Liên hợp quốc là một cụm từ không còn quá xa lạ đối với nhiều người hiện nay tuy nhiên không phải ai cũng biết nhiệm vụ chính của liên hợp quốc là gì? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn.
Liên hợp quốc là gì?
Liên hợp quốc là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung.
Liên Hợp Quốc được thành lập vào giai đoạn cuối Thế chiến II, với mục đích là ngăn chặn các cuộc xung đột quy mô toàn cầu trong tương lai và thay thế cho một tổ chức đã giải thể trong quá khứ là Hội Quốc Liên vốn hoạt động không mấy hiệu quả.
Tới năm 2011 có 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc gồm tất cả các quốc gia độc lập được thế giới công nhận.
Những mục đích được nêu ra của Liên Hợp Quốc là ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ nhân quyền, cung cấp một cơ cấu cho luật pháp quốc tế và để tăng cường tiến bộ kinh tế, xã hội, cải thiện các điều kiện sống và chống lại bệnh tật.
Liên Hợp Quốc tạo cơ hội cho các quốc gia nhằm đạt tới sự cân bằng trong sự phụ thuộc lẫn nhau trên bình diện thế giới và giải quyết các vấn đề quốc tế.
Vai trò của Liên hợp quốc
Trước khi tìm hiểu về nhiệm vụ chính của liên hợp quốc là gì cần nắm được các vai trò của Liên hợp quốc như sau:
– Liên hợp quốc ra đời ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã phản ánh khát vọng chung về thế giới hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển.
– Giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế;
– Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc;
– Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật.
– Liên hợp quốc góp phần giải quyết nhiều cuộc xung đột, khôi phục hòa bình và hỗ trợ tái thiết tại nhiều quốc gia, khu vực.
– Một trong những thành tựu lớn nhất của Liên hợp quốc là củng cố hòa bình, thúc đẩy an ninh và hỗ trợ giải quyết, ngăn chặn nhiều cuộc xung đột vũ trang và tranh chấp quốc tế.
Như vậy không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Liên hợp quốc trong nỗ lực chung loại bỏ nguy cơ chiến tranh thế giới, kiểm soát và hạn chế vũ khí giết người hàng loạt.
– Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam:
+ Chăm sóc trẻ em, các bà mẹ có thai và nuôi con nhỏ, tiêm chủng phòng dịch, đào tạo nguồn nhân lực, các dự án trồng rừng, giúp các vùng bị thiên tai, ngăn chặn dịch AIDS.
+ Chương trình phát triển LHQ – UNDP viện trợ khoảng 270 triệu USD, quỹ nhi đồng LHQ – UNICEF giúp khoảng 300 triệu USD, quỹ dân số thế giới và UNFPA giúp 86 triệu USD, tổ chức nông lương thế giới FAO giúp 76,7 triệu USD.
Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc
Các nguyên tắc hoạt động chủ đạo của Liên hợp quốc quy định trong Hiến chương là:
– Bình đẳng về chủ quyền quốc gia;
– Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia;
– Cấm đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế;
– Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước;
– Thực hiện các nghĩa vụ quốc tế;
– Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
Trải qua nhiều năm phát triển Liên hợp quốc đã trở thành tổ chức toàn cầu rộng rãi nhất với sự tham gia của hầu như toàn bộ các quốc gia độc lập trên khắp hành tinh. Vai trò và hoạt động của Liên hợp quốc được mở rộng về mọi mặt, nỗ lực hoạt động hướng tới thực hiện các tôn chỉ mục đích đã được đề ra. Từ đó đem lại những tác động tích cực, to lớn đến đời sống quốc tế và của từng dân tộc.
Với những thành tựu quan trọng đã đạt được thì Liên hợp quốc đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận là tổ chức toàn cầu có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống chính trị quốc tế và là nền tảng không thể thiếu cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng hơn.
Nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là gì?
Hội nghị I-an-ta còn có một quyết định quan trọng khác là thành lập một tổ chức quốc tế mới là Liên hợp quốc.
Nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc, thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo,…
Trong hơn nửa thế kỷ qua, Liên hợp quốc đã có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình an ninh thế giới, đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa, nhất là đối với các nước Á, Phi và Mĩ La-tinh.
Nước ta tham gia Liên hợp quốc từ tháng 9-1977.
Nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là gì? Câu trả lời là Nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc,…
Chức năng của Liên hợp quốc hiện nay
Nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là gì? đã được giải thích ở nội dung trên, theo đó chức năng của Liên hợp quốc hiện nay như sau:
– Cũng như trước đây chức năng chính của Liên hợp quốc hiện nay là duy trì hòa bình và an ninh cho tất cả các quốc gia thành viên.
– Hướng tới bảo vệ nhân quyền và hỗ trợ nhân đạo khi cần thiết. Năm 1948 Đại hội đồng đã thông qua Tuyên ngôn Quốc tế về Quyền con người như một tiêu chuẩn cho các hoạt động nhân quyền của mình.
– Liên hợp quốc đóng một phần không thể thiếu trong phát triển kinh tế và xã hội thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, đây là nguồn viện trợ không hoàn lại kỹ thuật lớn nhất trên thế giới.
Sứ mệnh cao cả của Liên Hợp quốc được ghi rõ trong Hiến chương Liên Hợp quốc là sự phản ánh nguyện vọng của các dân tộc mới trải qua những hậu quả nặng nề do chiến tranh Thế giới thứ hai. Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của một cơ sở toàn diện cho hòa bình, các quốc gia thành viên đề ra mục đích hàng đầu của tổ chức Liên Hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Đồng thời cũng xác định những vai trò quan trọng khác cho các hoạt động của Liên hợp quốc là tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thúc đẩy hợp tác để giải quyết các vấn đề phát sinh. Đặc biệt, Liên Hợp quốc nắm vai trò trung tâm điều hòa các hoạt động của các quốc gia hướng theo những mục đích đó.
Vai trò của Liên Hợp quốc còn được thể hiện qua thực tiễn hoạt động trong hơn 60 năm qua. Những tác động tích cực, to lớn đến mọi mặt của đời sống quốc tế và từng dân tộc tuy rằng tổ chức này đã phải trải qua nhiều khó khăn và chịu một số hạn chế. Số lượng thành viên có sự tăng lên nhanh chóng làm hiệu quả lên việc thúc đẩy quá trình thực dân hóa, góp phần đưa các vùng lãnh thổ không tự quản gồm tới hơn 700 triệu người trở thành 80 quốc gia độc lập.
Theo đề nghị của những bên xung đột tổ chức Liên Hợp quốc đã triển khai hơn 60 hoạt động gìn giữ hòa bình nhằm góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các bên đi đến các thỏa thuận chấm dứt xung đột và thực hiện các thỏa thuận đó. Liên Hợp quốc đã xây dựng và tiến hành soạn thảo được 15 Công ước quốc tế về giải trừ quân bị, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình và ổn định Thế giới. Do đó, lực lượng gìn giữ hòa bình của tổ chức Liên Hợp quốc đã được trao tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel vào năm 1988. Sau đó, Tổ chức Liên Hợp quốc và ông Tổng thư ký Kofi Anna được tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel năm 2001.
Những đóng góp lớn của tổ chức Liên Hợp quốc là đã góp phần ngăn chặn không để xảy ra một cuộc chiến tranh Thế giới mới trong 62 năm qua. Những cuộc khủng hoảng quốc tế đã được giải quyết với sự trung gian hòa giải của tổ chức Liên Hợp quốc. Theo những số liệu được thống kê bởi Liên Hợp quốc, tổ chức đã hỗ trợ được các cuộc thương lượng đưa đến giải pháp hòa bình cho hơn 170 cuộc xung đột xảy ra trên khắp các khu vực trên Thế giới.
Liên hợp quốc cũng đã tạo được môi trường kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế bình đẳng và quan tâm thích đáng đến lợi ích của các nước đang phát triển. Những tổ chức của Liên Hợp quốc cũng đã có sự hỗ trợ trực tiếp về tri thức, vốn cho các nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và y tế ở các quốc gia đang phát triển. Tại mổ số diễn đàn, các quốc gia đã ký kết hơn 500 Điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong rất nhiều các lĩnh vực của giao lưu quốc tế. Đặc biệt, phải kể đến Công ước về Luật biển năm 1982, đưa ra khuyến nghị định hướng cho các chủ đề của pháp luật quốc tế và xây dựng chuẩn mực cho các lĩnh vực chuyên môn khác.
Ở lĩnh vực đảm bảo, thức đẩy quyền con người, những quốc gia thành viên đã xây dựng các văn kiện cơ bản nhất trong các lĩnh vực nhân quyền là Tuyên ngôn Nhân quyền, Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; Công ước về quyền dân sự và chính trị làm cơ sở cho hơn 80 Công ước, Tuyên bố được thông qua sau đó về các vấn đề khác nhau liên quan đến quyền con người.
Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, LHQ đã thiết lập cái gọi là Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của mình. Hầu hết các quốc gia thành viên và các tổ chức quốc tế khác nhau đã nhất trí hướng tới các mục tiêu liên quan đến giảm nghèo và tỷ lệ tử vong ở trẻ em, chống lại bệnh tật và dịch bệnh và phát triển quan hệ đối tác toàn cầu về phát triển quốc tế, vào năm 2015.
Một báo cáo được đưa ra khi thời hạn gần đến đã ghi nhận những tiến bộ đã đạt được, ca ngợi những nỗ lực ở các quốc gia đang phát triển, đồng thời lưu ý những thiếu sót cũng như cần tiếp tục tập trung: người dân vẫn sống trong cảnh nghèo đói không được tiếp cận các dịch vụ, bất bình đẳng giới, chênh lệch giàu nghèo và khí hậu tác động của thay đổi đối với những người nghèo nhất.
Trên đây là toàn bộ những thông tin của chúng tôi về nhiệm vụ chính của liên hợp quốc là gì.