Có thể nói tùy thuộc vào nguồn thu nhập mà thuế thu nhập cá nhân sẽ có cách tính, thuế suất khác nhau. Vậy hiện nay cách tính thuế tncn lũy tiến được quy định như thế nào? Thuế luỹ tiến từng phần có khác gì so với thuế luỹ tiến toàn phần? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tại sao hiện nay phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Từ trước đến nay, việc đóng thuế luôn được xem là một nghĩa vụ, mà tất cả các công dân đều phải có nghĩa vụ và trách nhiệm. Việc người chịu thuế tham gia đóng thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần tăng thêm nguồn thu cho nhà nước, thông qua việc đóng thuế sẽ đảm bảo việc thực hiện công bằng xã hội.
Bởi những người phải chịu thuế thu nhập cá nhân là những cá nhân có mức thu nhập thực tế cao hơn mức nhà nước yêu cầu khởi điểm thu nhập chịu thuế. Các cá nhân này có thu nhập cao khi trừ đi các khoản miễn thuế và giảm trừ gia cảnh thì họ vẫn nuôi sống được bản thân và gia đình.
Như vậy rõ ràng việc đóng thuế vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ nhưng đồng thời nó cũng góp phần làm giảm sự chênh lệch giữa các đối tượng, tăng thêm phần cân bằng xã hội giữa tầng lớp giàu- nghèo.
Qua việc đóng thuế thu nhập còn làm tăng trưởng nền kinh tế nước nhà, giúp thu hút người lao động, đảm bảo cuộc sống của các đối tượng khó khăn trong cuộc sống sẽ được nhà nước quan tâm, hỗ trợ có những chính sách ưu đãi hơn nữa.
Ai phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, đáp ứng các điều kiện sau:
– Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
– Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam
Vài trò của thuế thu nhập cá nhân?
Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước
Chính vì việc thực hiện tự do hóa của nền kinh tế thương mại nên các loại thuế Xuất – Nhập khẩu giảm dần theo thời gian. Do đó, thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở nên quan trọng và là nguồn thu chính cho ngân sách Nhà nước.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, trình độ dân chí được nâng cao, ý thức tự giác xã hội cũng phổ biến hơn, thu nhập bình quân đầu người của mỗi cá nhân ngày càng tăng cao. Và việc hoàn thành nghĩa vụ với xã hội, tăng thu cho ngân sách nước nhà là điều hiển nhiên.
Thực hiện công bằng xã hội
Thông thường, thuế TNCN chỉ áp dụng đối với cá nhân có thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Bên cạnh đó, khi TNCN tăng lên thì tỷ lệ thu thuế cũng tăng thêm.
Tại nhiều nước còn có quy định miễn, giảm thuế cho những cá nhân mang gánh nặng xã hội. Ở nước ta hiện nay, thu nhập của các tầng lớp nhân dân có sự chênh lệch khá rõ rệt, số đông dân cư có thu nhập còn thấp, nhưng cũng có một số cá nhân có thu nhập khá cao, nhất là những cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khu chế xuất hoặc có một số cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, song xét trên phương diện công bằng xã hội và phương diện công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước thì thuế thu nhập cá nhân có vị trí rất quan trọng. Do đó việc điều tiết thuế thu nhập cá nhân đối với những người có thu nhập cao là cần thiết, đảm bảo thực hiện chính sách công bằng xã hội.
Định nghĩa biểu thuế suất lũy tiến
Biểu thuế suất lũy tiến (Progressive Tax Rates) là một cơ cấu thuế trong đó thuế suất tăng khi thu nhập chịu thuế tăng lên.
Thuật ngữ “lũy tiến” ở đây đang đề cập đến mức thuế suất tăng dần từ thấp đến cao, ví dụ thuế suất thuế TNCN tăng theo từng bậc từ 5% đến 35% khi thu nhập tính thuế tăng. Như vậy, các cá nhân có thu nhập cao sẽ nộp thuế theo một tỷ lệ phần trăm trên thu nhập chịu thuế của họ cao hơn so với các cá nhân có thu nhập thấp.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế lũy tiến
Đối tượng tính thuế
Cá nhân cư trú, đáp ứng một trong các điều kiện sau:
Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú
Có nhà thuê để tại Việt Nam theo quy định Pháp luật về nhà ở, với thời gian của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
Cá nhân không cư trú: là cá nhân không đáp ứng được cái điều kiện của cá nhân cư trú.
Lưu ý: Việc tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của người lao động chỉ phụ thuộc vào hai yếu tố: Đối tượng (cư trú hoặc không cư trú) và thời gian ký trên hợp đồng lao động với đơn vị chi trả thu nhập.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên:
Công thức : Thuế TNCN = Tổng TN – Các khoản giảm trừ – Các khoản miễn thuế
Các khoản miễn thuế:
Tiền ăn: Là khoản tiền ăn trưa, ăn giữa ca do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn trưa, ăn giữa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
Phụ cấp trang phục: Tối đa 5 triệu/người/năm dù bằng hiện vật hay tiền mặt. (phần vượt quá 5 triệu sẽ được tính là TNCT)
Điện thoại
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
Phụ cấp thu hút, khu vực
Phần tiền làm tăng ca, thêm giờ cao hơn mức làm việc bình thường theo quy định
Công tác phí
Các khoản giảm trừ:
Giảm trừ gia cảnh
Bảo hiểm bắt buộc
QUỹ hưu trí, BHNT
Quỹ khuyến học, đóng góp từ thiện
Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú ký HĐLĐ dưới 3 tháng:
Dưới 2 triệu/lần chi trả thì cá nhân sẽ nhận 100% thu nhập
Trên 2 triệu/lần chi trả:
Khấu trừ tại nguồn 10% trước khi chi trả
Cá nhân phải làm cam kết 02/TK – TNCN (92/2015 TT-BTC)
Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú:
Khấu trừ trực tiếp tại nguồn 20% trước khi chi trả thu nhập.
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * 20%.
Phân biệt giữa thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần và thuế suất theo biểu thuế toàn phần?
Để phân biệt thuế suất lũy tiến từng phần và thuế suất lũy tiến toàn phần, chúng ta căn cứ vào những tiêu chí được nêu trong bảng sau đây:
Tiêu chí |
Thuế suất theo Biểu thuế lũy tiến từng phần |
Thuế suất theo Biểu thuế toàn phần |
Khái niệm |
Biểu thuế lũy tiến từng phần là biểu thuế gồm nhiều bậc khác nhau, ứng với mỗi bậc là một mức thuế suất tương ứng. Thuế suất sẽ tăng dần theo từng bậc thuế. Thuế sẽ được tính từng phần theo bậc thuế và mức thuế suất tương ứng với từng bậc, số thuế phải nộp là tổng số thuế tính cho từng bậc. |
Thuế lũy tiến toàn phần cũng giống với thuế luỹ tiến từng phần vì cũng được tính gồm nhiều bậc khác nhau. Mức thuế suất sẽ ứng với mỗi bậc và thuế suất sẽ dần tăng lên khi cơ sở tính thuế tăng. Tuy nhiên, số thuế bạn phải đóng sẽ được tính bằng cách lấy toàn bộ cơ sở quy định thuế áp dụng với mức thuế suất tương ứng. |
Trường hợp áp dụng |
Theo Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2014, việc áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần vào tính thuế thu nhập cá nhân của người lao động trong trường hợp sau: Áp dụng đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công. |
Mức thuế suất toàn phần áp dụng đối với các thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế quy định tại các Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2014. Cụ thể như sau: Thu nhập từ đầu tư vốn; Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại; Thu nhập từ trúng thưởng; Thu nhập từ thừa kế, quà tặng; Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2014; Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2014; Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. |
Bậc thuế |
Có 07 bậc thuế. Căn cứ vào phần thu nhập tính thuế/tháng mà có các bậc thuế sau: Thu nhập tính thuế/tháng đến 05 triệu đồng thuế suất 5%; Trên 10 – 18 triệu đồng/tháng thuế suất 15%; Trên 05 – 10 triệu đồng thuế suất 10%; Trên 32 – 52 triệu đồng/tháng thuế suất 25%; Trên 18 – 32 triệu đồng/tháng thuế suất 20%; Trên 52 – 80 triệu đồng/tháng thuế suất 30%; Trên 80 triệu đồng/tháng thuế suất 35%. |
Chỉ có 01 mức thuế suất. Ví dụ: Thu nhập từ đầu tư vốn là 5%; Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là 20%; Thu nhập từ trúng thưởng là 10%; Thu nhập từ thừa kế, quà tặng là 10%. |
Cách tính |
Tổng số thuế phải nộp được tính theo từng bậc thu nhập và thuế suất tương ứng. Được xác định bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó. |
Thuế suất lũy tiến toàn phần tính toán đơn giản hơn. Để tính được thuế suất toàn phần lấy tổng thu nhập thuế (x) với một thuế suất thống nhất. |
Ví dụ |
Ví dụ: Gia đình chị Hoa kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà, với thu nhập 28 triệu đồng/tháng. Tiến hành tính thuế thu nhập từ cho thuê nhà 28 triệu đồng, ta dùng bậc thuế lũy tiến từng phần từ 18 – 32 triệu đồng, thuế suất 20%. Nhưng chú ý, các bậc thuế suất ở bậc trước sẽ thấp hơn bậc sau nên sẽ khác nhau: Tính thuế bậc 1: 5 triệu đồng, thuế suất 5% => Thuế bắt buộc phải nộp là 250.000 đồng. Tính thuế bậc 2: Trên 5 đến dưới 10 triệu đồng, thuế suất 10% => Thuế phải nộp là 500.000 đồng. Do trừ đi 5 triệu đồng đã nộp ở bậc 1, nên còn 5 triệu đồng x 10%. Tính tương tự với các bậc còn lại. |
Ví dụ: Anh A trúng thưởng 100 triệu đồng, thì thu nhập tính thuế là 90 triệu đồng (thu nhập tính thuế từ quà tặng là giá trị vượt trên 10 triệu đồng). Thuế thu nhập cá nhân mà anh A phải nộp là 90 x 10% = 09 triệu đồng. Còn nếu áp dụng thuế lũy tiến từng phần thì phải lấy tổng (x) với số thuế suất ở mỗi bậc; và ở mỗi bậc lại cho ra những kết quả khác nhau. Như vậy, cách tính có phần phức tạp hơn. |
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thuế tncn lũy tiến Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.