Án phí chia tài sản thừa kế

an phí chia tài sản thừa kế

Vấn đề thừa kế đang là một trong những vấn đề được quan tâm đến nhất hiện nay trong các gia đình. Các tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình cũng phát sinh từ đó và đôi khi sự canh tranh chuyển biến trở thành khốc liệt dẫn đến hậu nhiều hậu quả xấu làm mất tình cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau.

Các vấn đề dẫn đến việc chia tài sản thừa kế như là người có tài sản chết rồi để lại di chúc hoặc không có di chúc, di chúc không hợp pháp…Như vậy thì sau khi yêu cầu Tòa án phân chia tài sản thừa kế thì án phí chia tài sản thừa kế sẽ là bao nhiêu? Ai sẽ là người chịu án phí chia tài sản thừa kế?

Để tìm hiểu hơn về chia tài sản thừa kế các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh nhé.

Di sản thừa kế là gì?

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.

Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định:

– Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.

– Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

Tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế theo quy định của Hiến pháp đều là di sản.

Di sản thừa kế bao gồm: Tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyền về tài sản do người chết để lại.

Quy định mới nhất về các loại di sản thừa kế?

– Các tài sản thuộc quyền sở hữu của người để thừa kế và thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt và những công cụ sản xuất dùng trong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ.

– Các quyền về tài sản mà người để thừa kế được hưởng theo quan hệ hợp đồng hoặc do được bồi thường thiệt hại.

– Các nghĩa vụ về tài sản của người để thừa kế phát sinh do quan hệ hợp đồng, do việc gây thiệt hại hoặc do quyết định của cơ quan có thẩm quyền (ví dụ: Một món nợ, một khoản bồi thường thiệt hại v.v…).

Cần lưu ý, đối với những quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân người chết (tức là không thể di chuyển cho người khác được), thì không phải là di sản thừa kế của người đó.

Ví dụ: Các quyền được hưởng trợ cấp thương tật, tiền tuất, nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn…chỉ có thể được thực hiện khi người được hưởng quyền còn sống. Nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn chỉ phải thực hiện khi người có có nghĩa vụ còn sống.

Vì vậy, các người thừa kế không được hưởng loại quyền tài sản gắn liền với thân nhân người chết, và cũng không phải thực hiện loại nghĩa vụ tài sản đó.

Án phí là gì?

Án phí hay án phí dân sự là một khoản chi phí cho một vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự mà đương sự phải nộp theo quy định của pháp luật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi kết thúc yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.

Theo Điều 3, Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án: Án phí dân sự gồm có các loại án phí giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

an phí chia tài sản thừa kế
án phí chia tài sản thừa kế

Tạm ứng án phí

Vì việc chia tài sản là một việc dân sự nên việc tạm ứng án phí cũng sẽ được giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.

Quy định Bộ luật Tố tụng dân sự

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí như sau:

Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.

Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14

Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 về về mức thu án phí, lệ phí Tòa án, tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án thì:

Thứ nhất, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng:

Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án theo quy định tại Điều 9 Nghị quyết này như sau:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án, trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án theo quy định của Nghị quyết này.

Thứ hai, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm:

Theo quy định tại Điều 25 Nghị quyết này về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm như sau:

Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.

Trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn mà mỗi nguyên đơn có yêu cầu độc lập thì mỗi nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các nguyên đơn cùng chung một yêu cầu thì các nguyên đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

Trường hợp vụ án có nhiều bị đơn mà mỗi bị đơn có yêu cầu phản tố độc lập thì mỗi bị đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người.

Trường hợp các bị đơn cùng chung một yêu cầu phản tố thì các bị đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

Trường hợp vụ án có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì mỗi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người.

Trường hợp những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng chung một yêu cầu độc lập thì họ phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

Trường hợp đình chỉ việc dân sự và thụ lý vụ án để giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 397 của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án phải yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

Mức nộp tạm ứng và án phí chia tài sản thừa kế

Mức tạm ứng án phí

Theo Khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14:

“2. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch”.

Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.

Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm

Đối với vụ việc chia tài sản thừa kế thì án phí chia tài sản thừa kế sẽ được xác định như sau:

Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế.

Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

Trường hợp Tòa án xác định tài sản chung, di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch;

Theo Danh mục án phí, lệ phí Tòa án thì mức án phí ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/NQ – UBTVQH14:

Đối với án phí chia tài sản thừa kế bao gồm:

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch: 300.000 đồng

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch theo tỉ lệ như quy định.

Trường hợp rút đơn khởi kiện thì án phí tính như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 218 Luật tố tụng dân sự thì Tòa sẽ trả tạm ứng án phí cho nguyên đơn nếu nguyên đơn rút toàn bộ đơn khởi kiện trước khi tòa tuyên án sơ thẩm.

Trường hợp rút đơn khởi kiện trước tòa phúc thẩm hoặc đang xét xử phúc thẩm thì các đương sư vẫn chịu án phí sơ thẩm và 50% án phí phúc thẩm (khoản 1 Điều 299 Luật tố tụng dân sự).

Nếu bên thua kiện không tự nguyện đóng án phí thì sẽ bị cưỡng chế ra sao?

Nếu không tự nguyện đóng án phí thì thi hành án sẽ tiến hành cưỡng chế tài sản (phong tỏa tiền trong ngân hàng, bán đấu giá tài sản) để thu tiền án phí. Trường hợp chống đối có thể sẽ bị truy tố tội Không chấp hành bản án (Điều 380 Luật hình sự)

Tội không chấp hành án:

Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;

Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

Tẩu tán tài sản.

Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về án phí chia tài sản thừa kế và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến việc án phí chia tài sản thừa kế.

Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về án phí chia tài sản thừa kế vui lòng liên hệ với Luật Trần và Liên Danh qua hotline để được tư vấn hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139