Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần tiền lương của người lao động khi người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do các trường hợp sau: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, chết, trên cơ sở đã đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ cho quý khách hàng thủ tục kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Thái Nguyên.
Về đối tượng người nước ngoài đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam, chưa đủ tuổi hưu (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi).
Các trường hợp người nước ngoài không được tham gia bảo hiểm xã hội:
Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: nhà quản lý giám đốc điều hành; chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã được thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng;
Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Luật lao động.
Về mức đóng bảo hiểm xã hội của lao động nước ngoài:
Trong khoảng thời gian từ ngày 01/12/2018 đến ngày 31/12/2021, người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bắt đầu từ ngày 01/01/2022, người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có trách nhiệm đóng bằng 8% mức tiền lương hàng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Mức đóng của người sử dụng lao động trong khoảng thời gian từ ngày 01/12/2018 đến ngày 31/12/2021, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trên quỹ tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là 3% vào quỹ ốm đau, thai sản; 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Từ ngày 01/01/2022, hàng tháng người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là 3% vào quỹ ốm đau, thai sản; 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cuối cùng là 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất
Căn cứ vào khả năng cân đối của quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức đóng 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ ngày 01/01/2020.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được quy định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định. Nếu tiền lương tháng cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội phải bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi trong hợp đồng lao động theo khoản 11, Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung trong Bộ luật Lao động.
Hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài, kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Thái Nguyên
Đối với Người lao động
Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu TK1-TS. (Lưu ý: các mục dành cho người tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu, đã tham gia hay thay đổi thông tin.
Đối với lao động nước ngoài phải ghi rõ họ tên, quốc tịch theo chữ phiên âm quốc tế. Trường hợp có hồ sơ thay đổi thông tin do cơ quan nước ngoài cấp phải dịch ra Tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.)
Đối với doanh nghiệp sử dụng lao động
- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT theo mẫu TK3-TS;
- Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn theo mẫu D02-TS.
Thời gian giải quyết hồ sơ
- Cấp sổ bảo hiểm xã hội là 20 ngày làm việc;
- Thay đổi điều kiện đóng phát sinh truy thu là 30 ngày làm việc.
Thủ tục hồ sơ tham gia:
* Đối với người lao động: làm Mẫu TK1-TS (ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-BHXH) – Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (chỉ lập đối với trường hợp người tham gia chưa được cấp mã số BHXH hoặc khi có thay đổi thông tin.)
– Khi kê khai mẫu TK1-TS cần lưu ý:
+ Đối với người lao động đăng ký tham gia BHXH bắt buộc lần đầu, chưa được cấp mã số BHXH thì kê khai các nội dung, thông tin tại các điểm: [01], [02], [03], [04], [07.1], [07.2], [07.3], [07.4], [0.8], [0.9], [13], mục I;
+ Đối với người lao động đã được cấp mã số BHXH: Kê khai các nội dung từ [01] đến [05], mục II;
+ Khi có thay đổi thông tin (về tên, họ, mã số BHXH, giới tính, quốc tịch,…): Kê khai các nội dung [01], [02], [03], [04] và [05] , mục II.
– Việc ghi họ, tên, giới tính, quốc tịch vào các mẫu biểu theo chữ viết phiên âm quốc tế. Trường hợp có hồ sơ kèm theo để thay đổi thông tin, mà hồ sơ do cơ quan nước ngoài cấp thì phải được dịch ra Tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Hồ sơ và các biểu mẫu bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh thì các bạn có tham khảo tại Công văn số 679/BHXH-BT ngày 7/3/2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn thu BHXH bắt buộc đối với lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
* Đối với đơn vị (doanh nghiệp) làm:
– Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-BHXH).
– Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Theo mẫu D02-LT ban hàng kèm theo Quyết định số 1040/QĐ-BHXH
Cứ là lao động nước ngoài thì phải tham gia BHXH?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, lao động nước ngoài bắt buộc phải tham gia BHXH khi:
– Có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
– Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Ngoại trừ 02 trường hợp dưới đây lao động nước ngoài sẽ không phải tham gia BHXH bắt buộc:
– Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện, và được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước ít nhất 12 tháng;
– Đã đủ tuổi nghỉ hưu (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi).
Cách tham gia BHXH lần đầu cho người nước ngoài
Để tham gia BHXH, cả người lao động và đơn vị sử dụng lao động nước ngoài đều phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, cụ thể:
– Với người lao động: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).
– Với đơn vị sử dụng lao động:
+ Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK3-TS);
+ Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);
+ Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Trong vòng 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ, người lao động sẽ được cấp mới sổ BHXH.
Hướng dẫn hồ sơ nộp bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo Quyết định số 772/QĐ-BHXH, doanh nghiệp khi lập hồ sơ nộp bảo hiểm xã hội, kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Thái Nguyên cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Tờ khai đơn vị tham gia gồm có thông tin cơ bản như tên, mã số bảo hiểm xã hội (hay còn gọi là mã đơn vị BHXH), mã số thuế,…(Mẫu TK3-TS);
- Báo cáo danh sách tình hình thực tế số người lao động, số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-LT);
- Giấy Đăng ký kinh doanh của công ty (bản sao);
- Hợp đồng lao động với nhân viên có chữ ký đóng dấu giáp lai của công ty.
Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu cho doanh nghiệp, kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Thái Nguyên
Đúng theo quy trình hướng dẫn kê khai bảo hiểm xã hội lần đầu của Nhà nước Việt Nam, doanh nghiệp cần phải xin cấp được mã đơn vị từ cơ quan Bảo hiểm Xã hội địa phương. Có 2 phương pháp làm thủ tục cấp mã đơn vị như sau:
- Một là, nộp hồ sơ đến cơ quan Bảo hiểm Xã hội địa phương để nhận được hỗ trợ trực tiếp.
- Hai là, thực hiện đăng ký online trên trang web của cơ quan Bảo hiểm Xã hội theo hướng dẫn.
*Lưu ý: Thời gian cơ quan Bảo hiểm Xã hội cấp mã đơn vị cho doanh nghiệp tối đa là 07 ngày làm việc. Ngoài ra tại một số tỉnh thành, mặc dù doanh nghiệp đã hoàn tất đăng ký trên hệ thống và đã nhận mã đơn vị, nhưng doanh nghiệp vẫn phải nộp lại đầy đủ các hồ sơ cần thiết nêu ở mục 2.1 cho cơ quan Bảo hiểm Xã hội.
Điều cần biết trước khi thực hiện kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Thái Nguyên
Thời hạn thực hiện thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu
Đối với doanh nghiệp lần đầu đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội thì bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký trong vòng 30 ngày kể từ lúc tuyển dụng người lao động, ký hợp đồng lao động. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký tại cơ quan quản lý Bảo hiểm Xã hội cấp quận, huyện trở lên sẽ nhận riêng một mã đơn vị.
Đổi mã đơn vị khi thay đổi trụ sở doanh nghiệp
Một số doanh nghiệp trong thời gian hoạt động có thay đổi nơi làm việc thì cũng phải kê khai lại hồ sơ bảo hiểm xã hội lần đầu. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ làm lại hồ sơ khi chuyển đến tỉnh, thành phố mới.
Trong trường hợp có thay đổi cơ sở hoạt động kinh doanh như là đổi tên, nhượng quyền, địa chỉ,… phải đảm bảo chốt sổ bảo hiểm xã hội của công ty cho tất cả người lao động. Bởi trách nhiệm chốt sổ là thuộc về phía doanh nghiệp, nếu không chốt sổ doanh nghiệp có thể bị người lao động khiếu nại. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt đối tác, khách hàng.
Báo tăng – Báo giảm
Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu, doanh nghiệp có thể báo tăng số lượng với cơ quan Bảo hiểm Xã hội mà doanh nghiệp tham gia. Ngược lại cũng vậy, số lượng lao động giảm thì doanh nghiệp phải báo giảm. Tuy nhiên, người lao động mới tham gia làm mất sổ phải làm lại sổ mới có thể được đăng ký thêm số lượng.
Bên cạnh đó, đối với lao động mới đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội thì doanh nghiệp cần mang theo CMND/CCCD photo để thực hiện thủ tục báo tăng. Sau 05 ngày làm việc doanh nghiệp có thể đến cơ quan Bảo hiểm Xã hội để nhận sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế của người lao động đó.
Trên đây là bài viết tư vấn về kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Thái Nguyên của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.