Xâm hại tình dục là gì

Xâm hại tình dục là gì

Hiện nay, tình hình tội phạm xâm hại tình dục diễn ra ngày càng phức tạp, với tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng, gây bức xúc trong dư luận. Hậu quả để lại cho nạn nhân là vô cùng to lớn, họ phải gánh chịu những tổn thương về thân thể, sức khỏe và tinh thần. Đối với loại tội phạm này, việc xác định tính tự nguyện của các chủ thể rất quan trọng, góp phần giúp cơ quan tiến hành tố tụng xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trong bài viết dưới đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ cùng bạn nghiên cứu vấn đề “Tội phạm về xâm hại tình dục là gì? Làm thế nào để xác định tính “tự nguyện” khi xử lý các tội phạm về xâm hại tình dục?”

Tội phạm về xâm hại tình dục là gì?

Thế nào là tội phạm về xâm hại tình dục

Xâm hại tình dục là hành vi mang tính chất phức tạp, nguy hiểm cho xã hội và được thực hiện dưới nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau. Hiện nay, pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể về xâm hại tình dục.

Tuy nhiên, theo khoản 8 Điều 4 Luật Trẻ em năm 2016 có quy định: “xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu , dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.”

Thông qua khái niệm xâm hại tình dục trẻ em được quy định tại Luật Trẻ em năm 2016, cùng với những quy định về các tội phạm xâm hại tình dục tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì có thể hiểu “Tội phạm xâm hại tình dục là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến quyền tự do tình dục, danh dự, nhân phẩm của người khác, bao gồm việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục dưới mọi hình thức”, Luật sư hình sự giỏi.

Các tội phạm về xâm hại tình dục

Hiện nay, nhóm tội phạm về xâm hại tình dục được quy định cụ thể tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 bao gồm:

– Tội hiếp dâm (Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017)

– Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017)

– Tội cưỡng dâm (Điều 143 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017)

– Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017)

– Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017)

– Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017)

– Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Cách thức xác định tính “tự nguyện” khi xử lý các tội phạm về xâm hại tình dục

Theo Từ điển tiếng Việt thì tự nguyện được hiểu là tự mình muốn làm, tự mình muốn như thế, không ai bắt buộc. Tự nguyện khi quan hệ tình dục là việc nam, nữ tự mình muốn thực hiện hành vi quan hệ tình dục mà không bị ai bắt buộc nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh lý của bản thân.

Khi xử lý các vụ việc xâm hại tình dục thì tính tự nguyện là một trong những yếu tố quan trọng giúp cơ quan tiến hành tố tụng có thể xác định có hay không dấu hiệu tội phạm để xử lý đúng người, đúng tội. Theo đó, để xác định tính tự nguyện khi xử lý các tội phạm về xâm hại tình dục thì cần căn cứ vào những đặc điểm sau:

Thứ nhất, các chủ thể quan hệ tình dục có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.

Khả năng nhận thức là khả năng của con người tiếp nhận những phản ánh từ sự vật, sự việc bên ngoài và thông qua quá trình tư duy để có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá về sự vật, sự việc và quyết định thực hiện hành vi.

Khả năng điều khiển hành vi là khả năng của con người có thể thực hiện hoặc kiềm chế thực hiện hành vi.

Khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi là yếu tố quan trọng để đánh giá việc các chủ thể tự nguyện, mong muốn thực hiện hành vi quan hệ tình dục. Người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi sẽ biết được quan hệ tình dục là gì, việc thực hiện quan hệ tình dục ra sao và có thể điều khiển bản thân thực hiện quan hệ tình dục theo mong muốn của mình.

Trường hợp người bị hại bị hạn chế hoặc bị mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi (ví dụ: người bị hại bị say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc gây mê, ma túy, thuốc an thần, thuốc kích thích, các chất kích thích khác, bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác… dẫn đến hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi) thì không thể xem là là người bị hại tự nguyện được.

Thứ hai, các chủ thể quan hệ tình dục từ đủ 16 tuổi trở lên.

Theo đó, pháp luật hình sự không cho phép bất kỳ sự xâm hại tình dục nào đối với người dưới 16 tuổi. Bởi lẽ tâm sinh lý của độ tuổi này chưa được ổn định, suy nghĩ của các em còn non nớt. Việc người phạm tội thực hiện hành vi quan hệ tình dục với người dưới 16 tuổi là người phạm tội đã lợi dụng sự non nớt, sự phát triển tâm sinh lý còn chưa ổn định của người dưới 16 tuổi để có thể thỏa mãn nhu cầu sinh lý của bản thân nên dù nạn nhân là người dưới 16 tuổi có tự nguyện thì người quan hệ tình dục với người dưới 16 tuổi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, tư vấn luật hình sự chi tiết

Thứ ba, xác định tính tự nguyện thông qua những chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra.

Trong quá trình điều tra và làm rõ, nếu lời khai của các chủ thể thực hiện hành vi tình dục là thống nhất thì đây cũng được xem là cơ sở để xác định tính tự nguyện. Tuy nhiên trên thực tế nhiều trường hợp lời khai của hai bên chủ thể tham gia quan hệ tình dục là không trùng khớp nhau. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền phải điều tra làm rõ, thu thập chứng cứ chứng minh hành vi tình dục đó là tự nguyện hay không.

– Nếu xác định hành vi quan hệ tình dục giữa hai bên là không tự nguyện, do người khác ép, tác động thì phải đưa ra được các căn cứ xác đáng nhằm chứng minh. Ví dụ như thông qua vết trầy xước trên cơ thể, tỉ lệ tổn thương của cơ quan sinh dục và các bằng chứng liên quan việc mình bị dụ dỗ, lôi kéo, đe dọa buộc phải thực hiện hành vi tình dục đó như thông qua những tin nhắn trò chuyện, qua người làm chứng,…. Hay các bằng chứng cho thấy khi bị ép buộc quan hệ tình dục, bản thân nạn nhân cũng đã có những biện pháp chống trả như cào cấu gây ra thương tích trên cơ thể người phạm tội,…

– Nếu xác định việc thực hiện hành vi tình dục là hoàn toàn tự nguyện. Việc thực hiện các hành vi tình dục là thuận tình, do bản thân mong muốn và không có bất kỳ sự tác động nào từ người khác thì cần có những chứng cứ chứng minh cụ thể. Ví dụ như không phản kháng lại hành động, phối hợp trong suốt quá trình quan hệ tình dục hoặc có những gợi ý, đề xuất dẫn đến quan hệ tình dục. Đưa ra chứng cứ, lập luận chứng minh giữa hai bên sau khi xảy ra quan hệ thì nảy sinh mâu thuẫn như: muốn tiến đến hôn nhân nhưng bên bên còn lại không đồng ý, đòi bồi thường tổn thất tinh thần nhưng bên còn lại không có khả năng…

Các trường hợp tự nguyện quan hệ tình dục nhưng vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Quan hệ tình dục tự nguyện với người dưới 13 tuổi

Theo điểm b khoản 1 Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, người nào giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì bị phạt tù từ 07 -15 năm.

Như vậy, việc giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi dù là tự nguyện hay không đều đủ căn cứ để cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, người phạm tội này phải là người từ đủ 14 tuổi trở lên. Trường hợp người dưới 14 tuổi giao cấu hoặc quan hệ tình dục với người dưới 13 tuổi thì không bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Xâm hại tình dục là gì
xâm hại tình dục là gì

Quan hệ tình dục tự nguyện với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

Việc quan hệ tự nguyện với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Luật sư bào chữa hình sự chi tiết. 

Tuy nhiên, đối với tội phạm này thì pháp luật quy định điều kiện về chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt. Theo đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, còn người thực hiện hành vi khi chưa đủ 18 tuổi thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.

Quan hệ tình dục tự nguyện với người bị nhược điểm về tâm thần

Quan hệ tình dục với người bị nhược điểm về tinh thần thì không xét đến yếu tố tự nguyện. Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi này sẽ xét theo các trường hợp sau:

Trường hợp thực hiện hành vi mà biết rõ nạn nhân bị các nhược điểm về tâm thần.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

Đối với trường hợp biết rõ là nạn nhân bị các nhược điểm về tâm thần mà vẫn cố ý thực hiện hành vi tình dục thì đủ yếu tố cấu thành tội hiếp dâm. Trong một số trường hợp, có thể nạn nhân tâm thần vẫn có khả năng nhận biết được hành vi của người khác nhưng do bị hạn chế về khả năng nhận thức nên đã không đánh giá hết được tính chất nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi đó, bởi vậy việc giao cấu với người tâm thần dù nạn nhân tự nguyện hay không vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp thực hiện hành vi mà không biết nạn nhân bị các nhược điểm về tâm thần

Nếu giữa hai người không quen biết nhau từ trước và nạn nhân cũng không có bất cứ dấu hiệu bất thường gì để buộc người khác nhận biết là họ bị tâm thần và đồng thời hai bên tự nguyện quan hệ tình dục (người đó đã đủ 18 tuổi trở lên) thì hành vi này có thể không cấu thành Tội hiếp dâm theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về xâm hại tình dục. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác hãy liên hệ ngay với Công ty luật Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn tận tình và nhanh chóng nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139