Thay đổi người đại diện hộ kinh doanh? Hộ kinh doanh cá thể mà mô hình kinh doanh khá đơn giản, đơn giản hơn nhiều so với các loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,… Thay đổi người đại diện hộ kinh doanh? Mặc dù mô hình đơn giản nhưng hộ kinh doanh cũng chịu sự quản lý của pháp luật doanh nghiệp, cũng phải tiến hành các thủ tục pháp lý khi có các thay đổi trong nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Bài viết thay đổi người đại diện hộ kinh doanh dưới đây cung cấp các thông tin liên quan đến thay đổi người đứng tên hộ kinh doanh cá thể, hy vọng bài viết sẽ giúp ích nhiều cho bạn đọc quan tâm đến loại hình này.
Hộ kinh doanh là gì? Doanh nghiệp là gì?
Hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh khá bổ biến và được nhiều người lựa chọn khi tiến hành kinh doanh với mô hình nhỏ lẻ.
Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì:
“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”
Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có trụ sở và tài sản riêng, được thành lập theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều các loại hình doanh nghiệp với các loại hình kinh doanh khác nhau như: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, nhóm công ty,…
Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh như sau:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”.
Như vậy, hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
Thế nào là người đại diện theo pháp luật?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể như sau:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người đại diện theo pháp luật thường giữ các chức danh quản lý trong cơ cấu tổ chức của công ty
– Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch Hội đồng thành viên; Giám đốc/Tổng giám đốc
– Đối với công ty cổ phần thì người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch Hội đồng quản trị; Giám đốc/Tổng giám đốc
Quy định về thay đổi người đại diện hộ kinh doanh
Thay đổi người đại diện hộ kinh doanh? Một số quy định pháp luật liên quan đến thay đổi người đứng tên trên hộ kinh doanh cá thể như sau
Hình thức thay đổi người đại diện hộ kinh doanh
Chủ hộ kinh doanh có thể đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh khi có các thay đổi trên thực tế, như thay đổi chủ hộ kinh doanh. Có nhiều hình thức thay đổi chủ hộ kinh doanh:
Trường hợp chủ hộ kinh doanh thay đổi do thừa kế
Thay đổi trong trường hợp bán hộ kinh doanh;
Thay đổi trong trường hợp tặng cho hộ kinh doanh
Mỗi hình thức thay đổi chủ hộ kinh doanh thì sẽ hồ sơ phù hợp.
Nghĩa vụ của các bên sau khi thay đổi người đại diện hộ kinh doanh
Thay đổi người đại diện hộ kinh doanh? Sau khi thay đổi đăng ký hộ kinh doanh, ví dụ bán, tặng cho, thừa kế thì chủ cũ của hộ kinh doanh vẫn phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ:
Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản của hộ kinh doanh phát sinh trong thời gian mình vẫn là chủ của hộ kinh doanh, nghĩa là thời gian trước khi chuyển giao hộ kinh doanh. Trường hợp chủ hộ kinh doanh cũ và chủ hộ kinh doanh mới có các thỏa thuận khác về việc thực hiện nghĩa vụ thì hai bên thực hiện theo thỏa thuận.
Thay đổi người đại diện hộ kinh doanh? Đối với chủ mới của hộ kinh doanh thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:
Thực hiện nghiêm các nghĩa vụ về thuế, nghĩa vụ về tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh;
Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách là người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các tranh chấp về dân sự trước Tòa án, trọng tài và các quyền nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
Chủ hộ kinh doanh và các thành viên của hộ kinh doanh khi đăng ký tham gia hộ kinh doanh cũng phải chịu các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động của hộ kinh doanh;
Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác về làm quản lý, điều hành các hoạt động của hộ kinh doanh. Tuy nhiên trong trường hợp thuê người về quản lý hộ kinh doanh thì chủ hộ kinh doanh và các thành viên tham gia hộ kinh doanh vẫn phải chịu các nghĩa vụ về tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh;
Các quyền và nghĩa vụ khác.
Hồ sơ thay đổi người đại diện hộ kinh doanh
Hồ sơ thay đổi người đại diện hộ kinh doanh theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:
Thông báo thay đổi chủ hộ kinh doanh. Trong thông báo sẽ phải có chữ ký của chủ hộ kinh doanh cũ và chủ hộ kinh doanh mới, áp dụng trong trường hợp thay đổi chủ hộ kinh doanh do thừa kế;
Trường hợp bán hộ kinh doanh thì phải có hợp đồng chứng minh hoàn tất việc mua bán;
Trường hợp tặng cho hộ kinh doanh thì phải có hợp đồng tặng cho;
Trường hợp thừa kế thì phải có văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (bản sao) của người thừa kế;
Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thay đổi chủ hộ kinh doanh (bản sao) nếu hộ kinh doanh đăng ký theo các thành viên trong gia đình. Trường hợp này cũng cần thêm bản sao văn bản ủy quyền của các thành viên trong hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.
Ngoài ra khi nộp hồ sơ cần kèm theo bản sao CMND/CCCD của chủ hộ kinh doanh cũ và chủ hộ kinh doanh mới.
Trình tự thay đổi người đại diện hộ kinh doanh
Bước 1: Hộ kinh doanh chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và gửi hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, nơi mà hộ kinh doanh đã đăng ký.
Bước 2: Sau khi nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký hộ kinh doanh đúng thẩm quyền, Cơ quan sẽ cấp Giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả.
Bước 3: Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc Cơ quan đăng ký hộ kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh mới. Khi được cấp Giấy chứng nhận hộ kinh doanh mới thì hộ kinh doanh phải trả lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cũ.
Thay đổi người đại diện hộ kinh doanh? Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký hộ kinh doanh ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung bằng văn bản. Hộ kinh doanh tiến hành sửa đổi và nộp lại hồ sơ mới hoàn chỉnh.
Một công ty có thể có bao nhiêu người đại diện theo pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể rằng:
Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Dựa vào quy định này có thể thấy được rằng pháp luật tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được tự quyết định số lượng người đại diện theo pháp luật cho mình trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp.
Tất cả người đại diện theo pháp luật có chịu trách nhiệm liên đới khi một người gây thiệt hại cho doanh nghiệp không?
Cũng tại khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 thì trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật không quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật đều có đủ thẩm quyền đại diện cho doanh nghiệp trước bên thứ ba.
Như vậy, nếu có một người đại diện gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì những người khác cũng chịu trách nhiệm liên đới nếu thuộc trường hợp trên.
Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật như thế nào?
Đối với quy định về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật thì tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể như sau:
Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thay đổi người đại diện hộ kinh doanh. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác hãy liên hệ ngay với Công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn tận tình và nhanh chóng nhất.