Hộ kinh doanh cá thể là loại hình kinh doanh phù hợp với những ai có nhu cầu kinh doanh với quy mô kinh doanh nhỏ sử dụng dưới 10 lao động và không có nhu cầu sử dụng hóa đơn VAT. Ưu điểm của hộ kinh doanh là ít chịu sự điều chỉnh của pháp luật nên việc thành lập và hoạt động đơn giản. Tuy nhiên, hộ kinh doanh cũng có nhược điểm như chỉ được sử dụng tối đa là 10 lao động nên hạn chế quy mô của hộ kinh doanh, đồng thời hộ kinh doanh cũng phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, ngành nghề kinh doanh không được đa dạng và không được sử dụng hóa đơn VAT. Luật Trần và Liên danh cung cấp dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Bắc Giang với chi phí hợp lý, thủ tục nhanh gọn. Để khách hàng tiện tham khảo, chúng tôi sẽ tư vấn về loại hình kinh doanh hộ cá thể và quy trình thành lập hộ kinh doanh cá thể.
Cơ sở pháp lý về thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Luật doanh nghiệp hiện hành
- Nghị định hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
- Là một người hoặc một nhóm người là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực pháp luật, hành vi dân sự, một gia đình làm chủ và chỉ được đăng ký hộ kinh doanh tại một địa điểm. Hộ kinh doanh cá thể sử dụng dưới 10 người lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong hoạt động kinh doanh.
- Những ai thuộc diện sau đây sẽ không cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể: hộ gia đinh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngưu nghiệp, làm muối, người bán hàng rong, buôn chuyến, quà vặt, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên địa phương. Ngoài những đối tượng này thì tất cả những đối tượng còn lại phải thành lập, đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
- Hộ kinh doanh cá thể không được phép sử dụng quá 10 người lao động. Nếu hộ kinh doanh có hơn 10 người lao động, có 2 địa điểm kinh doanh phải đăng ký kinh doanh dưới các hình thức kinh doanh như doanh nghiệp, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn. Hộ kinh doanh cá thể không được phép làm và sử dụng con dấu. Các hộ kinh doanh đều phải đặt tên.
Những ai có thể thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên.
- Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Một nhóm hoặc 1 gia đình.
- Những người đã đứng tên hộ kinh cá thể thì không được đứng tên hộ kinh cá thể thứ 2.
- Những người đã đứng tên doanh nghiệp tư nhân thì không được thành lập nữa.
Đặt tên hộ kinh doanh
- Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Cụm từ “Hộ kinh doanh” và tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
- Tên hộ kinh doanh không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
- Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
- Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện và tên riêng của hộ kinhdoanh không vi phạm nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại Việt Nam.
Lưu ý khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể, dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Bắc Giang
Bên cạnh thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể, thì để cửa hàng, địa điểm kinh doanh của bạn hoạt động thuận lợi, khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Lưu ý khi đặt tên cho hộ kinh doanh cá thể
Tên của hộ kinh doanh phải tuân thủ những yêu cầu và quy định chung của pháp luật. Cụ thể như sau:
– Tên của hộ kinh doanh sẽ bao gồm loại hình + tên riêng. Và loại hình ở đây là Hộ kinh doanh. Tức là tên hộ kinh doanh khi đăng ký kinh doanh sẽ gồm: Hộ kinh doanh + Tên riêng.
– Lưu ý là tên riêng phải sử dụng các chữ cái thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt, cũng có thể kèm theo ký hiệu, chữ số và các chữ cái F, J, Z, W.
– Tên riêng hộ kinh doanh không được sử dụng những ký hiệu hay từ ngữ vi phạm văn hóa, không phù hợp thuần phong mỹ tục.
– Tên riêng đăng ký hộ kinh doanh phải đảm bảo không giống hay trùng lặp với hộ kinh doanh khác thuộc phạm vi huyện. Tên của hộ kinh doanh cấm sử dụng từ doanh nghiệp hay công ty. Bạn có thể đặt tên tiếng anh để tránh gây nhầm lẫn.
Lưu ý về ngành nghề kinh doanh
– Nếu muốn kinh doanh, bạn cần đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực kinh doanh mới có thể hoạt động. Nếu bạn kinh doanh ngành nghề, sản phẩm yêu cầu điều kiện thì cung cần đáp ứng đầy đủ điều kiện liên quan khi đăng ký ngành nghề như giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Lưu ý về số lượng lao động và số lượng cửa hàng:
– Hộ kinh doanh cá thể chỉ được thuê tối đa 10 lao động và danh sách lao động cần được ghi rõ khi đăng ký kinh doanh.
– Thành lập hộ kinh doanh cá thể, tức là bạn chỉ có thể đăng ký mở 1 cửa hàng, 1 địa điểm kinh doanh. Nếu muốn mở nhiều cửa hàng, chuỗi cửa hàng thì phải thay đổi hình thức đăng ký kinh doanh sang loại hình công ty.
Các loại thuế phải đóng khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể, dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Bắc Giang
Bên cạnh thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể, bạn cũng cần quan tâm đến việc đăng ký thuế. Tùy từng địa phương cán bộ thuế sẽ tới tận nơi để thực hiện để thực hiện đăng ký thuế cho hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh sẽ chuẩn bị 2 bản sao hộ kinh doanh và bản sao chứng minh nhân dân của chủ hộ kinh doanh.
Sau khi được cấp đầy đủ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (Giấy phép kinh doanh) và Giấy chứng nhận đăng ký thuế thì hộ kinh doanh phải đến Chi cục thuế quản lý để thực hiện đăng ký kê khai thuế ban đầu. Bởi vì định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh gửi danh sách hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật cấp tỉnh theo đúng quy định. Dựa vào mức doanh thu hàng tháng hộ kinh doanh kê khai mà Chi cục thuế sẽ căn cứ vào đó mà tính thuế. Sẽ có các loại thuế sau:
Thuế môn bài:
– Hộ kinh doanh cá thể nếu có mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không phải nộp thuế môn bài.
– Đối với hộ kinh doanh có mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì mức lệ phí môn bài cụ thể như sau:
+ Doanh thu từ 100 triệu dưới 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/ năm.
+ Doanh thu từ 300 triệu đến dưới 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/ năm
+ Doanh thu từ 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/ năm
Thuế GTGT, Thuế TNCN:
Cách tính thuế GTGT, thuế TNCN
– Với trường hợp hộ cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán, việc tính thuế GTGT, thuế TNCN căn cứ như sau:
+ Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ (%) thuế GTGT.
+ Số thuế TNCN phải nộp = doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ (%) thuế TNCN.
Trên cơ sở mức doanh thu do hộ kinh doanh tự khai báo, mức doanh thu khoán của năm liền trước năm tính thuế, thông tin tại cơ sở dữ liệu riêng của từng địa bàn, dự báo tình hình tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá… Chi cục Thuế sẽ duyệt mức doanh thu khoán ổn định, gửi cho cá nhân kinh doanh và công khai theo quy định.
Tỷ lệ % thuế GTGT, thuế TNCN
– Tỷ lệ % thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN tính trên doanh thu cụ thể như sau theo nhóm ngành được quy định như sau:
+ Hộ kinh doanh cá thể thực hiện phân phối, cung cấp hàng hoá, thì thuế GTGT là 1%, thuế TNCN là 0,5%
+ Đối với nhóm ngành dịch vụ không bao thầu nguyên vật liệu như cắt tóc gội đầu, sửa chữa đồ điện tử, sữa chữa đồ điện gia dụng… thì thuế GTGT là 5%, thuế TNCN là 2%
+ Đối với nhóm ngành dịch vụ có gắn với hàng hóa bao thầu nguyên vật liệu như sản xuất gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ăn uống, sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị phương tiện vận tải, ô tô, mô tô, xe máy…thì thuế GTGT là 3%; thuế TNCN là 1,5%
+ Hoạt động kinh doanh khác thuế GTGT là 2%, thuế TNCN là 1%.
Có nên thành lập hộ kinh doanh cá thể?
Hộ kinh doanh cá thể phù hợp với hình thức kinh doanh có quy mô nhỏ lẻ, việc kinh doanh được thực hiện tại một địa điểm cố định và sử dụng lao động ít.
Ưu điểm và quyền lợi khi đăng ký kinh doanh hộ cá thể:
- Các thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể đơn giản, không rườm rà
- Hộ kinh doanh cá thể không phải khai thuế hằng tháng
- Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản
- Quy mô hộ kinh doanh cá thể khá gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ
- Hộ kinh doanh được áp dụng chế độ thuế khoán
Tuy nhiên, việc đăng ký kinh doanh hộ cá thể cũng có một số hạn chế sau:
- Không được pháp luật bảo vệ thương hiệu,
- Không được sử dụng hóa đơn khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn VAT như việc thành lập công ty.
- Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm duy nhất mà không được mở các đơn vị phụ thuộc như chi nhánh, văn phòng đại diện
- Không được sử dụng quá mười lao động, không có con dấu pháp nhân.
- Không có tư cách pháp nhân
- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh
- Tính chất hoạt động kinh doanh manh mún
- Ít tạo được lòng tin cho khách hàng lớn, khó tính trong những lần đầu hợp tác
Các bước thành lập hộ kinh doanh cá thể theo tư vấn dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Bắc Giang
Để thành lập hộ kinh doanh cá thể, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và tiến hành xin giấy phép đăng ký kinh doanh theo quy trình được tư vấn của dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Bắc Giang cụ thể sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể
Thành phần hồ sơ gồm:
– Giấy đề nghị được đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Trình bày đầy đủ các nội dung liên quan như: ngành nghề đăng ký kinh doanh; tên, số và ngày cấp chứng minh nhân dân của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh; tên hộ kinh doanh; địa chỉ mở cửa hàng; số vốn kinh doanh; Địa chỉ cư trú của đại diện hộ kinh doanh và chữ ký của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh.
– Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hay thẻ căn cước công dân bản sao của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh, đại diện hộ kinh doanh cá thể hay các cá nhân thuộc hộ kinh doanh (bản sao công chứng hợp lệ).
– Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể do một nhóm cá nhân thành lập
– Đối với những ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì cần nộp bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
– Đối với những ngành, nghề có vốn pháp định phải có bản sao xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (bản sao) hoặc hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể lên UBND quận, huyện
– Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thủ tục liên quan, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình cá thể thực hiện gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện – nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 3: Chờ lấy giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể
– Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ khi hồ sơ đảm bảo các điều kiện về Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục cấm; Tên hộ kinh doanh phù hợp quy định; Nộp đủ lệ phí đăng ký.
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh cá thể.
– Nếu sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, cũng không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi hồ sơ thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định.
Trên đây là bài viết tư vấn về dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Bắc Giang của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.