Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá dịch vụ theo thoả ước ni-xơ

bảng phân loại quốc tế về hàng hoá dịch vụ theo thoả ước ni-xơ

Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của pháp luật được giới hạn bởi lãnh thổ quốc gia và nhóm hàng hóa/dịch vụ mà nhãn hiệu đăng ký. Theo quy định nhãn hiệu đăng ký cho nhóm sản phẩm/dịch vụ nào và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp thuận cấp văn bằng bảo hộ thì được bảo hộ nhãn hiệu cho nhóm sản phẩm/dịch vụ đó. Hiện tại, ở Việt Nam đang áp dụng bảng phân loại quốc tế về hàng hoá dịch vụ theo thoả ước ni-xơ được thiết lập theo Thỏa ước Ni-xơ.

Quy định điều kiện đối với nhãn hiệu

Nhãn hiệu hàng hóa được hiểu là một dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. Do vậy, nhãn hiệu cần bảo đảm các yếu tố sau:

– Nhãn hiệu (logo) phải có đường nét, họa tiết rõ ràng;

– Kích cỡ tối đa của nhãn hiệu là 8 x 8 cm;

– Nhãn hiệu có thể được in mầu hoặc in đen trắng;

– Một nhãn hiệu có thể được kết hợp ba yếu tố chính: Phần hình, phần chữ và câu slogan;

Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Quy định về đơn đăng ký nhãn hiệu

Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hoá, dịch vụ khác nhau.

Một đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định bao gồm các tài liệu sau đây:

– Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

– Tài liệu, mẫu vật, thông tin nhãn hiệu: Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

+ Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.

– Với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải kèm theo quy chế sử dụng.

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

+ Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;

+ Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Đơn đăng ký và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước phải được làm bằng tiếng Việt trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu: Giấy uỷ quyền; Tài liệu chứng minh quyền đăng ký; Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên; Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.

Quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu:

Chủ đơn hoặc đại diện của chủ đơn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu kèm theo các tài liệu yêu cầu trên đến Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập. Đơn cũng có thể được gửi qua bưu điện tới các địa điểm tiếp nhận đơn nói trên.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ căn cứ vào đơn đăng ký để thẩm định hình thức, công bố đơn hợp lệ; thẩm định nội dung đơn; cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ; đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ

a, Thẩm định hình thức đơn là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

– Thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn.

+ Đơn hợp lệ sẽ được xem xét tiếp. Đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối (không xem xét tiếp)

b, Công bố đơn

– Mọi đơn đã được chấp nhận hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố đơn.

– Đơn đăng ký nhãn hiệu trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

– Nội dung công bố đơn.

Công báo sở hữu công nghiệp, gồm các thông tin:

+ Liên quan đơn hợp lệ về mặt hình thức ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ,

+ Chuyển nhượng đơn, tách đơn, số đơn gốc của đơn tách…;

+ Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ kèm theo;

– Mọi người đều có thể tiếp cận với các thông tin chi tiết về bản chất đối tượng nêu trong đơn được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp hoặc yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp các thông tin đó và phải nộp phí cung cấp thông tin theo quy định.

c, Thẩm định nội dung

Thời hạn: Đối với nhãn hiệu không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn;

Trước khi ra thông báo công việc kết thúc khi thẩm định nội dung, Cục sở hữu trí tuệ có trách nhiệm rà soát lại kết quả thẩm định nội dung đơn trên cơ sở kiểm tra các đơn liên quan có ngày ưu tiên sớm hơn được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận sau ngày bắt đầu thực hiện thẩm định nội dung đơn.

– Ra thông báo kết quả thẩm định nội dung:

– Thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký nhãn hiệu bằng hai phần ba thời hạn thẩm định lần đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu. Việc thẩm định lại đơn chỉ được thực hiện một lần

– Thời gian để người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn không được tính vào các thời hạn; thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn không vượt quá một phần ba thời gian thẩm định tương ứng.

– Các công việc kết thúc thẩm định nội dung

Thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn: cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Chậm nhất là vào ngày kết thúc thời hạn thẩm định nội dung đơn

d, Cấp văn bằng bảo hộ

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thủ tục cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, nếu chủ văn bằng bảo hộ thấy có sai sót thì có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ sửa chữa văn bằng bảo hộ theo quy định.

bảng phân loại quốc tế về hàng hoá dịch vụ theo thoả ước ni-xơ
bảng phân loại quốc tế về hàng hoá dịch vụ theo thoả ước ni-xơ

Số lượng các quốc gia thành viên của Thỏa ước Ni-xơ

Có 83 quốc gia là thành viên của Thỏa ước Ni-xơ.

Tuy nhiên có khoảng 150 cơ quan trên thế giới áp dụng Bảng phân loại Ni-xơ cho phân loại nhóm khi đăng ký nhãn hiệu. Con số này bao gồm cả các vùng lãnh thổ. Ngoài ra, có 4 tổ chức khu vực, đó là: tổ chức sở hữu trí tuệ Châu Phi (OAPI), Tổ chức sở hữu trí tuệ Khu vực Châu Phi (ARIPO), Tổ chức Benelux về Sở hữu trí tuệ (BOIP) và Cơ quan hài hòa hóa thị trường nội khối của Liên Minh Châu Âu (Nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp) (OHIM) đang sử dụng Bảng Phân loại này.

Văn phòng quốc tế của WIPO cũng áp dụng Bảng phân loại Ni-xơ trong khuôn khổ của Hệ thống Madrid đối với việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế.

Do số lượng cơ quan trên thế giới sử dụng lớn nên bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ Ni-xơ đã gần như trở thành một công cụ phân nhóm hàng hóa và dịch vụ thống nhất trên toàn cầu.

Bố cục Bảng phân loại Ni-xơ

Cấu tạo của bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ Nice gồm 45 nhóm trong đó có 34 nhóm sản phẩm hàng hóa và 11 nhóm dịch vụ kèm theo một danh mục các vần chữ cái của hàng hóa và dịch vụ, giúp quốc tế hóa và thống nhất hóa việc phân loại hàng hóa và dịch vụ trong việc đăng ký nhãn hiệu.

Cụ thể bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ Nice gồm:

Bảng danh mục các nhóm chứa các tiêu đề chỉ ra những lĩnh vực mà hàng hóa/ dịch vụ được phân vào. Đi kèm với tiêu đề một nhóm là Phần giải thích nhằm giải thích rõ hơn các tiêu chí phân loại của nhóm đó để thuận lợi cho việc phân nhóm.

Bảng danh mục theo vần chữ cái dùng để tra cứu phân loại một sản phẩm/dịch vụ cụ thể theo vần Alfabet của nó. Tên của hàng hóa/dịch vụ nêu trong Bảng danh mục các nhóm chỉ là các tên chung liên quan đến lĩnh vực mà hàng hóa/dịch vụ được phân vào. Do đó, Bảng danh mục theo vần chữ cái được tra cứu để xác định chính xác phân loại của từng sản phẩm/dịch vụ cụ thể.

Ưu điểm của việc áp dụng Bảng phân loại Ni-xơ

Việc sử dụng Bảng Phân loại Ni-xơ bởi các cơ quan nhãn hiệu có thẩm quyền có ưu điểm trong việc nộp đơn theo một hệ thống phân loại thống nhất. Việc soạn thảo đơn được đơn giản hóa rất nhiều do các hàng hóa, dịch vụ mà nhãn hiệu được đưa ra nộp đơn sẽ được phân loại như nhau tại các quốc gia cùng áp dụng Bảng phân loại Ni-xơ.

Do bảng Ni-xơ được dịch bằng các ngôn ngữ chính nên việc áp dụng các ký tự đối với hàng hóa, dịch vụ theo danh mục vần chữ cái giúp người nộp đơn giảm đáng kể khối lượng các công việc dịch thuật khi điền một danh mục các hàng hóa và dịch vụ bằng một ngôn ngữ khác so với ngôn ngữ hơn ngôn ngữ mà cơ quan ban đầu.

Hiện tại, theo Thông báo số 11954/TB-SHTT của Cục Sở hữu trí tuệ ngày 21/12/2021 về việc thống nhất áp dụng bản tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2022. Theo nội dung thông báo thì kể từ ngày 01/01/2022, việc phân loại các hàng hóa, dịch vụ khi nộp đơn đăng kí nhãn hiệu được áp dụng theo bản tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2022 được Cục Sở hữu trí tuệ dịch từ bản tiếng Anh do WIPO công bố.

Nếu người nộp đơn không phân loại chính xác theo bản tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2022, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện việc phân loại lại trong quá trình xử lý đơn và người nộp đơn phải bổ sung phí phân loại theo quy định.

Bản tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2022 dược đăng tải trên Công báo Sở hữu công nghiệp số 405 do Cục Sở hữu trí tuệ  công bố ngày 27/12/2021, trên cổng thông tin điện tử của Cục sở hữu trí tuệ và Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Trong quá trình áp dụng, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời cho Cục Sở hữu trí tuệ để xem xét, giải quyết.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về bảng phân loại quốc tế về hàng hoá dịch vụ theo thoả ước ni-xơ. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139