Chứng nhận organic

chứng nhận organic

Chứng nhận Organic không chỉ là tiêu chí hàng đầu giúp người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm sạch, an toàn, đảm bảo chất lượng mà còn giúp xây dựng hình tượng thương hiệu cho các doanh nghiệp.

Do đó xây dựng và áp dụng quy trình sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hữu cơ là rất quan trọng để sản phẩm có thể đạt được chứng nhận Organic. Vậy chứng nhận Organic là gì? Các yêu cầu trong chứng nhận Organic ở Việt Nam.

Chứng nhận Organic là gì? Cùng Luật Trần và Liên danh tìm hiểu về chứng nhận organic trong bài viết dưới đây.

Chứng nhận Organic là gì?

Giấy chứng nhận hữu cơ được cấp cho sản phẩm nhằm khẳng định sản phẩm đó là hữu cơ, phụ thuộc vào % hữu cơ có trong thành phần cấu tạo của sản phẩm sẽ có quy định cấp chứng nhận tương ứng. 

Chứng nhận hữu cơ là gì?

Chứng nhận hữu cơ là một chứng nhận được cấp cho sản phẩm nhằm khẳng định sản phẩm đó là hữu cơ, tùy vào thành phần đạt được bao nhiêu lượng % là hữu cơ theo từng quy định sẽ có chứng nhận tương ứng.

Đây là chứng nhận nhằm kiểm chứng độ an toàn, độ sạch của thực phẩm, hay mỹ phẩm. Mỗi tiêu chuẩn hữu cơ (USDA, EU Organic,…) đều có yêu cầu riêng nghiêm ngặt từ giống, nước, vùng đệm, độ đa dạng sinh học, vật liệu hay đầu vào hữu cơ,…

Chứng nhận Organic nhằm kiểm chứng chất lượng, độ an toàn, độ sạch của thực phẩm, mỹ phẩm. Mỗi chứng nhận hữu cơ đều có yêu cầu riêng nghiêm ngặt từ giống, nước, vùng đệm, độ đa dạng sinh học, vật liệu hay đầu vào hữu cơ,…

Thực phẩm Organic là gì?

Thực phẩm hữu cơ là loại thực phẩm được sản xuất theo những yêu cầu về tiêu chuẩn và phương thức của ngành nông nghiệp hữu cơ. Có thể hiểu một cách cơ bản như sau:

  • Không chất độc hại, không thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay chất diệt nấm. Nếu có sử dụng thì thuốc phải thuộc danh sách được phép sử dụng
  • Không sử dụng nước bẩn, nước bùn cống hay phân bón hóa học
  • Không sử dụng giống biến đổi Gen (GMOs)
  • Không thuốc kháng sinh
  • Không chất kích thích và thuốc tăng trưởng
  • Không xử lý bằng chiếu, bức xạ nhiệt
  • Tuy nhiên vẫn được dùng một số loại một số loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón tổng hợp theo quy định đã được cho phép

Nói một cách khác, cây trồng hữu cơ phải được trồng mà không sử dụng hóa chất tổng hợp, biến đổi Gen (GMO), phân bón hóa học hay nước thải, bùn cống… Còn đối với chăn nuôi hữu cơ để lấy thịt, trứng, sữa,… thì động vật phải được đảm bảo chăn thả ngoài trời và ăn bằng thức ăn hữu cơ, không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hormone tăng trưởng,..

Các yêu cầu cơ bản của chứng nhận organic ở Việt Nam

Về đa dạng sinh học

Nông nghiệp hữu cơ khuyến khích các sinh vật và thực vật sống cùng nhau trong phạm vi lớn, không chỉ ở cùng trên một đồng ruộng mà kể cả các vùng sinh cảnh phụ cận. Càng nhiều các loài thực vật, động vật và các sinh vật đất khác nhau sống trong hệ thống canh tác thì ở đó càng có nhiều các sinh vật giúp duy trì độ phì của đất và ngăn cản sâu bệnh hại. Tính đa dạng sinh học này sẽ giúp cho môi trường sản xuất hữu cơ có năng lực sản xuất ra những sản phẩm lành mạnh trong một môi trường cân bằng.

Về vùng đệm sản xuất

Mỗi một vùng sản xuất hữu cơ phải được bảo vệ khỏi nguy cơ bị nhiễm các hóa chất rửa trôi hoặc bay sang từ ruộng bên cạnh.

Về sản xuất song song

Để tránh sự lẫn tạp, hay dịch bệnh giữa các loại cây trồng hữu cơ và không hữu cơ. Tiêu chuẩn hữu cơ không cho phép một loại cây cùng được trồng trên cả ruộng hữu cơ và ruộng thông thường tại cùng một thời điểm.

Về hạt giống và vật liệu trồng trọt

Lý tưởng nhất là tất cả các hạt giống, cây con đều là hữu cơ, không có mầm dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta chưa có hạt giống và cây con hữu cơ.

Về các vật liệu biến đổi gen

Nông nghiệp hữu cơ ngăn chặn những rủi ro lớn tới sức khỏe và môi trường. Vì vậy, mặc dù những công nghệ phát triển mang tính khoa học cao đôi khi cũng không được chấp nhận nếu không thể dự đoán trước được những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sản xuất chúng.

Về các đầu vào hữu cơ

Trong tiêu chuẩn PGS sẽ định hướng những loại đầu vào có thể được sử dụng trong sản xuất hữu cơ. Chú ý rằng không phải tất cả các sản phẩm trên thị trường có tên gọi “hữu cơ” hay “sinh học” đều được phép sử dụng trong canh tác hữu cơ bởi chúng có thể vẫn chứa hóa chất hoặc cách thức sản xuất ra chúng không theo các nguyên tắc hữu cơ (bằng cách sử dụng các chất biến đổi gen GMOs chẳng hạn). Vì thế, nông dân luôn phải kiểm tra theo tiêu chuẩn PGS trước khi đưa vào sử dụng một sản phẩm mới cho sản xuất hữu cơ.

chứng nhận organic
chứng nhận organic

Lợi ích của trang trại/doanh nghiệp khi đạt chứng nhận organic là gì?

Tuân thủ theo phương pháp canh tác hữu cơ được Quốc tế và Bộ Khoa học và Công nghệ thừa  nhận

Nhiều trang trại/doanh nghiệp hiện nay đang trồng trọt, chăn nuôi, chế biến theo phương pháp hữu cơ. Tuy nhiên, hầu hết là theo kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân. Khách hàng khi tuân thủ theo tiêu chuẩn hữu cơ, áo dụng theo phương pháp sản xuất hữu cơ của TCVN 11041:2017 sẽ có một chuẩn mực quốc tế được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận để áp dụng vào sản xuất thực phẩm hữu cơ.

Tạo ra thế mạnh cạnh tranh trên thị trường thực phẩm hữu cơ

Các sản phẩm hữu cơ khi được bán ra thị trường nếu được gắn nhãn Organic hoặc thực phẩm hữu cơ đây được xem là bằng chứng để chứng nhận sản phẩm của mình đạt chứng chỉ hữu cơ. Sẽ tạo ra một thương hiệu sản phẩm hữu cơ và tạo ra thế cạnh tranh cũng như niềm tin của người tiêu dùng và đối tác.

Tạo ra cơ hội xuất khẩu thực phẩm hữu cơ

Thực phẩm được chứng chỉ hữu cơ sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập vào các thị trường quốc tế lớn.

Quy trình chứng nhận organic ở Việt Nam

Dựa theo thủ tục đăng kí chứng nhận hữu cơ USDA, để được chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam cần nhiều quy trình:

Đầu tiên, nhà sản xuất  để đăng ký chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam, bạn phải tải về bộ tiêu chuẩn hữu cơ và danh mục kiểm tra dưới đây từ các cơ sở dữ liệu của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ cho đến từng nhóm sản phẩm như rau củ quả, hoa, gia súc gia cầm… 

Sau đó, chọn một  đơn vị trung gian được cấp phép bởi Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ để được tư vấn, đăng ký kiểm định chất lượng nông trại và nông sản để được cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam. Thời hạn thường là một năm, hết hạn bạn phải xin kiểm định lại.

Ở Việt Nam, hiện tại đã có tổ chức Control Union – trụ sở chính tại Hà Lan, Tổ chức BioAgriCert – trụ sở chính tại Ý và Tổ chức EcoCert S.A. có trụ sở chính tại Pháp đã được bộ nông nghiệp Hoa Kỳ cho phép, chỉ định là đơn vị trung gian được kiểm định và cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam theo tiêu chuẩnUSDA, EU… Điều này cũng góp phần không nhỏ vào việc giúp cho quá trình cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam được rút ngắn hơn.

Sau khi đã tìm hiểu kĩ và hoàn thành những bước trên, bước thứ 3 là tiến hành lấy mẫu đất, mẫu nước ngẫu nhiên trong nông trại (số lượng mẫu phải theo quy định và bao quát toàn nông trại) dưới sự giám sát của đơn vị trung gian và gửi sang các phòng lab có kĩ thuật và máy móc đủ khả năng phân tích thành phần chi tiết ở Hoa Kỳ, Châu Âu, hoặc Nhật để kết luận thêm về nồng độ các chất độc hại (bao gồm cả kim loại nặng) và các tỉ lệ chất dinh dưỡng trong đất có đạt yêu cầu để được sản xuất hữu cơ hay không. Chính công đoạn này mà nhiều người đánh giá để được chứng chỉ hữu cơ ở Việt Nam tương đối phức tạp và mất khá nhiều chi phí.

Hiện nay, các phòng lab của Việt Nam thật sự chưa đủ trình độ và cũng không có nhiều máy móc để phân tích được thành phần chi tiết của đất và nông sản. Như vậy, đây là một trong số những điều gây trở ngại đối với quy trình cấp chứng chỉ hữu cơ ở Việt Nam.

Sau khi thu hoạch, các nhà sản xuất cũng phải lấy mẫu nông sản để gửi sang kiểm định các thành phần độc tố và các thành phần dinh dưỡng xem có đạt đúng tiêu chuẩn hay không. Như vậy, có thể thấy rằng, khi làm các chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam bạn cũng cần  tuân thủ đúng tiêu chí quan trọng của các tiêu chuẩn của thế giới.

Khắc phục những điểm chưa đạt yêu cầu theo tư vấn của đơn vị trung gian và phải báo cáo sau khi hoàn thành để đơn vị này có thể tới nghiệm thu – lấy các mẫu xét nghiệm lại yếu tố chưa đạt. Điều này cho thấy thêm rằng, chứng chỉ hữu cơ ở Việt Nam luôn nghiêm ngặt các tiêu chuẩn.

So sánh:

Trong canh tác hữu cơ, ba tiêu chuẩn phổ biến và được thế giới thừa nhận rộng rãi là USDA Organic của Hoa Kỳ, EU Organic Farming của châu Âu, và Organic JAS của Nhật.

Ba tiêu chuẩn trên giống nhau 95% về bộ tiêu chí kiểm định và mức độ khó của từng tiêu chí. Chính vì sự nghiêm ngặt này mà nhiều quốc gia khác trên thế giới sao chép ba bộ tiêu chuẩn hữu cơ trên, sau đó sửa lại cho dễ dàng và phù hợp hơn với nhu cầu riêng của quốc gia mình như Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc… Vì vậy, khi nói đến thực phẩm hữu cơ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng cần phải tìm hiểu xem sản phẩm đó được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ của quốc gia nào.

Nguyên tắc chung của sản xuất hữu cơ là các đầu vào phải sạch (đất, nước, không khí), con/cây giống phải thuần, không được biến đổi gien (GMO), các chất sử dụng trong sản xuất phải hoàn toàn hữu cơ và được cho phép (nghĩa là phân bón và thuốc trừ sâu phải là chế phẩm sinh học hữu cơ), cuối cùng là sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng.

Các loại hoá chất đều bị cấm trong canh tác hữu cơ. Theo tiêu chí của USDA Organic, hàm lượng của các độc tố và kim loại nặng trong đất, nước phải ở mức cực nhỏ (từ vài đơn vị đến dưới 100ppm tuỳ loại theo danh mục quy định). Với tỷ lệ nhỏ như vậy, hàm lượng các chất độc này gần như không đáng kể trong canh tác hữu cơ.

Tuy nhiên, đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã bị nhiễm độc cực nặng, do nông dân dùng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu từ nhiều năm nay. Nguồn nước và không khí ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam cũng bị ô nhiễm hết sức trầm trọng, không đủ tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ nếu không được lọc lại. Do vậy, nếu muốn sản xuất hữu cơ phải bỏ tiền cải tạo đất hết sức tốn kém, quá trình này mất từ 3 – 5 năm.

Trên đây là bài viết về chứng nhận organic của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139