Nghề kế toán luôn đặc yếu tố cẩn trọng và chính xác tuyệt đối lên hàng đầu. Một nhân viên kế toán giỏi cần phải giỏi chuyên môn và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
Vậy, một nhân viên kế toán chưa nhiều kinh nghiệm thì cần phải làm gì để tránh những sai lầm có thể dẫn đến thiệt hại lớn cho doanh nghiệp?
Bài viết dưới đây sẽ liệt kê những ví dụ về sai sót trong kiểm toán thường gặp phải nhất. Đây là những kinh nghiệm được đúc rút từ thực tế của những người đi trước trong nghề kế toán.
Sai sót trong hạch toán
Hạch toán là một trong những nghiệp vụ hàng đầu trong nghề kế toán. Đây là nghiệp vụ rất quan trọng trong doanh nghiệp, vì nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cuối mỗi kỳ kinh doanh nếu xảy ra các sai sót.
Trong thực tế, hạch toán là khâu mà kế toán viên hay bị sai sót nhất. Xem ngay các sai sót trong khâu hạch toán dưới đây:
Sai sót khi hạch toán tiền mặt
Số dư quỹ tiền mặt bị âm
Để số dư quỹ tiền của công ty bị âm là sai sót nghiêm trọng của kế toán. Nguyên nhân là do kế toán hạch toán phiếu chi trước phiếu thu.
Lập phiếu thu và phiếu chi không đúng quy định
Lập phiếu thu và chi không đúng quy định cũng là sai sót hay mắc phải trong nghề kế toán.
Ví dụ: Phiếu chi hoặc thu không được đóng dấu, không có đầy đủ chữ kỹ của các bên liên quan, nội dung không đúng với mục đích của phiếu…
Để tránh những sai sót này, kế toán cần phải kiểm tra kĩ khi lập các loại phiếu thu hay phiếu chi.
Vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm
Nguyên tắc này có nghĩa là kế toán không kiêm nhiệm quá nhiều vị trí, các loại chứng từ kế toán được sao lưu trong cùng một sổ mà không được tác riêng cho từng loại, như vậy là đang làm sai quy trình kế toán.
Số liệu ở các sổ không khớp với nhau
Bộ phận kế toán sẽ có nhiều sổ kế toán khác nhau cho từng nghiệp vụ riêng riêng, nhưng số liệu giữa các sổ đều liên quan chặt chẽ với nhau. Do vậy, các số liệu này phải đảm bảo đồng nhất và chính xác tuyệt đối, không được để xảy ra tình trạng chênh lệch mà không rõ nguyên nhân.
Các ghi chép sai, không đúng quy trình
Điều này có nghĩa là kế toán đã ghi nhận các khoản tiền nhưng theo quy trình là chưa được.
Ví dụ như các khoản tiền đang được chuyển, chỉ khi nào đã nhận được tiền thì mới tiến hành ghi chép vào sổ sách.
Hạch toán 2 lần cùng 1 hóa đơn
Đây là sai sót rất nghiêm trọng của người làm nghề kế toán, gây thiệt hại tài sản công ty. Dẫn đến sự chênh lệch trong sổ sách kế toán và thâm hụt ngân sách vào cuối kỳ.
Sai sót khi hạch toán tiền gửi ngân hàng
Hạch toán nhầm giữa các ngân hàng với nhau
Đối với tiền gửi ngân hàng, kế toán phải quản lý và theo dõi chi tiết thông tin cho từng ngân hàng trong giao dịch. Do đó, thường xảy ra các nhầm lẫn khi hạch toán giữa các ngân hàng với nhau.
Thông tin không khớp trên giấy ủy nhiệm chi
Thông tin người nhận trên giấy ủy nhiệm chi không đúng với đối tượng công nợ cần thanh toán. Hoặc kế toán hạch toán tiền lãi ngân hàng không khớp với sổ phụ ngân hàng.
Sai sót trong hạch toán đầu tư tài chính
– Không có hóa đơn chứng từ rõ ràng cho các khoản đầu tư đã chi tiền. Không có sự xác nhận của bên nhận đầu tư cho doanh nghiệp khi đã chi tiên.
– Đối với các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạng, kế toán không hạch toán lỗ lãi của các khoản đầu tư hoặc có hoạch toán nhưng chưa có đầy đủ hóa đơn, chứng từ liên quan.
Sai sót trong khi hạch toán các khoản phải thu của khách hàng
Trong quá trình doanh nghiệp hoạt động, sẽ có những hoạt động kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa phát sinh giữa các doanh nghiệp như các khoản nợ của khách hàng… và khi hạch toán kế toán thường sẽ mắc một số lỗi sau đây:
– Không lập sổ theo dõi chi tiết các khoản nọ của từng khách hàng phải thu. Các giao dịch thường diễn ra rất nhiều lần và phức tạp trong từng tháng, từng quý. Do đó, việc không ghi chép rõ ràng cụ thể sẽ không thể kiểm soát được các khoản phải thu của khách hàng.
– Hạch toán sai nội dung, số tiền của các khoản khác vào sổ theo dõi kế toán.
– Không phân loại các khoản thu theo quy định như phân loại các khoản phải thu dài hạn và các khoản phải thu ngắn hạn.
– Hạch toán các khoản phải thu không đúng kỳ hoặc là khách hàng đã trả nhưng lại chưa hạch toán vào sổ kế toán.
Sai sót khi hạch toán khoản phải thu khác
– Kế toán không tiến hành đối chiếu các khoản phải thu bất thường, những tài sản thiếu đang chờ xử lý thì không có biên bản kiểm kê và không xác định được nguyên nhân tại sao lại thiếu để quy trách nhiệm.
Sai sót trong khi hạch toán hàng tồn kho
Những sai sót thường mắc phải đối với hàng tồn kho như sau:
– Hàng hóa được mua, và đang trên đường chuyển đến kho, chưa nhập kho nhưng đã ghi là hàng tồn kho.
– Hạch toán hàng xuất/nhập kho của kỳ sau nhưng lại ghi vào kỳ này để hạch toán cuối kỳ. Điều này sẽ gây chênh lệch số liệu.
– Kế toán hạch toán nhầm lẫn giữa các kho với nhau sau.
– Tài khoản kho có rất nhiều nên nếu không để ý thì kế toán rất dễ bị nhầm lẫn trong khâu hạch toán và thực trạng này cũng xuất hiện khá nhiều gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được chỉnh sửa kịp thời.
Những sai sót trong kế toán khi mua hàng
Không nhận hóa đơn ngay tại nơi xuất hàng
Khi nhận hàng hóa, kế toán không nhận hóa đơn trực tiếp tại đó mà nhận hóa đơn sau do người bán đem đến. Vấn đề này xảy ra rất nhiều trong thực tế, nhưng đây là lỗ hỗng nhiều kẻ xấu sẽ lợi dụng để làm các hóa đơn giả. Do vậy, kế toán cần lưu ý và cẩn trọng vấn đề này.
Khi xuất hàng
– Kế toán không nhận hoá đơn giá trị gia tăng với những hàng hoá xuất khẩu, không xuất xuất hoá đơn đối với doanh thu hàng uỷ thác xuất khẩu.
– Khi viết hóa đơn không lót giấy carbon giữa các liên khiến cho tình trạng hằn chữ gây ra những sự cố không hay.
– Hoá đơn khi xuất hàng lại không có chữ ký của người mua.
Sai sót xảy ra trong khâu nộp thuế
– Không theo dõi thời hạn nộp thuế, dẫn đến tình trạng quá hạn mà chưa nộp và bị cơ quan thuế nhắc nhở, có thể còn bị phạt tiền.
– Người đi nộp thuế lại ghi tên họ của mình vào phần người nộp thuế mà không phải là chủ doanh nghiệp.
– Khi nộp tiền vào ngân sách Nhà nước lại không ghi rõ tên tài khoản của cơ quan thuế trên giấy nộp tiền.
– Khi phát sinh các khoản phải nộp lại không lập tờ khai nộp cho cơ quan thuế khiến cho doanh nghiệp bị phạt.
Với những sai sót trong thực tế của nghề toán sẽ giúp cho bạn có thêm những kinh nghiệm và tránh được những sai sót không đáng có. Giúp bạn có thêm kiến thức và phát triển hơn trong công việc kế toán của chính mình.
Tại sao báo cáo tài chính cần được kiểm toán?
Để trả lời cho câu hỏi tại sao báo cáo tài chính cần được kiểm toán, bản thân doanh nghiệp cần nắm được mục đích cũng như tầm quan trọng của công việc này đối với hoạt động kinh doanh của mình.
Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính
Về mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính, theo Chuẩn mực kiểm toán số 200, Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính:
“Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.
Đối với hầu hết các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.”
Có thể nói, mục đích chung của việc kiểm toán báo cáo tài chính là nhằm mang đến cái nhìn tổng thể về số tiền ghi trên các chu trình, dựa trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý đối với thông tin thu được qua khảo sát thực tế tại doanh nghiệp.
Xét trên phương diện tổng quát, hoàn thành đầu việc này sẽ giúp đưa ra những bằng chứng xác thực, thể hiện được sự trung thực, chuẩn xác của thông tin đã thể hiện trên bảng kê khai tài chính.
Nói một cách khái quát, báo cáo tài chính được kiểm toán là để cung cấp sự đảm bảo cho bên thứ ba, cụ thể hơn là xác nhận về tính trung thực, hợp lý của những thông tin tài chính mà họ được cung cấp.
Vai trò của kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán báo cáo tài chính không chỉ có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn phát huy “giá trị” của mình đối với nhiều đối tượng khác như nhà đầu tư, các cổ đông, cơ quan thuế và bản thân người quản lý.
Cụ thể:
– Đối với chủ doanh nghiệp: Đưa ra được định hướng để khắc phục tồn tại, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong những kỳ báo cáo tiếp đó.
– Đối với ngân hàng, cổ đông: Giúp nhà đầu tư, cổ đông có một cái nhìn tổng quát về:
Tình hình kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp
Nhìn nhận lại xem số vốn đầu tư có được sử dụng có hiệu quả hay không?
Tình hình tài chính của doanh nghiệp ra sao? Khả năng hoàn trả/ sinh lời như thế nào?
– Đối với cơ quan thuế: Vai trò của hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính đối với cơ quan thuế đó là giúp đơn vị này có thể tính và thu thuế một cách chính xác, đầy đủ.
– Đối với doanh nghiệp được kiểm toán: đánh giá xem báo cáo tài chính đã thực sự phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán hiện hành hay chưa.
Tựu trung lại, kiểm toán báo cáo tài chính giúp gia tăng độ tin cậy của người đọc đối với báo cáo tài chính. Đồng thời, nêu ra những tồn đọng của doanh nghiệp để nhà quản lý có được định hướng cụ thể hơn khi khắc phục vấn đề đó; giúp nâng cao chất lượng nhân sự kế toán cũng như thông tin tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về ví dụ về sai sót trong kiểm toán Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.