Tư vấn luật sở hữu trí tuệ

tư vấn luật sở hữu trí tuệ

Luật Trần và Liên Danh được khách hàng biết đến là một công ty cung cấp dịch vụ tư vấn luật sở hữu trí tuệ hoạt động hợp pháp và có uy tín tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư am hiểu có chuyên môn giỏi, kinh nghiệm hành nghề nhiều năm, có trách nhiệm nghề nghiệp và chuyên nghiệp trong công việc.

Luật Trần và Liên Danh tin tưởng rằng sẽ đem đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tư vấn luật sở hữu trí tuệ hoàn hảo nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất nhằm giúp doanh nghiệp bảo vệ được tài sản sở hữu trí tuệ của mình tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.

Luật Trần và Liên Danh đã tư vấn cho hàng ngàn lượt đơn đăng ký, khiếu nại, gia hạn, chuyển nhượng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cũng như đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp tại nước ngoài.

Ngoài ra, chúng tôi đã giúp các doanh nghiệp xử lý hàng trăm vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, tư vấn cũng như xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.

Các vấn đề pháp luật sở hữu trí tuệ

Thủ tục hành chính

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến sở hữu trí tuệ có vai trò cực kỳ quan trọng, giúp quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu, sản phẩm sẽ được pháp luật bảo hộ khi xảy ra tranh chấp.

Ngoài ra, để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, hoạt động quảng bá thương hiệu là vô cùng cần thiết để giúp khách hàng biết đến sản phẩm của mình. Đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ hạn chế các thiệt hại cho doanh nghiệp khi sản phẩm, thương hiệu bị làm nhái, giả. Một số thủ tục hành chính về sở hữu trí tuệ thường thấy như:

Đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý.

Đăng ký xác lập quyền tác giả, quyền liên quan.

Đăng ký sở hữu trí tuệ với giống cây trồng do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển.

Sửa đổi, bổ sung, cập nhật Giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.

Tư vấn thủ tục chấm dứt hiệu lực/hủy hiệu lực Giấy chứng nhận quyền tác giả; sửa đổi, chuyển nhượng Giấy chứng nhận quyền tác giả.

Tư vấn, hỗ trợ khách hàng làm thủ tục khiếu nại hoặc khởi kiện liên quan đến việc đăng ký quyền tác giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ.

Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước, theo dõi quá trình xử lý hồ sơ và cập nhật, bổ sung.

Tư vấn giải quyết các tranh chấp về Sở hữu trí tuệ

Các vấn đề sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài.

Theo Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019 (Luật SHTT 2005) thì tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật cũng là đối tượng được áp dụng Luật sở hữu trí tuệ để giải quyết các vấn đề phát sinh. Các vấn đề về sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài được phát sinh dựa trên quan hệ sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài.

Căn cứ khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015, Quan hệ sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài có thể hiểu quan hệ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng về đối tượng quyền sở hữu trí tuệ xảy ra tại nước ngoài.

Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ sở hữu trí tuệ đó ở nước ngoài.

Một số vấn đề sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài phổ biến bao gồm:

Bảo hộ tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân nước ngoài;

Bảo hộ cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;

Bảo hộ quyền liên quan cho người Việt Nam biểu diễn tại nước ngoài;

Đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng cho cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;

Chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ giữa người Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài;

Tranh chấp quyền tác giả, quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, sáng chế… có yêu tố nước ngoài…

Như vậy, việc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài thường phức tạp khi có tranh chấp nào xảy ra. Vì vậy việc nắm rõ các quy định liên quan đối với pháp luật trong và ngoài nước về sở hữu trí tuệ sẽ giúp tránh các rủi ro, thiệt hại.

Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo khi bị xâm phạm quyền trong sở hữu trí tuệ

Quy trình giải quyết khiếu nại

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, các quyết định hành chính có thể bị khiếu nại như:

Quyết định cấp, cấp lại, đổi hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;

Thông báo từ chối tiếp nhận đơn; Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ; Quyết định từ chối chấp nhận đơn; Thông báo chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn/chuyển đổi đơn/thay đổi chủ đơn/rút đơn; Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ; Quyết định từ chối bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế;

tư vấn luật sở hữu trí tuệ
tư vấn luật sở hữu trí tuệ

Quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng:

Trình tự, thủ tục khiếu nại sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định pháp luật về khiếu nại. Theo đó, căn cứ Điều 7 Luật khiếu nại 2011, Luật SHTT 2005, Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, quy trình, thủ tục khiếu nại bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 01: Nộp hồ sơ khiếu nại trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến trụ sở hoặc các văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam;

Bước 02: Cơ quan giải quyết khiếu nại tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra nội dung, hình thức đơn. Sau đó cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thông báo thụ lý hoặc không thụ lý hồ sơ trong vòng 10 ngày.

Kể từ ngày tiếp nhận thông báo không thụ lý thì chủ thể có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp có ý kiến trong vòng 30 ngày.

Bước 03: Tiến hành giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật. Đối với giải quyết khiếu nại lần một, kế từ ngày thụ lý thì cơ quan giải quyết khiếu nại trong vòng 30 ngày (nếu phức tạp thì thời hạn sẽ không vượt quá 45 ngày). Đối với giải quyết khiếu nại lần hai, thời gian trên là 45 ngày (nếu phức tạp thì thời hạn sẽ không vượt quá 60 ngày).

Quy trình giải quyết tố cáo

Theo Điều 2 Luật Tố cáo 2018, khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, công dân có quyền tố cáo.

Việc tố cáo các hành vi liên quan đến sở hữu trí tuệ cũng phải tuân theo Luật tố cáo 2018. Căn cứ Điều 28 Luật này, sau khi bạn nộp đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền, tố cáo sẽ được giải quyết theo trình tự sau:

Bước 1: Thụ lý tố cáo (Điều 29 Luật Tố cáo 2018 và Điều 9 Nghị định 31/2019/NĐ-CP): xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết

Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo (Điều 31 Luật Tố cáo 2018 và Điều 10 Nghị định 31/2019/NĐ-CP)

Người giải quyết tố cáo tự mình tiến hành xác minh hoặc thành lập Đoàn xác minh tố cáo hoặc Tổ xác minh tố cáo (2 người trở lên)

Tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo; ghi chép thành văn bản, biên bản và lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.

Tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh trong quá trình xác minh.

Khi kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh và kiến nghị biện pháp xử lý

Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo (Điều 35 Luật Tố cáo 2018 và Điều 17 Nghị định 31/2019/NĐ-CP). Người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo và gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo.

Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo (Điều 36 Luật Tố cáo 2018 và Điều 18 Nghị định 31/2019/NĐ-CP) trong 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo:

Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật; đồng thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;

Áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý khi kết luận người bị tố cáo vi phạm

Nếu xuất hiện dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.

Quy trình thụ lý, giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ bằng tòa án

Theo khoản 4 Điều 26 và khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS 2015), tranh chấp sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Khi có nhu cầu khởi kiện, bên khởi kiện chuẩn bị hồ sơ khởi kiện theo đúng quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015 để gửi đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Để đơn kiện được thụ lý và giải quyết nhanh chóng, người khởi kiện nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn và các tài liệu chứng cứ như: văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả/quyền liên quan, hợp đồng chuyển giao quyền, giấy tờ tùy thân…

Sau khi nộp đơn, Tòa án sẽ cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, chánh án Tòa án phân công một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, Thẩm phán sẽ đưa ra quyết định có thụ lý đơn hay không, cần sửa đổi, bổ sung như thế nào hay chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Nếu đơn khởi kiện đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại khoản 4 Điều 189 BLTTDS 2015, người khởi kiện sẽ được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí và phải tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí, sau đó nộp lại biên lai cho Tòa án trong thời hạn 07 ngày làm việc.

Sau khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, vụ án sẽ được thụ lý và Tòa án thông báo lại bằng văn bản về việc giải quyết vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý.

Tòa án tiến hành các thủ tục cần thiết để đưa vụ án ra xét xử bao gồm thủ tục hòa giải, thủ tục chuẩn bị xét xử. Sau đó, vụ án sẽ được giải quyết theo trình tự phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm (nếu có) theo quy định chung tại BLTTDS 2015.

Trên đây là bài viết về thông tin tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ. Nếu có vấn đề nào cần được hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua tổng đài, Luật sư Sở hữu trí tuệ hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều khách hàng với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau.

Hotline của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139