Đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho quần áo và đồ may khâu

đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho quần áo và đồ may khâu

Quần áo và đồ may khâu là những đồ để mặc như quần, áo, váy,… để đội như mũ, nón, khăn,… và để đi như giày, dép, ủng,… Ngoài ra, đồ may khâu còn có thể là khăn quàng, găng tay, cà vạt,… Chức năng cơ bản nhất của quần áo và đồ may khâu là để bảo vệ thân thể. Tiếp đó, quần áo và đồ may khâu cũng có chức năng thẩm mỹ, làm đẹp cho con người. Hiện nay, có rất nhiều loại quần áo và đồ may khâu khác nhau. Mỗi loại lại có các kiểu dáng riêng biệt để phù hợp với mục đích sử dụng chúng như chơi thể thao, tham gia lễ hội, đi làm,… Vì vậy, kiểu dáng quần áo và đồ may khâu cũng có thể được pháp luật bảo hộ dưới hình thức bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nếu kiểu dáng của chúng có tính mới so với thế giới và có khả năng áp dụng công nghiệp.

Khái niệm, giải thích kiểu dáng công nghiệp

Khái niệm về kiểu dáng công nghiệp ?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện… thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.

Điều kiện bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

Có tính mới trên phạm vi thế giới, nghĩa là chưa từng được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dưới hình thức công bố hoặc sử dụng.

Có tính sáng tạo, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng, Ví dụ:

Hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ mang đặc tính kỹ thuật.

Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng.

Hình dáng bên ngoài chỉ có giá trị thẩm mỹ (không dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp).

Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.

Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.

Kiểu dáng công nghiệp của quần áo và đồ may khâu là gì?

Kiểu dáng công nghiệp của quần áo và đồ may khâu là hình dáng bên ngoài của sản phẩm quần áo và đồ may khâu được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này có thể nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Tại Việt Nam đã có nhiều kiểu dáng công nghiệp của quần áo và đồ may khâu đăng ký cấp Văn bằng bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Phân nhóm kiểu dáng công nghiệp cho quần áo và đồ may khâu

Theo Bảng Phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp (Phiên bản lần 8 theo Thoả ước Locarno), các loại quần áo và đồ may khâu thuộc nhóm 02 có thể được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

02-01: Quần áo lót, coóc-xê, nịt vú (yếm), quần áo ngủ

Bao gồm cả coóc-xê chỉnh hình và áo trong.

Không bao gồm các loại khăn dùng trong nội trợ (khăn trải bàn, tạp dề v.v. Nhóm 6-13).

02-02: Quần áo ngoài

Bao gồm tất cả các loại quần áo ngoài, kể cả quần áo lông, quần áo tắm, quần áo thể thao và quần áo chỉnh hình.

Không bao gồm các loại quần áo lót (Nhóm 02-01), hoặc quần áo ngoài thuộc Nhóm 02-03; 02-04; 02-05 hoặc 02-06.

02-03: Mũ

Bao gồm cả các dạng mũ cho đàn ông, đàn bà và trẻ em

02-04: Giày, dép, tất

Bao gồm cả các loại giày đặc biệt dành cho thể thao như giày đá bóng, trượt tuyết, hốc-cây, giày chỉnh hình, quần nịt, ghệt và các loại giày khác.

02-05: Khăn quàng, cà vạt, nơ cài cổ, khăn mùi xoa

Bao gồm tất cả các loại đồ trang điểm thêm cho trang phục.

02-06: Găng tay

Bao gồm cả găng tay dùng trong phẫu thuật, găng tay bảo vệ bằng cao su, plastic dùng trong nội trợ, các ngành khác hoặc trong thể thao.

02-07: Đồ may khâu

Bao gồm cả các khuy bấm, bản dưới của khuy bấm, nút cài cho quần áo, mũ, giày, dép; dây buộc, ghim, các đồ dùng để may, dệt, thêu và các đồ may khâu khác như thắt lưng, dây đeo quần.

Không bao gồm các loại chỉ, sợi khác ( Nhóm 05-04), các loại máy khâu, dệt, thêu ( Nhóm 15-06) hoặc túi đựng đồ may ( Nhóm 03-01)

02-99: Các loại khác

Lưu ý: Các loại quần áo, đồ may khâu thuộc nhóm 02 không bao gồm quần áo cho búp bê (Nhóm 21-01), các trang bị đặc biệt chống hoả hoạn, phòng và cứu nạn (Nhóm 29) hoặc đồ mặc dùng cho động vật (Nhóm 30-01).

Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Có tính mới (so với thế giới): Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Lưu ý: Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Tại Việt Nam kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong vòng 05 năm kể từ ngày nộp đơn. Và được gia hạn tối đa 02 lần. Theo đó tối đa một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ sẽ được độc quyền trong vòng 15 năm (nếu gia hạn liên tiếp khi hết hạn). Sau 15 năm, kiểu dáng công nghiệp sẽ hết độc quyền và người khác có quyền sử dụng không cần sự đồng ý của chủ sở hữu.

đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho quần áo và đồ may khâu
đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho quần áo và đồ may khâu

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho quần áo và đồ may khâu

Tài liệu tối thiểu

02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03-KDCN Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; [Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng quy định tại điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bản kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các nội dung sau: Tên kiểu dáng công nghiệp; Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp; Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất; Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ; Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp; Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.

Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Các tài liệu khác (nếu có)

Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);

Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);

Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Sau khi tra cứu khả năng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp thực hiện thủ tục sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp

– 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (bao gồm cả hình vẽ, nếu có)

– 04 Bộ ảnh chụp/Bản vẽ

– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nếu đơn nộp thông qua đại diện

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

– Chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 02 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 3: Hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được xử lý tại Cục Sở hữu trí tuệ qua 03 giai đoạn.

* Thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không.

– Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

– Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót.

Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn

Thời gian thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

* Công bố đơn

Sau khi có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ.

Nội dung công bố đơn đăng ký kiều dáng công nghiệp là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.

* Thẩm định nội dung đơn

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (có tính mới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Thời hạn thẩm định nội dung: 07 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Bước 4: Ra Quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

– Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

– Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho quần áo và đồ may khâu. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139