Tịch thu tài sản là gì?

tịch thu tài sản là gì

Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi những chủ thể này vi phạm pháp luật (đặc biệt là pháp luật hình sự) thì sẽ bị tước bỏ đi quyền sở hữu tài sản. Bài viết này sẽ tìm hiểu về hình phạt tịch thu tài sản và các quy định của Bộ luật hình sự về tịch thu tài sản. Vậy tịch thu tài sản là gì?

Tịch thu tài sản là gì ?

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước. Tài sản đó có thể đang được người bị kết án sử dụng hoặc cũng có thể là tài sản mà họ đã cho người khác vay, mượn, thuê, giữ để sử dụng (kể cả để sửa chữa) hoặc đang cầm cố, thế chấp, đang gửi tiết kiệm hoặc tiền trong tài khoản ở ngân hàng, tài sản đứng tên người khác nhưng có đủ căn cứ chứng minh rằng của người phạm tội thì tài sản vẫn bị tịch thu.

Tuy nhiên, không phải người bị kết án về bất cứ tội phạm nào cũng bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản mà tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định

Việc xử lý với tiền, vật trực tiếp liên quan đến tội phạm được giải quyết cụ thể:

Thứ nhất: Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội. Đây là những công cụ, phương tiện mà người phạm tội đã sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, như: dao, súng, xe mô tô của người phạm tội sử dụng trong các vụ cướp tài sản, tiền mà người phạm tội sử dụng trong đánh bạc, đưa hối lộ mà có.

Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc đổi do đổi chác, mua bán những thứ ấy mà có là những vật hoặc tiền có được do việc thực hiện tội phạm như tham ô, trộm cắp, cướp, lừa đảo hoặc do sự mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có.

Vật thuộc loại nhà nước cấm lưu hành là những vật mà người phạm tội sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc là đối tượng của việc thực hiện tội phạm, những vật này thuộc loại nhà nước cấm lưu hành như: Văn hóa phẩm đồi trụy, vũ khí quân dụng, ma túy, chất cháy, chất nổ, chất độc, chất phóng xạ.

Thứ hai: Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Có nghĩa là những vật, tiền này là của người khác và xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, đã bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép. Trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.

Thứ ba: Trường hợp vật, tiền thuộc tài sản của người khác nếu người này có lỗi trong việc để cho người khác sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thì có thể bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước. Trường hợp này luật quy định “có thể bị tịch thu”, được hiểu tùy vào từng vụ án, với loại tiền hoặc vật cụ thể Tòa án quyết định biện pháp xử lý có tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hay không. Khi quyết định vấn đề này, Tòa án cần nghiên cứu kỹ hình thức lỗi của người có tiền hoặc vật để người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm.

Nếu chủ sở hữu là người có lỗi cố ý hoặc vô ý thì ngoài việc có thể bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước, hành vi của chủ sở hữu có thể là đồng phạm với vai trò giúp sức (nếu lỗi cố ý) hoặc có thể cấu thành một tội phạm độc lập khác (nếu là lỗi vô ý). Ví dụ: A biết B mượn súng (loại súng tự chế) để đi cướp tài sản nhưng A vẫn cho B mượn súng để đi cướp ngân hàng C. Khi thực hiện hành vi cướp ngân hàng C thì B bị bắt giữ, trường hợp này ngoài việc khẩu súng A cho B mượn sẽ bị tịch thu, A còn bị xử lý trách nhiệm hình sự là đồng phạm với B về tội Cướp tài sản với vai trò là người giúp sức.

Phân tích quy định về tịch thu tài sản

– Tịch thu tài sản được áp dụng đối với những người phạm tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong những trường hợp Bộ luật Hình sự quy định. Trong phần các tội phạm, tịch thu tài sản có thể được quy định riêng như đối với các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia (Quy định tại Điều 122 Bộ luật Hình sự) hoặc được quy định là chế tài lựa chọn cùng với phạt tiền (khi là hình phạt bổ sung) như đối với một số tội xâm phạm sở hữu, trật tự quản lý kinh tế, tội mua bán người, tội phạm về ma túy… Cách thức quy định tịch thu là tài sản cùng với sự phát triển trong chế tài lựa chọn tạo khả năng pháp lý cho việc giải quyết của tòa án phù hợp với từng trường hợp phạm tội cụ thể.

– Khi tuyên hình phạt tịch thu tài sản, tòa án có thể tuyên tước một phần hoặc toàn bộ tài sản của người phạm tội. Tài sản bị tước phải thuộc sở hữu của người bị kết án, tài sản đó có thể là tài sản người bị kết án đang sử dụng hoặc là tài sản đã cho vay, mượn, thuê, gửi sửa chữa, gửi người khác giữ hoặc đang cầm cố thế chấp… Tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án có thể tồn tại dưới dạng hiện vật hoặc là tiền, kể cả tiền gửi ngân hàng, quỹ tín dụng hoặc trái phiếu, tín phiếu… Theo Điều 45 Bộ luật Hình sự, trong trường hợp tịch thu toàn bộ tài sản, cơ quan thi hành án vẫn phải để lại cho người bị kết án và gia đình họ những phương tiện sinh hoạt tối thiểu. Đây là những tài sản tạo điều kiện sinh sống cho gia đình và bản thân người bị kết án sau thời gian chấp hành án.

Phân biệt tài sản và tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

– Về khái niệm:

+ Tịch thu tài sản là

+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với: Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội; Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.

– Về bản chất:

+ Tịch thu tài sản: hình phạt bổ sung

+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm: biện pháp tư pháp

– Chủ thể áp dụng:

+ Tịch thu tài sản: Tòa án

+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm: cơ quan tiến hành tố tụng

– Đối tượng áp dụng:

+ Tịch thu tài sản: người phạm tội

+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm: người phạm tội, người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, người chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tài sản phạm tội

– Tính chất của tài sản bị tịch thu:

+ Tịch thu tài sản: tài sản thuộc sở hữu của người phạm tội và không liên quan đến tội phạm

+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm: tài sản thuộc sở hữu của người phạm tội hoặc người khác có liên quan trực tiếp đến tội phạm

– Hậu quả:

+ Tịch thu tài sản: vì là hình phạt nên tịch thu tài sản để lại án tích

+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm : không phải là hình phạt mà chỉ là biện pháp tư pháp nên không có án tích

Thực trạng áp dụng hình phạt tịch thu tài sản hiện nay

Việc áp dụng hình phạt tịch thu tài sản trên thực tế còn nhiều hạn chế. Trong quá trình xử lý một số vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện nguồn tài sản rất lớn của người phạm tội có dấu hiệu bất minh; nhưng không chứng minh được nguồn gốc gắn với tội phạm, cơ quan tiến hành tố tụng không thể tịch thu, thu hồi. Đối với các vụ án đã được xử lý, hiệu quả công tác thu hồi tài sản không cao.

Nguyên nhân phần lớn là do người phạm tội đã nhanh chóng thực hiện việc rửa tiền, tẩu tán tiền, tài sản do phạm tội mà có; quá trình tổ chức thu hồi tài sản cũng gặp nhiều vướng mắc, bất cập. Chính vì vậy mà hiện nay, cơ chế “tịch thu tài sản không qua kết tội” đang được nghiên cứu để áp dụng nhiều hơn.

Ngoài ra, các bộ ngành liên quan cũng đang có những hoạt động ban đầu trong việc “Nghiên cứu đề xuất xây dựng quy định biện pháp tịch thu tài sản không thông qua thủ tục kết tội, buộc đối tượng tình nghi phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp của tài sản và đề xuất sửa đổi quy định có liên quan trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự và Luật Phòng, chống tham nhũng”.

tịch thu tài sản là gì
tịch thu tài sản là gì

Tịch thu tài sản trong bộ luật Hình sự

Theo Đièu 45 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:

Điều 45. Tịch thu tài sản

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.

Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

Tịch thu tài sản là một trong những hình phạt bổ sung trong khi có người vi phạm tội. Theo điều luật tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.

Quyền sở hữu nó được phản ánh các quan hệ sở hữu trong chế độ sở hữu nhất định; Tổng hợp các quy phạm pháp luật về vấn đề sở hữu tồn tại trong xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định; Quyền của chủ thể đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình bao gồm 03 quyền là: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

Vậy khi tài sản bị tịch thu thuộc sở hữu của người bị kết án. Tức là: Tài sản đó có thể đang được người bị kết án sử dụng hoặc cũng có thể là tài sản mà họ đã cho người khác vay, mượn, thuê, giữ để sử dụng (kể cả để sửa chữa) hoặc đang cầm cố, thế chấp, (theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành) … nhưng có đủ căn cứ chứng minh rằng của người phạm tội thì tài sản vẫn bị tịch thu.

Tuy nhiên khi áp dụng hình phạt tịch thu tài sản thì biện pháp này chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu là hình phạt bổ sung này chỉ áp dụng với những trường hợp người phạm tội có thu nhập bất chính, có tài sản là do hành vi phạm tội mà có hoặc trong trường hợp nhận thấy có căn cứ khẳng định rằng nếu không tịch thu tài sản thì người đó sẽ sử dụng tài sản đó vào việc thực hiện tội phạm hoặc sẽ tiếp tục thực hiện tội phạm.

Ví dụ trong phần các tội phạm, tịch thu tài sản có thể được quy định riêng như đối với các tội như tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc được quy định là chế tài lựa chọn cùng với phạt tiền (khi là hình phạt bổ sung) như đối với một số tội xâm phạm sở hữu, trật tự quản lý kinh tế, tội mua bán người, tội phạm về ma túy… Cách thức quy định tịch thu là tài sản cùng với sự phát triển trong chế tài lựa chọn tạo khả năng pháp lý cho việc giải quyết của tòa án phù hợp với từng trường hợp phạm tội cụ thể. Điều luật cũng quy định rằng khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc tịch thu tài sản là gì? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác hãy liên hệ ngay với Công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn tận tình và nhanh chóng nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139