Giải thể doanh nghiệp nước ngoài

sản xuất mỹ phẩm

Để nhà đầu tư  nước ngoài chấm dứt hoàn toàn các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình thì nhà đầu tư phải tiến hành đầy đủ các trình tự, thủ tục để giải thể doanh nghiệp theo qui định của Luật Doanh nghiệp. Các quy định này được qui định cụ thể hóa từ Điều 207 đến Điều 210 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Chúng tôi xin tóm tắt lại một số bước giải thể doanh nghiệp nước ngoài như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020;

Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021;

Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021.

Khái niệm giải thể doanh nghiệp

Thuật ngữ “giải thể” được Từ điển tiếng Việt giải nghĩa là “không còn tồn tại, làm cho không còn tồn tại như một tổ chức, các thành phần, thành viên phân tán đi”. Theo cách hiểu này, giải thể là chấm dứt sự tồn tại của một tổ chức. Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) định nghĩa: Giải thể doanh nghiệp “là thù tục chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp với tư cách là một chủ thể kinh doanh bằng cách thanh lý tài sản của doanh nghiệp để trả nợ cho các chủ nợ”. Giải thể trước hết là hoạt động do doanh nghiệp tiến hành vói các công việc chính là thanh lý tài sản và thanh toán nợ, tiến tới châm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp để rút khỏi thị trường. Nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức, cá nhân có liên quan khi doanh nghiệp giải thể, pháp luật quy định điều kiện, thủ tục tiến hành giải thể, bảo đảm cho việc doanh nghiệp chỉ chấm dứt tồn tại và rút khỏi thị trường khi hoàn thành các nghĩa vụ đã tạo lập trong quá trình hoạt động.

Như vậy, có thể hiểu: Giải thể doanh nghiệp là quá trình chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán hoặc bảo đảm thanh toán các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp.

Đặc điểm pháp lý của giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp được khái quát bởi các đặc điểm pháp lý như sau:

– Về bản chất: Giải thể doanh nghiệp là một quá trình với những hoạt động nhằm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, để doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Đây là quá trình diễn ra với các hoạt động: hoạt động kinh tế (thanh lý tài sản, thanh toán nợ) và hoạt động pháp lý (thủ tục hành chính để “xoá tên” doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh).

– Về lý do giải thể: Lý do giải thể khá đa dạng, có thể xuất phát từ vi phạm pháp luật của doanh nghiệp hoặc ý chí tự nguyện của chủ doanh nghiệp.

Đa phần, doanh nghiệp giải thể khi chủ đầu tư không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh hoặc kinh doanh thua lỗ nhưng chưa đến mức độ mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Bên cạnh đó, lý do vi phạm pháp luật của doanh nghiệp cùng với việc bị áp dụng chế tài đính chỉ hoạt động và rút giấy phép sẽ dẫn đến trường hợp giải thể bắt buộc, ví dụ như trường họp khai man hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kinh doanh trái phép, số lượng thành viên giảm dưới mức tối thiểu mà không xử lý, khắc phục trong thời gian luật định…

– Về điều kiện giải thể: Doanh nghiệp chỉ thực hiện thủ tục giải thể để rút khỏi thị trường khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản. Nếu mất khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn, doanh nghiệp thuộc trường hợp áp dụng pháp luật phá sản để chấm dứt hoạt động. Như vậy, có thể nói, khả năng thanh toán của doanh nghiệp là yếu tố quyết định việc doanh nghiệp rút khỏi thị trường thông qua thủ tục giải thể hay phá sản.

– Chủ thể quyết định việc giải thể: Chủ sở hữu doanh nghiệp là người quyết định việc giải thể doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh không có thẩm quyền đồng ý hay phản đối việc giải thể mà chỉ xem xét tính hợp lệ của hô sơ giải thể và khi không có khiếu nại về việc giải thể thì sẽ quyết định cập nhật tình trạng “đã giải thể” của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (trước đây gọi ỉà chấp thuận hồ sơ giải thể và xoá tên doanh nghiệp trong Sổ đăng ký kinh doanh).

Đối với các trường hợp giải thể bắt buộc, chủ sở hữu doanh nghiệp buộc phải quyết định giải thể doanh nghiệp trên cơ sở quyết định đình chỉ hoạt động, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền hay quyết định của Toà án. Trong trường hợp này, mặc dù không trực tiếp ra quyết định giải thể nhưng về bản chất, có thể coi cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ thể quyết định giải thể doanh nghiệp, vì chủ sở hữu doanh nghiệp ra quyết định giải thể mà không xuất phát từ tự do ý chí của mình.

Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Doanh nghiệp chỉ tiến hành giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Trình tự, thủ tục tiến hành giải thể doanh nghiệp nước ngoài

Bước 1: Doanh nghiệp thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp

Nghị quyết, quyết định của doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu như sau:

Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

Lý do giải thể;

Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;

Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;

Bước 2: Gửi hồ sơ giải thể đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Bước 3: Thanh lý tài sản công ty

Doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

giải thể doanh nghiệp nước ngoài
giải thể doanh nghiệp nước ngoài

Bước 4: Tiến hành thủ tục đóng mã số thuế Công ty

Tùy thuộc vào thực tế hồ sơ kế toán của doanh nghiệp mà thủ tục đóng cửa mã số thuế sẽ kéo dài từ 06 tháng trở lên (không bao gồm thủ tục xử phạt, vi phạm, chậm nộp phát sinh);

Trong quá trình thực hiện thủ tục quyết toán thuế, doanh nghiệp tiến hành các thủ tục giảm lao động và giải quyết các chế độ có liên quan cho người lao động trong thời hạn qui định tại Bộ Luật lao động.

Bước 5 : Trả dấu (mộc tròn) công ty

Trong trường hợp dấu của doanh nghiệp do cơ quan công an cấp thì doanh nghiệp tiến hành thực hiện thủ tục trả dấu tại cơ quan đã cấp.

Bước 6: Nộp trả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động dự án

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.

Thời gian dự kiến tiến hành giải thể doanh nghiệp

Sau 180 ngày kể từ ngày gửi quyết định giải thể đến Sở Kế hoạch và đầu tư nếu không có sự phản đối của các bên và doanh nghiệp dã hoàn tất các bước nêu trên, trong 05 ngày làm việc Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Chấm dứt dự án đầu tư

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc tài liệu tương đường ngoài các việc thực hiện các thủ tục giải thể doanh nghiệp thì nhà đầu tư thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư kèm theo bản sao tài liệu ghi nhận việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan.

Một số câu hỏi về giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp thành lập được bao nhiêu lâu mới có quyền giải thể?

Pháp luật không qui định cụ thể về việc doanh nghiệp phải hoạt động ít nhất là bao nhiêu măm mới được giải thể. Doanh nghiệp có quyền giải thể theo các trường hợp mà Luật doanh nghiệp đã qui định.

Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài có bắt buộc phải giải thể không?

Doanh nghiệp chỉ giải thể trong các trường hợp sau:

Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên nào?

Các khoản nợ của doanh nghiệp được ưu tiên thanh toán như sau:

Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

Nợ thuế;

Các khoản nợ khác;

Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần;

Các hồ sơ cần nộp khi làm thủ tục giải thể doanh nghiệp?

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp gồm:

Thông báo về giải thể doanh nghiệp;

Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);

Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế; (trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Thuế).

Giấy chứng nhận của cơ quan công an về việc đã trả dấu

Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên/Đại hộ đồng cổ đông/Chủ sở hữu về việc giải thể doanh nghiệp;

Phương án giải quyết nợ (nếu có).

Các bước tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp?

Có 6 bước để tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp:

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty.

Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty.

Bước 4: Chấm dứt hiệu lực của mã số thuế; Quyết toán thuế và giải quyết các chế độ cho người lao động;

Bước 5: Trả dấu (nếu có)

Bước 6: Nộp hồ sơ giải thể để cập nhật tình trạng pháp lý giải thể của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về giải thể công ty nước ngoài. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139