiện nay thì cũng đã có những quy định cụ thể về giấy triệu tập cụ thể thì được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015; khi cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án, việc phải có mặt theo giấy triệu tập là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các đối tượng sau:

+  Bị can: Phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

+ Bị cáo: Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án, Luật sư hình sự giỏi.

+ Bị hại: Là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

+ Nguyên đơn dân sự: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và chấp hành quyết định; yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

+  Bị đơn dân sự: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền; tiến hành tố tụng (điểm a khoản 3 Điều 64).

+ Người làm chứng trong tố tụng: Là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng

Có thể nói giấy triệu, tập được sử dụng trong rất nhiều trường hợp; bởi các quan tiến hành tố tụng. Đặc biệt là cơ quan điều tra, vậy trong trường hợp người dân nhận được giấy triệu tập của công an nhưng không đến có sao không ?

Trên thực tế trong các văn bản khác hầu như không có khái niệm cụ thể như thế nào nhưng ta thấy thường, giấy triệu tập được hiểu chung là loại biểu mẫu được sử dụng trong hoạt động tố tụng, dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Tòa án.

Trong tố tụng hình sự chỉ có Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán là có thẩm quyền ký và sử dụng giấy này. Trong tố tụng dân sự, hành chính thì chỉ có Thẩm phán mới có thẩm quyền này. Do đó, nếu không phải là “người tham gia tố tụng” trong một vụ án/vụ việc cụ thể, công dân không thể bị triệu tập.

Khi nào cơ quan công an được gửi giấy triệu tập cho người dân?

Trong tố tụng hình sự, Thông tư 01/2006/TT-BCA(C11) quy định:

Giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự nên chỉ Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được sử dụng.

Thông tư này cũng yêu cầu việc sử dụng giấy triệu tập phải đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng hình sự quy định.

Hiện nay, trong các văn bản khác hầu như không có khái niệm cụ thể giấy triệu tập là gì. Tuy nhiên, thông thường, giấy triệu tập được hiểu chung là loại biểu mẫu được sử dụng trong hoạt động tố tụng, dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Tòa án.

Trong tố tụng hình sự chỉ có Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán là có thẩm quyền ký và sử dụng giấy này. Trong tố tụng dân sự, hành chính thì chỉ có Thẩm phán mới có thẩm quyền này.

Do đó, nếu không phải là “người tham gia tố tụng” trong một vụ án/vụ việc cụ thể, công dân không thể bị triệu tập.

Mẫu giấy triệu tập của công an phường

Mẫu 193/CQĐT theo Thông tư 61/2017/TT-BCA

……………………………………………….

………………………………………………

Số: ……………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

(Liên 1)

………………………. , ngày ……. tháng ……. năm ……………….

GIẤY TRIỆU TẬP

(Lần thứ ………………)

Cơ quan………………………………….

yêu cầu………………………….

Nơi cư trú (hoặc nơi làm việc):………………………..

Đúng ………………giờ ……………….ngày……………….tháng………………..năm

có mặt tại……………………………………

để………………………………

và gặp……………………………

……………………………………………….

………………………………………………

Số: ……………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

(Liên 2)

………………………. , ngày ……. tháng ……. năm ……………….

GIẤY TRIỆU TẬP

(Lần thứ ………………)

Cơ quan………………….

yêu cầu………………….

Nơi cư trú (hoặc nơi làm việc):………………….

Đúng ………………giờ ……………….ngày……………….tháng………………..năm

có mặt tại………………….

để……………………………

Khi đến mang theo Giấy triệu tập này, CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác và gặp

Ghi chú: Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người chứng kiến có nghĩa vụ phải có mặt theo Giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, tư vấn luật hình sự chi tiết

Trường hợp bị hại, người làm chứng cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải.

giấy triệu tập của công an phường
giấy triệu tập của công an phường

Mẫu số 01/PTHA: Giấy triệu tập theo Thông tư 96/2016/TT-BQP

Mẫu số 01/PTHA

BTL QK…(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ………./GTT-PTHA

…………., ngày ….. tháng ……. năm ……

GIẤY TRIỆU TẬP

Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự ……………………….;

Chấp hành viên Phòng Thi hành án ……………………………………………………….

Triệu tập ông (bà): ……………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………

Đến …………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ ………………………………………………………………………………………………

Vào hồi: ……..giờ ………ngày ……..tháng …….. năm …..

Để …………………………………………………………………………………………………….

Yêu cầu ông (bà) có mặt đúng thời gian, địa chỉ trên, khi đi mang theo Giấy triệu tập này và Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác.

 

CHẤP HÀNH VIÊN

Vào hồi: …………. giờ ….. ngày ….. tháng …… năm …… tại …………………..

Ông (bà): …………….………………………… đại diện

đã giao cho ông (bà) …………………………………………………Giấy triệu tập số: ………..ngày …… tháng …… năm …… của ………………..

về việc ………………………………………………………………………………………………

NGƯỜI NHẬN
(Ký, ghi rõ họ, tên)

NGƯỜI GIAO
(Ký, ghi rõ họ, tên)

Trường hợp nào Công an được phép triệu tập người dân lên làm việc?

Theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng hình sự, điều tra viên được triệu tập người dân lên làm việc trong những trường hợp au đây:

– Triệu tập và hỏi cung bị can;

– Triệu tập và lấy lời khai của các đối tượng: Người tố giác, báo tin về tội phạm; Người bị tố giác, kiến nghị khởi tố; Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;

– Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ;

– Triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự, Luật sư bào chữa hình sự chi tiết. 

Theo đó, mục đích của việc triệu tập người dân lên làm việc nhằm thu thập thông tin, chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án. Đồng thời, Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định người dân bắt buộc phải làm việc với cơ quan Công an khi là một trong những người tham gia tố tụng trong một vụ án đã được khởi tố.

Có được phép từ chối lên làm việc khi bị Công an triệu tập không?

Như đã nêu trên, người dân buộc phải có mặt theo Giấy triệu tập của cơ quan Công an nếu là một trong những người tham gia tố tụng trong một vụ án đã được khởi tố. Tuy nhiên, với các trường hợp dưới đây thì có quyền từ chối làm việc với cơ quan Công an:

– Cơ quan điều tra yêu cầu sự hợp tác của người dân mà không có Giấy mời, Giấy triệu tập đúng quy định của pháp luật.

– Nội dung làm việc không được ghi trong Giấy mời, Giấy triệu tập.

– Trường hợp bắt giữ, cưỡng chế trái với quy định phạm luật, xâm phạm quyền con người được quy định trong hiến pháp.

Công an có được triệu tập qua điện thoại hoặc thông qua người khác?

Theo Thông tư 01/2006/TT-BCA(C11), nghiêm cấm lợi dụng việc sử dụng giấy triệu tập để giải quyết các việc không đúng mục đích, đối tượng, chức năng, thẩm quyền như lợi dụng việc ký, sử dụng giấy triệu tập gọi hỏi nhiều lần về các vấn đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án hoặc hỏi đi hỏi lại về một vấn đề mà họ đã trình bày… làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm mất uy tín cửa cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đặc biệt, nghiêm cấm Điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời.

Nếu người được triệu tập hoặc được mời ở quá xa trụ sở của Cơ quan điều tra thì có thể triệu tập hoặc mời họ đến trụ sở công an nơi ở hoặc nơi làm việc của họ để lấy lời khai hoặc báo cáo đề xuất Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án thực hiện việc ủy thác điều tra.

Như vậy, công an không được triệu tập qua điện thoại hoặc thông qua người khác. Người dân khi bị triệu tập bắt buộc phải có giấy triệu tập, có chữ ký và con dấu. Nếu bị triệu tập qua điện thoại thì có thể là thủ đoạn lừa đảo hoặc do cơ quan công an làm sai. Lúc này, người dân có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.

Trên đây là nội dung tư vấn về quy định triệu tập công an trong Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015. Trường hợp bạn còn vướng mắc cần tư vấn trực tiếp hãy liên hệ với Công ty luật. Luật sư tư vấn của Luật Trần và Liên Danh luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của bạn.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139