Việc tra mã, xin mã HS code chính xác hay không đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tính thuế xuất nhập khẩu của lô hàng và ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa. Tuy nhiên, tra mã HS code là vấn đề rất khó khăn ngay cả với người có kinh nghiệm làm nghề. Ở bài viết dưới đây, bạn sẽ hiểu rõ về mã HS code là gì và cách tra mã HS code chính xác, hiệu quả. Cùng Luật Trần và Liên danh tìm hiểu về xin mã hs code tại Yên Bái trong bài viết dưới đây.
Mã HS Code Là Gì?
Đây là một trong những mã số giúp chúng ta có thể phân biệt được các loại hàng hóa khác nhau. Cách thức phân loại được áp dụng trên toàn thế giới theo hệ thống mà tổ chức hải quan thế giới đưa ra.
Hệ thống mã hàng hóa phân loại này sẽ giúp cho các đơn vị áp thuế. Cùng với đó là phục vụ cho công tác thống kê về thương mại liên quan đến nhập và xuất khẩu hàng.
Việc sử dụng mã Code này còn giúp phân loại hoàng hóa một cách tốt nhất. Các nước sẽ có chung mã hàng, thống nhất về thuật ngữ, hải quan. Từ đó giữa các nước khác nhau khi giao tương có thể hiểu rõ lẫn nhau, đưa ra được các đàm phán thương mại hiệu quả.
Hệ thống mã Code mô tả hàng hóa này được phát hành với phiên bản mới nhất từ năm 01/01/2012. Trong đó có đến 98# hàng hóa thương mại quốc tế được phân mã. Với hơn 200 quốc gia cùng sử dụng chung hệ thống mã HS Code giúp thúc đẩy kinh tế giao thương toàn cầu ngày càng phát triển.
Cấu trúc mã HS Code
Chúng ta đã biết được hs code là gì? Vậy cấu trúc của mã hs code là gì? Hiểu được chi tiết này sẽ giúp bạn có thể phân loại dễ dàng, vận dụng hiệu quả hơn trong công tác phân loại các hàng hóa khi xuất nhập khẩu.
Cấu tạo của mã hs code bao gồm các bộ phận khác nhau được chia từ to đến nhỏ là phần. Trong phần sẽ có các Chương. Trong các chương sẽ có Nhóm, rồi phân nhóm và cuối cùng là phân nhóm phụ.
Phần bao gồm 21 hoặc 22 phần khác nhau. Mỗi phần sẽ được chú giải riêng biệt cho người dùng biết. Tiếp đến là Chương sẽ có 97 chương. Riêng chương thứ 98 và 99 dùng để chỉ riêng cho các quốc gia. Trong chương sẽ có chú giải riêng biệt và 2 ký tự đầu tiên sẽ nêu nên mô tả chung về loại hàng hóa.
Phần nhóm bao gồm 2 ký tự và được chia các nhóm chung với nhau. Phân nhóm lại được chia nhóm chung hơn từ nhóm và cũng có 2 ký tự. Phần phân nhóm phụ có 2 ký tự để chỉ các quốc gia tự quy định.
Trong cấu tạo của hs là gì? Cụ thể là gồm 6 chữ đầu tiên chỉ mang tính chất quốc tế. Tiếp theo là các nhóm phụ do các quốc gia tự quy định.
Hướng dẫn tra cứu mã HS Code, xin mã hs code tại Yên Bái
Bạn có thể thực hiện tra cứu mã HS bằng cách tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau. Trước khi mở tờ khai thông quan hãy sử dụng bảng hệ thống mã tra cứu hoặc hỏi cán bộ phụ trách mở tờ khai hải quan. Việc tra cứu đúng mã HS Code sẽ giúp cho việc mở tờ khai được nhanh chóng, không phải làm đi làm lại.
Bạn có thể áp dụng các quy tắc tắc tra cứu sau đây:
Căn cứ vào chứng từ cũ
Chứng từ cũ sẽ có sẵn mã HS Code của hàng hóa công ty bạn. Dựa vào đó, chúng ta có thể biết được hàng hóa xuất nhập khẩu sắp tới mã như thế nào. Cách này áp dụng cho cùng loại hàng hóa từ trước đến giờ đơn vị hoạt động.
Nhờ người tư vấn
Dịch vụ tư vấn và làm chứng từ hiện có rất nhiều. Bạn có thể tham khảo lựa chọn các dịch vụ. Họ là những người có kinh nghiệm, có mối liên hệ chặt chẽ với các cán bộ kiểm duyệt tờ khai nên biết rất chính xác mã code để làm tờ khai.
Trả mã HS Code trên website
Thời đại thông tin ngày nay rất nhiều và thuận tiện cho người dùng. Bạn có thể tra cứu tại các website chính thống: Customs.gov.vn là trang của Hải Quan Việt Nam. Tại đây, bạn chỉ cần gõ từ khóa về hàng hóa vào thanh công cụ tìm kiếm, sẽ có rất nhiều kết quả hiện ra. Hãy nhấn chọn vào mục chứa thông tin chính xác nhất, sau đó sẽ hiện ra các phân nhóm nhỏ tiếp theo với mã code ở đầu cho bạn lựa chọn.
Căn cứ vào biểu thuế
Các hàng hóa sẽ được áp dụng biểu thuế xuất nhập khẩu nhất định. Căn cứ vào đó, chúng ta có thể tìm được mã HS Code dễ dàng hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cần phải sử dụng excel để dùng lệnh tìm kiếm cho nhanh chóng. Bạn hãy nhấn Ctrl +F và gõ vào đó từ khóa để tìm kiếm.
Các vấn đề về Mã HS, xin mã hs code tại Yên Bái
– Rủi ro của Doanh nghiệp trong quá trình hậu kiểm của hải quan/ thuế:
Hiện Doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro rất lớn liên quan tới thuế Xuất nhập khẩu. Điều này xuất phát từ việc các mô tả hàng hóa gắn với mã HS hiện vẫn chưa thực sự rõ ràng, chưa giúp người thực thi có thể phân định thuận lợi, nên 1 mã hàng (Mã HS) có thể áp cho vài mặt hàng hoặc nhiều mã hàng có thể áp cho 1 mặt hàng trong thực tế, dẫn đến tình trạng, ở thời điểm nhập khẩu, Doanh nghiệp được cơ quan hải quan ấn định 1 mã, sau vài năm khi kiểm tra sau thông quan thì lại yêu cầu áp mã khác và truy thu thuế.
– Rủi ro của Doanh nghiệp khi khai mã HS khác với mã do hải quan áp, dẫn tới phạt vi phạm hành chính trong một số tình huống:
Doanh nghiệp cho biết, trong thực tế, rất nhiều trường hợp mặt hàng “lưỡng tính” có thể áp các mã HS khác nhau tùy thuộc vào quan điểm của cơ quan hải quan. Khi Doanh nghiệp khai báo, Doanh nghiệp xác định một mã HS và theo mã đó mặt hàng không thuộc diện phải xin giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên, sau khi cơ quan hải quan xem xét hồ sơ, ấn định một mã HS khác thì mặt hàng lại rơi vào trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu. Chiếu theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018, Doanh nghiệp phải có giấy phép nhập khẩu theo hồ sơ khai báo hải quan, nếu thiếu sẽ bị xử phạt hành chính. Điều này rất khó khăn cho Doanh nghiệp khi nhập khẩu các mặt hàng lần đầu.
Quy định về Mã HS vẫn tạo ra các cách áp dụng, cách hiểu khác nhau, xin mã hs code tại Yên Bái
Theo Điều 16 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 thì mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép thì phải xuất trình cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục, nếu khi làm thủ tục chưa có giấy phép xuất nhập khẩu sẽ bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan theo Khoản 7 và 8 Điều 14 Nghị định 45/2016/NĐ-CP.
Do (1) sự thiếu nhất quán trong các phán quyết trước hoặc sau; (2) thiếu hành lang pháp lý bảo vệ cán bộ, công chức, tạo nên tâm lý hay đẩy rủi ro cho bên khác; (3) thiếu các quy định ràng buộc trách nhiệm cụ thể từng bên khiến Doanh nghiệp là bên duy nhất phải gánh chịu rủi ro dù nhiều tình huống không phải của Doanh nghiệp.
Đề xuất: Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ ngành cùng Bộ Tài chính/Tổng cục Hải quan rà soát các mô tả HS để xác định những trường hợp còn gây nhầm lẫn, chồng lấn trong cách hiểu cách áp dụng để sửa đổi, điều chỉnh. Giao Bộ Tài chính/Tổng cục Hải quan chủ trì phối hợp cùng các Bộ ngành rà soát các quy định pháp luật nhằm phân định rõ trách nhiệm các cơ quan, cán bộ công chức trong từng tình huống, bổ sung cả quy định bảo vệ cán bộ công chức khi cần thiết để tạo sự yên tâm cho người thi hành công vụ nhưng cũng bổ sung các quy định để giảm thiểu tối đa tình trạng đẩy rủi ro cho Doanh nghiệp.
Trả lời:
Về mã HS, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đang tiếp tục thực hiện các nội dung sau để phân loại, xác định mã số HS được thuận lợi thống nhất:
– Tích cực phối hợp với các nước đàm phán xây dựng Danh mục HS, Danh mục Biểu thuế ASEAN, đưa các mặt hàng dễ lẫn, khó phân loại vào Danh mục với các tiêu chí phân biệt rõ ràng để thực hiện thống nhất, tránh gây nhầm lẫn, chồng lấn trong cách hiểu.
– Ban hành công văn hướng dẫn thống nhất đối với các mặt hàng khó, phức tạp, các mặt hàng có ý kiến của Tổ chức Hải quan thế giới để đảm bảo việc áp dụng Danh mục HS tuân thủ đúng mô tả và cách hiểu thống nhất với các nước ASEAN và các thành viên WTO.
– Phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng các Danh mục quản lý chuyên ngành, thống nhất việc áp dụng mã số đối với hàng hóa quản lý chuyên ngành, phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nước và quốc tế, và đảm bảo đủ tiêu chí để phân loại hàng hóa.
– Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tập trung để tra cứu, thống nhất trong thực hiện phân loại. Hệ thống đang tiếp tục được nâng cấp/ xây dựng mới để tạo thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp có thể sử dụng tra cứu, tham khảo trong quá trình khai báo mã số HS, đồng thời để thống nhất trong thực hiện phân loại.
– Tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp nâng cao nhận thức, năng lực trong lĩnh vực phân loại hàng hóa.
Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) ghi nhận ý kiến của doanh nghiệp để nghiên cứu, rà soát để sửa đổi bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Ghi theo tên hàng hoá hay mã HS trên giấy phép kinh doanh
Khi xin giấy phép kinh doanh tại Sở công thương đối với các sản phẩm hàng hoá sẽ phải ghi theo tên hàng hoá hay mã HS? Có địa phương cấp ghi rõ tên sản phẩm, có địa phương ghi rõ mã số HS của sản phẩm, có địa phương không ghi rõ sản phẩm cũng không ghi rõ mã HS việc này dẫn đến áp dụng thiếu thống nhất trong cả nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện tuân thủ giấy phép kinh doanh. Ngày 07/8/2018, Bộ Công Thương có Văn bản số 6219/BCT-KH trả lời với nội dung như sau:
Về cách ghi giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ, xin mã hs code tại Yên Bái
Nghị định số 09/2018/NĐ-CP không có quy định bẳt buộc về việc tồ chức kinh tế có vốn đẩu tư nước ngoài kê khai danh mục hàng hóa thực hiện quyền phân phối bán lẻ theo mã HS, tên gọi hay theo chương. Việc xác định phạm vi danh mục hàng hóa kinh doanh vả kê khai danh mục hàng hóa theo mã HS, theo tên gọi hay theo chương … là quyền cùa nhà đầu tư, tố chức kinh tế trên cơ sở tự cân dối nhu cầu, năng lực và kế hoạch kinh doanh, khả năng vả kế hoạch tài chính, quy mô cơ sờ bản lẻ, loại hình co sờ bán lẻ (nếu có đề nghị lập cơ sở bán lè), sự thuận tiện cho lổ chức kinh tế khi thực hiện các thù tục thông quan, kê khai thuế phù hợp với quy định pháp luật về thuế, tài chính, thù tục hải quan có liên quan. Cơ quan cấp Giấy phép (Sở Công Thương) ghi nội dung về hàng hóa tại Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sơ bán lè trên cơ sở hổ sơ đề nghị của tồ chức kinh tế, phù hợp với kêt quà xem xét, đánh giá cùa Sở Công Thương về việc đáp ứng các điều kiện cấp phép, sự phù hợp của kế hoạch kinh doanh, kể hoạch tài chính với quy mô kinh doanh, quy mô cơ sờ bán lè, loại hình cơ sờ bán lè (nếu tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có để nghị lập cơ sờ bán lè), đặc thủ của hàng hỏa dự kiến kinh doanh…, theo đúng quy định của Nghị định số 09/2018/NĐ-CP.
Theo nội dung trên thì việc ghi mã HS hay ghi theo tên gọi trên giấy phép kinh doanh là quyên của nhà đầu tư, tổ chúc kinh tế. Việc ghi mã HS hay tên sản phẩm không bắt buộc đối với nội dung trên giấy phép kinh doanh.
Trên đây là bài viết tư vấn về xin mã hs code tại Yên Bái của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.