Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng

bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng

Trong lĩnh vực xây dựng, nếu có thiệt hại xảy ra thì căn cứ phát sinh bồi thường trong lĩnh vực xây dựng là gì? Ai là chủ thể bồi thường trong lĩnh vực xây dựng và mức bồi thường trong lĩnh vực xây dựng được xác định như thế nào?

Bài viết dưới đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ thông tin đến bạn về vấn đề Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng.

Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng

Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.

Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Do đó, phải bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng phải có các căn cứ sau:

Có thiệt hại;

Thiệt hại xảy ra do sự tác động của nhà cửa, công trình xây dựng;

Thiệt hại phải do sự tác động tự thân vận động của nhà cửa, công trình xây dựng được tạo nên từ sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc nhà cửa, công trình xây dựng gây ra hoặc do nhà cửa, công trình xây dựng – những vật vô tri, vô giác cũng đang hàng ngày chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…) gây ra thiệt hại mà hoàn toàn không chịu sự tác động của con người.

Có mối quan hệ nhân quả giữa tác động của nhà cửa, công trình xây dựng và thiệt hại.

Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 584 BLDS 2015 như sau:

Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 585 BLDS 2015 quy định về các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng
bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Từ quy định của Bộ luật dân sự, có thể thấy điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra.

Đầu tiên, muốn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì phải xác định được có thiệt hại xảy ra hay không và thiệt hại là là bao nhiêu. Chỉ khi xác định được thiệt hại ở mức nào, bao nhiêu thì mới có thể xác định được mức bồi thường thiệt hại tương ứng.

Trong trường hợp này, thiệt hại nhà cửa được xem là thiệt hại về tài sản. Thiệt hại về tài sản được quy định tại Điều 589 BLDS 2015 như sau:

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Thiệt hại khác do luật quy định.

Thứ hai, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.

Hành vi trái pháp luật là hành vi mà đáng ra chủ thể không được phép thực hiện hành vi đó. Hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi hợp pháp nếu người thực hiện hành vi theo nghĩa vụ mà pháp luật hoặc nghề nghiệp buộc họ phải thực hiện các hành vi đó. Trong trường hợp đó thì người thực hiện hành vi không phải bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, các hành vi gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng, trong tình thế cấp thiết hoặc có sự đồng ý của người bị hại thì người đó cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Thứ ba, có lỗi của người gây thiệt hại.

Khi một người có đủ nhận thức và điều kiện để lựa chọn cách xử sự sao cho xử sự đó phù hợp với pháp luật, tránh thiệt hại cho chủ thể khác nhưng vẫn thực hiện hành vi gây thiệt hại thì người đó bị coi là có lỗi. Lỗi được phân ra thành lỗi cố ý và lỗi vô ý.

Thứ tư, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.

Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại. Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ nhân quả khá phức tạp và cần đánh giá nhiều yếu tố một cách thận trọng, khách quan và toàn diện.

Chủ thể bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng

Việc xác định người phải bồi thường thiệt hại là chủ sở hữu hay người chiếm hữu, người được giao quản lý, người sử dụng sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như sau:

Trong trường hợp nhà cửa, công trình khác gây thiệt hại mà có lỗi của người quản lý, thì phải xem xét trong thời gian đó có chủ thể nào có nghĩa vụ quản lý (nghĩa vụ kiểm tra tình trạng, khắc phục hư hỏng…).

Nếu chủ sở hữu là người trực tiếp quản lý, sử dụng thì chủ sở hữu phải bồi thường.

Nếu do người khác chiếm hữu, sử dụng và do họ đã không thực hiện tốt nghĩa vụ quản lý thì họ phải bồi thường thiệt hại;

Trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại mà không có sự vi phạm trong quản lý (tức là không chủ thể nào bị coi là có lỗi), thì việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phụ thuộc vào việc ai là người được thực hiện các quyền khai thác công dụng hoặc hưởng lợi các lợi ích phát sinh từ nhà cửa, công trình xây dựng khác tại thời điểm nó gây thiệt hại.

Theo đó, nếu chủ sở hữu là người đang thực hiện các quyền đối với tài sản hoặc đang được hưởng các lợi ích từ tài sản đó thì chủ sở hữu phải bồi thường, kể cả tại thời điểm đó nhà cửa, công trình xây dựng đang do người khác trực tiếp quản lý.

Nếu chủ sở hữu đã chuyển giao quyền khai thác công dụng hoặc hưởng các lợi ích từ nhà cửa, công trình xây dựng khác cho chủ thể khác (người thuê, người mượn…) thì khi nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại, người được chuyển giao sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Hoặc, công trình đang xây dựng mà gây ra lún nền, nứt tường, nghiêng nhà của hộ liền kề thì lúc này trách nhiệm bồi thường sẽ là chủ sở hữu công trình đang xây dựng, nếu người thi công xây dựng cũng có lỗi thì phải liên đới bồi thường.

Ngoài các chủ thể trên, người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại có thể là người thi công. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thi công là quy định hoàn toàn mới trong Bộ luật dân sự năm 2015.

Mức bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng

Đối với mức bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng thì:

Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều này có nghĩa rằng, mức bồi thường là do các bên thỏa thuận căn cứ theo mức thiệt hại thực tế đối với công trình lân cận bị hư hỏng và các chi phí khác có liên quan. Trong trường hợp nhà cửa, công trình khác gây thiệt hại mà có lỗi của người quản lý, thì phải xem xét trong thời gian đó có chủ thể nào có nghĩa vụ quản lý. Nếu chủ sở hữu trực tiếp quản lý thì phải bồi thường.

Trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại mà không có sự vi phạm trong quản lý (tức là không chủ thể nào bị coi là có lỗi), thì việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phụ thuộc vào việc ai là người được thực hiện các quyền khai thác công dụng hoặc hưởng lợi các lợi ích phát sinh từ nhà cửa, công trình xây dựng khác tại thời điểm nó gây thiệt hại.

Tuy nhiên, các chủ thể không cần phải bồi thường thiệt hại trong xây dựng nếu nguyên nhân xuất phát từ sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Toàn bộ những nội dung trên đây là căn cứ cho việc bồi thường thiệt hại bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng. Cần phải nắm rõ những điều khoản tương ứng để tránh được những rủi ro không đáng có, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Do vậy, để có thể hiểu rõ hơn về điều này, quý khách hàng có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn bởi đội ngũ chuyên viên pháp lý, đội ngũ luật sư có kinh nghiệm của chúng tôi để được giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139