Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà

đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà

Bạn có nhà cho thuê, nhưng người thuê nhà của bạn lại cho người khác thuê mà không bàn bạc gì với bạn, bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà vì người thuê đã vi phạm hợp đồng theo quy định tại Bộ luật dân sự.

Bạn nên gửi Thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà đến người đang thuê nhà của bạn để người ta chuyển đi nơi khác Luật Trần và Liên Danh xin gửi đến các bạn độc giả mẫu Thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà rất đầy đủ, chi tiết để các bạn tham khảo.

Cấu trúc của hợp đồng

Hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận ý chí của các bên và có giá trị ràng buộc các bên trong thỏa thuận khi thỏa thuận này đã được xác lập. Về cơ bản cấu trúc của hợp đồng thường có:

– Quốc hiệu tiêu ngữ; căn cứ pháp luật; tên hợp đồng; thông tin chi tiết của các bên;

+ Quốc hiệu tiêu ngữ là thông tin thường có trong hợp đồng

+ Tên hợp đồng: tùy thuộc vào loại hợp đồng thì sẽ có tên hợp đồng cụ thể khác nhau: Ví dụ: Hợp đồng thương mại; hợp đồng nguyên tắc; hợp đồng kinh tế;…

– Nội dung của hợp đồng;

– Chữ ký của các bên; phụ lục hợp đồng.

Hình thức hợp đồng

Hình thức của hợp đồng được hiểu là cách thức thể hiện hợp đồng để ghi nhận sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận về hình thức của hợp đồng bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Khi các bên thỏa thuận giao kết bằng một trong ba hình thức trên thì hợp đồng được xem xét là đã giao kết và phải tuân theo quy định về nội dung của hình thức đó. Trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật có quy định về việc hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực thì khi đó hình thức của hợp đồng bắt buộc phải tuân theo các quy định của pháp luật.

Đối với loại hợp đồng dân sự, pháp luật quy định phải được thể hiện bằng một hình thức nhất định (như phải được làm thành văn bản) thì các bên giao kết hợp đồng phải thể hiện hợp đồng theo hình thức đó.

Các bên giao kết hợp đồng dân sự ở nước ngoài thì hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng.

Nếu hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức hợp đồng được giao kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam.

Riêng hình thức hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công trình, nhà cửa và các bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các lưu ý khi viết thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng

Để thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng có giá trị pháp lý, cần lưu ý các điểm quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng (kinh tế) và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——-o0o——-

…….., ngày….. tháng …….năm 20……

THÔNG BÁO

(V/v: Chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà)

Kính gửi: Ông …………………………… giới tính: ……..

Dân tộc: …………….

Chứng minh nhân dân số:……………….do Công an thành phố………..cấp ngày ………

Đăng ký hộ khẩu thường trú tại số …….. Quận ………………..

Tên tôi là : …………

Chứng minh thư nhân dân số:……………..do công an thành phố Hà Nội cấp ngày………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………..

Căn cứ vào Hợp đồng thuê nhà số……………………… ký ngày………………………ký giữa Ông ……….. và tôi tức ……………. đã ký kết và thực hiện hợp đồng thuê nhà này. Theo nguyên tắc thì trong quá trình thực hiện hợp đồng thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện hợp đồng thì ông ………. đã không thực hiện theo đúng thỏa thuận đó. Cụ thể, tính đến thời điểm này, Ông ………. đã không thực hiện việc thanh toán theo cam kết tại Điều 3, thể hiện như sau:

  1. Nhiều lần tôi đã gọi điện liên lạc mà tôi không nhận được thông tin nào về tiến độ thanh toán, thời gian gia hạn thanh tóan để thực hiện tiếp bản hợp đồng này, Ông ………. tắt máy, không nghe điện thoại.
  2. Trước đó, ngày…. tháng …. năm ……… Tôi có gửi tới đích danh Ông ……………….thư thông báo yêu cầu thực hiện thanh toán. Trong thông báo tôi có để thời gian Ông ………. trao đổi với tôi về việc thanh toán và thực hiện nghĩa vụ thanh toán, nhưng Ông ………. không có thông tin nào phản hồi.

Bên cạnh đó, bên ……………………… đã sử dụng và làm hư hỏng của tôi một chiếc điều hòa nhãn hiệu …….và 3 chiếc quạt trần màu xanh được gắn cố định trên tường đã bị gãy hỏng và bẻ cong, bị hư hỏng hoàn toàn, gây thiệt hại lớn về tài sản cho tôi.

Vì vậy trong trường hợp này để bảo vệ quyền lợi cho mình căn cứ theo hợp đồng thuê nhà số ……………………… đã ký ngày ………………………bên trên, thì trong trường hợp nếu một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng thì bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, và báo trước cho bên còn lại trước 30 ngày. Vậy, hôm nay, ngày……………………… tôi viết thông báo về việc chấm dứt hợp đồng này đến………………………để………………………biết và thực hiện đúng nội dung trong hợp đồng số………………………đã ký ngày……………………….

Xin chân thành cám ơn.

Người lập văn bản

(ký và ghi rõ họ tên)

đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà
đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà

Hợp đồng thuê nhà có bị chấm dứt hiệu lực nếu chủ nhà bán nhà cho người khác?

Thưa luật sư, tôi có thuê căn hộ và thanh toán đến ngày 31/03/2019 với chủ nhà cũ. Hiện tại có một người chủ mới tới thông báo là trong vòng 03 ngày phải dọn đi (27/01/2019 dọn).

Bây giờ, tôi phải giải quyết như thế nào nếu chủ cũ không trả lại tiền thuê và chủ mới không cho ở?

Cảm ơn.

Trả lời:

Căn cứ khoản 2 Điều 133 Luật nhà ở năm 2014 quy định về quyền tiếp tục thuê nhà ở như sau:

Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chuyển quyền sở hữu nhà ở đang cho thuê cho người khác mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng; chủ sở hữu nhà ở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Vậy trong trường hợp của bạn, bạn có quyền được tiếp tục thuê căn nhà này cho tới khi hết hạn hợp đồng theo quy định nêu trên.

Do hợp đồng thuê nhà của bạn hết hạn ngày 31/03/2019 và ngày 27/01/2019 người chủ nhà mới đã yêu cầu bạn dọn đi nên trong trường hợp này chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn theo phương pháp đàm phán, thương lượng để 3 bên cùng thực hiện đúng hợp đồng.

Trong trường hợp bạn không thể thương lượng được, thì bạn có quyền yêu cầu người chủ đã cho bạn thuê nhà trả lại tiền đặt cọc (nếu có) và tiền nhà đã thanh toán trước, đồng thời, bồi thường những thiệt hại do việc đơn phương chấm dứt hợp đòng trước thời hạn mà họ gây ra cho bạn.

Chấm dứt hợp đồng thuê nhà có thể lấy lại tiền đặt cọc không?

Chào luật sư, em đang thuê một căn nhà để kinh doanh buôn bán với thời hạn 02 năm, tiền thuê mỗi tháng 26 triệu, đặt cọc cho chủ nhà 2 tháng tiền nhà và sẽ được hoàn trả lại khi hợp đồng chấm dứt. Nhưng buôn bán thua lỗ nên em muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Trước ngày chấm dứt hợp đồng 30 ngày, em có gọi điện thoại cho chủ nhà để thông báo về việc chấm dứt hợp đồng, yêu cầu chủ nhà đến kiểm kê nhà và xin lấy lại tiền đặt cọc.

Chủ nhà nói sẽ xem xét. Đến ngày kiểm kê để bàn giao nhà. Chủ nhà lấy lý do để quên hợp đồng ở nhà và mượn em hợp đồng sau đó giữ luôn không trả lại. Và hôm sau thông báo không đồng ý trả tiền cọc cho em vì em đơn phương chấm dứt hợp đồng. Vậy em có thể khởi kiện chủ nhà để đòi lại tiền cọc được?

Rất mong luật sư tư vấn giúp em.

Trả lời:

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng đặt cọc như sau:

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Với trường hợp của bạn, bạn cần bám sát vào nội dung của hợp đồng đặt cọc để xác định rõ việc đặt cọc đảm bảo cho việc giao kết hay đảm bảo bạn sẽ thực hiện đúng hợp đồng.

Nếu để đảm bảo việc giao kết hợp đồng thì bạn hoàn toàn có quyền đòi lại do hai bên đã giao kết hợp đồng thuê nhà rồi, nếu để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng thì bạn xem lại hợp đồng xem có điều khoản nào cho phép bạn có quyền báo trước 30 ngày để chấm dứt hợp đồng khi không có nhu cầu thuê nữa hay không, nếu có thì đương nhiên, bạn có quyền đòi lại tiền cọc.

Ngược lại, nếu trong hợp đồng không có những nội dung nêu trên thì bạn chưa có căn cứ để yêu cầu người chủ nhà trả lại tiền đặt cọc cho bạn, tại thời điểm bạn gọi điện thoại để thông báo, người chủ nhà cũng chưa chấp thuận đề nghị của bạn thì việc chấm dứt hợp đồng giữa bạn và chủ nhà là chưa đúng với hợp đồng, thậm chí, trường hợp này, chủ nhà có quyền yêu cầu bạn bồi thường về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn.

Trên đây là toàn bộ nội dung về mẫu đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà, Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ tổng đài Luật Trần và Liên Danh để được gặp các Luật sư, chuyên viên tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Luật Trần và Liên Danh mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi ngày càng được hoàn thiện hơn!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139