Dịch vụ công bố mỹ phẩm

dịch vụ công bố mỹ phẩm

Trước khi đưa mỹ phẩm ra thị trường, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sẽ phải thực hiện công bố mỹ phẩm. Đây là thủ tục bắt buộc được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không thực hiện theo đúng quy định sẽ bị xem xét vi phạm và chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật.

Tại sao kem đánh răng nhập khẩu lại phải xin công bố mỹ phẩm? Tại sao cùng là nước xịt có mùi thơm giống nhau nhưng nước hoa phải công bố mỹ phẩm mà nước xịt phòng, xịt chống muỗi lại không phải công bố? Bản CFS như thế nào được gọi là hợp lệ? Hôm nay, Luật Trần và Liên Danh xin chia sẻ kinh nghiệm về dịch vụ công bố mỹ phẩm. Hy vọng rằng sẽ giúp ích được cho khách hàng khi tiến hành thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu.

Mỹ phẩm là gì?

Trước khi tìm hiểu về Công bố mỹ phẩm, mọi người hãy cùng dành một ít thời gian để nghiên cứu về khái niệm mỹ phẩm là gì? Về cơ bản, mỹ phẩm là một chất hoặc chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, tóc, móng tay, móng chân, môi) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt. Mỹ phẩm không có tác dụng chữa bệnh hoặc thay thế thuốc chữa bệnh. Đồng thời không được phép kê đơn cho người bệnh.

Quy định về công bố mỹ phẩm nhập khẩu?

Quý khách hành có thể lưu ý 1 số quy định sau về việc công bố mỹ phẩm nhập khẩu:

– Quy định về Hồ sơ công bố mỹ phẩm;

– Quy định về Cách lập phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu;

– Quy định về Giấy ủy quyền khi Công bố mỹ phẩm;

– Quy định về quy trình tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ công bố mỹ phẩm;

– Quy định về cách ghi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm;

– Quy định về thay đổi các nội dung đã công bố;

– Quy định hiệu lực của số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.

Các mặt hàng phải thực hiện công bố mỹ phẩm

Danh mục các mặt hàng phải công bố mỹ phẩm trước khi khi nhập khẩu vào Việt Nam được quy định rõ tại mục 1 điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT: Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.

Các sản phẩm không được coi là mỹ phẩm ví dụ như: bột giặt, nước xả vải, nước thơm xịt phòng, nước rửa kính, nước hoa dùng trong oto, nước tẩy bồn cầu, sản phẩm chống muỗi, Sản phẩm chống rụng tóc, xóa sẹo…

Một số sản phẩm không được phân loại là mỹ phẩm: Sản phẩm chống muỗi, nước hoa xịt phòng, nước xả vải, nước tẩy bồn cầu, dung dịch ô xi già, cồn sát trùng 700, cồn 900, sản phẩm làm sạch răng giả không tiếp xúc với khoang miệng, lông mi giả, dung dịch vệ sinh mắt/mũi/tai, sản phẩm chống nghẹt mũi, sản phẩm chống ngáy, gel bôi trơn âm đạo, gel siêu âm, sản phẩm tiếp xúc với bộ phận sinh dục trong, dung dịch thụt trực tràng, gây tê, giảm/kiểm soát sự sưng tấy/phù nề, chữa viêm da, giảm dị ứng, diệt nấm, diệt virus, sản phẩm kích thích mọc tóc/mọc lông mi, sản phẩm loại bỏ/giảm mỡ/giảm béo/giảm kích thước của cơ thể, sản phẩm giảm cân, ngăn ngừa/dừng sự phát triển của lông, sản phẩm dừng quá trình ra mồ hôi, mực xăm vĩnh viễn, sản phẩm xóa sẹo, giảm sẹo lồi, sản phẩm làm sạch vết thương, …

Hồ sơ công bố mỹ phẩm online hay bắt buộc nộp bản cứng?

Hiện nay tất cả phải nộp bản online

– Trước 10/2015: Nộp bản cứng trực tiếp tại Phòng công bố mỹ phẩm thuộc Bộ Y Tế

– Từ 1/1/2017: nộp online tại: https://vnsw.gov.vn/ do Tổng Cục Hải quan quản lý

Hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu bao gồm những gì?

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do hay còn gọi là CFS (certificate of free sales): Mẫu này phải do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp và được hợp pháp hoá lãnh sự. Đây là tài liệu được kiểm tra và quản lý chặt chẽ vì gần như là tài liệu gốc của sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu. CFS ở mỗi nước thường khác nhau, có trường hợp khách hàng tự cấp CFS cho mình sẽ không được chấp nhận

Từ ngày 01/02/2020, hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu từ 6 nước thành viên mà hiệp định CPTPP đã phê chuẩn và có hiệu lực (Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada, Mexico và Úc) sẽ được miễn xuất trình CFS.

– Ủy quyền của hãng cho công ty nhập khẩu hoặc phân phối: Uỷ quyền nhập khẩu mỹ phẩm không có mẫu tuy nhiên phải đáp ứng quy định tại điều 6 thông tư 06/2011/TT-BYT. Giấy uỷ quyền phải ghi chính xác tên giống như CFS và đầy đủ tên của chủ sở hữu sản phẩm, tên đơn vị sản xuất, cam kết cung cấp hồ sơ PIF khi có kiểm tra…Tham khảo mẫu uỷ quyền công bố mỹ phẩm nhập khẩu chuẩn.

Các doanh nghiệp thường làm sai uỷ quyền như: Không có thời hạn ủy quyền; trên ủy quyền công ty nước ngoài không nêu nội dung ủy quyền cho công ty ở Việt Nam đứng tên làm công bố mỹ phẩm tại Cục Dược hay Bộ Y tế; Không có phần chứng thực chữ ký cho người đại diện hãng ký (phần nội dung xác minh người kí ủy quyền là đúng người, đúng hãng)

– Bảng thành phần của mỹ phẩm nhập khẩu: Bảng thành phần này phải kiểm tra trên Annex 2015 cụ thể các chất không được phép sử dụng trong mỹ phẩm (Phụ lục II); Các chất dùng trong mỹ phẩm có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng (Phụ lục III). Nếu thành phần không đáp ứng sẽ không được cấp số công bố

– Còn lại là đăng ký kinh doanh để lập tài khoản hải quan một cửa; thông tin về dạng sản phẩm; công dụng của mỹ phẩm nhập khẩu; chữ ký và dấu của giám đốc (do cấp online nên sẽ cần bản scan chữ ký và dấu của giám đốc).

dịch vụ công bố mỹ phẩm
dịch vụ công bố mỹ phẩm

Lưu ý khi làm thủ tục công bố mỹ phẩm

Thời gian thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm

Theo quy định, thời gian cấp số công bố mỹ phẩm là 8 ngày làm việc. Tuy nhiên trên thực tế khi gửi hồ sơ xong thường phải chờ phòng kế toán duyệt thông tin nộp phí nên thời gian tính từ lúc phòng kế toán duyệt phí và đẩy hồ sơ sang phòng chuyên môn. Thực tế sẽ từ 15 – 30 ngày mới hoàn thiện một thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu

Giá trị của bản công bố mỹ phẩm

Bản công bố mỹ phẩm có giá trị trong vòng 5 năm theo quy định

Thực hiện công bố mỹ phẩm ở đâu?

Đơn vị duy nhất cấp công bố mỹ phẩm nhập khẩu là Phòng quản lý mỹ phẩm – Cục quản lý dược (Bộ Y Tế)

Lưu ý trong quá trình làm hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu

– Nên ghi tên thành phần của sản phẩm trên mỹ phẩm theo tên danh pháp quốc tế. Nên ghi đầy đủ tỉ lệ phần trăm các thành phần nhé, dù cục Dược vẫn chấp nhận không ghi tỉ lệ (bắt buộc với những chất có giới hạn) nhưng vì thời hạn 5 năm nên sẽ có vấn đề phát sinh không mong muốn nên cứ làm chuẩn theo luật cho chắc, không ai bắt bẻ được.

– Khi đóng tiền nộp tiền đóng phí nhà nước phải ghi số báo thu vào nếu không hồ sơ của bạn sẽ treo ở phòng kế toán luôn, khi nào có giấy báo thu mới đưa lên phòng chuyên viên xử lý

Về công bố tính năng, mục đích sử dụng sản phẩm mỹ phẩm

Việc công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm (nêu ở phần mục đích sử dụng cũng như tên sản phẩm) phải đáp ứng Hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm.

Dưới đây là một số từ, cụm từ thường gặp không được chấp nhận trong việc công bố tính năng mỹ phẩm theo từng loại sản phẩm. Tuy nhiên, danh sách này không được xem là một danh sách đầy đủ, quyết định cuối cùng vẫn là của cơ quan quản lý.

Các từ mang ý nghĩa chữa cho khỏi như “trị”, “điều trị”, “chữa trị” không được chấp nhận trong việc công bố tính năng cũng như đặt tên sản phẩm mỹ phẩm (Ví dụ: trị gàu, trị nám, trị mụn, trị viêm lợi, …)

Những sản phẩm có mục đích sử dụng khử trùng, khử khuẩn, kháng khuẩn (Antiseptic, Antibacterial) chỉ được chấp nhận phù hợp với tính năng sản phẩm mỹ phẩm nếu được công bố là công dụng thứ hai của sản phẩm. Ví dụ: sản phẩm “Xà phòng rửa tay” có công dụng thứ nhất là làm sạch da tay, công dụng thứ hai là kháng khuẩn thì được chấp nhận đối với mỹ phẩm. Một số công bố tính năng không được chấp nhận đối với mỹ phẩm nếu điều chỉnh lại cho phù hợp với tính năng của mỹ phẩm thì được chấp nhận. Ví dụ: “Loại bỏ hoàn toàn dầu cho da” thành “Giúp loại bỏ dầu cho da”, “Trị gàu” thành “Làm sạch gàu”, “Trị mụn” thành “Làm giảm mụn/ngăn ngừa mụn”, “Trị nám” thành “Làm mờ vết nám”, “Săn chắc cơ thể” thành “Săn chắc da”, “Săn chắn ngực” thành “Săn chắc da vùng ngực”, ….

Không cần phiếu công bố mỹ phẩm khi làm thủ tục hải quan

Trước đây theo quy định cũ tại khoản 1 điều 35 thông tư 06/2011/TT-BYT trước khi tiến hành nhập khẩu mỹ phẩm doanh nghiệp phải làm thủ tục “công bố mỹ phẩm nhập khẩu” tại Cục Dược – Bộ Y Tế:

Nhập khẩu mỹ phẩm

Các sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành. Khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận.

Quy định cũ này gây mất thời gian cho doanh nghiệp khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu do thông tin công bố đã được thể hiện trên hệ thống hải quan một cửa quốc gia. Tuy nhiên quy định này đã được bãi bỏ theo điều 12 nghị định 155/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/11/2018.

Bãi bỏ một số văn bản, quy định thuộc lĩnh vực mỹ phẩm

  1. Bãi bỏ một số quy định của Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm:
  2. a) Khoản 2 Điều 4.
  3. b) Điểm b, d và g khoản 1 Điều 34.
  4. c) Khoản 1 Điều 35

Theo quy định mới này, các doanh nghiệp khi tiến hành nhập khẩu mỹ phẩm không cần XUẤT TRÌNH phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp vẫn cần làm thủ tục công bố mỹ phẩm để tiến hành bán mỹ phẩm ra thị trường theo quy định tại điều 3 thông tư 06/2011/TT-BYT như sau:

Quy định về việc công bố sản phẩm mỹ phẩm

Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Cụ thể hơn, ngày 07/12/2018 cục quản lý dược đã có công văn số 22469/QLD-MP về việc triển khai thực hiện nghị định 155/2018/NĐ-CP.

Điểm c Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP nêu trên quy định: Bãi bỏ nội dung khoản 1 Điều 35 Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm.

Theo đó doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm, không cần xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm, doanh nghiệp chỉ cần khai báo và cơ quan Hải quan sẽ tra cứu thông tin về số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp trên hệ thống cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin một cửa quốc gia (tại địa chỉ: http://vnsw.gov.vn).

Đối với trường hợp các sản phẩm được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm trên hệ thống công bố mỹ phẩm của Bộ Y tế (giai đoạn chưa kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia), Cục Quản lý Dược đã có công văn số 5602/QLD-MP ngày 25/4/2017 gửi Tổng Cục Hải quan và Trung tâm giải pháp công nghệ thông tin và viễn thông Viettel – Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đề nghị Tổng Cục Hải quan phối hợp với Viettel chuyển cơ sở dữ liệu từ hệ thống công bố mỹ phẩm của Bộ Y tế sang hệ thống cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin một cửa quốc gia để phục vụ cho tác nghiệp của các cơ quan chức năng có liên quan.

Do vậy, doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm không cần xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. Doanh nghiệp chỉ cần khai báo và cơ quan Hải quan sẽ tra cứu thông tin về số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp trên hệ thống cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Ngoài ra, đối với trường hợp các sản phẩm được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm trên hệ thống công bố mỹ phẩm của Bộ Y tế (giai đoạn chưa kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia), Cục Quản lý Dược và Tổng cục Hải quan sẽ phối hợp chuyển cơ sở dữ liệu từ hệ thống công bố mỹ phẩm của Bộ Y tế sang hệ thống cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin một cửa quốc gia để phục vụ cho tác nghiệp của các cơ quan chức năng có liên quan.

Như vậy bài viết trên đây đã tổng hợp toàn bộ vấn đề liên quan đến việc công bố mỹ phẩm nhập khẩu cho doanh nghiệp. Nếu có vấn đề gì còn thắc mắc hay cần hỗ trợ làm thủ tục công bố, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn, hỗ trợ ngay hôm nay.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139