Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại quận 9

thủ tục thành lập doanh nghiệp tại quận 9

Thành lập công ty – Bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp của mỗi cá nhân/nhóm khởi nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh. Bạn muốn biến ý tưởng kinh doanh đầy tính khả thi của mình trở thành hiện thực. Tuy nhiên, thành lập công ty và duy trì hoạt động của doanh nghiệp không hề đơn giản, mà rất phức tạp, tốn kém thời gian và chi phí. Công việc đó bắt đầu từ việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý đăng ký thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép kinh doanh, khắc con dấu, kê khai thuế, xin phép sử dụng hóa đơn, mở tài khoản ngân hàng, báo cáo thuế định kỳ hàng tháng/quý/năm. Để rút ngắn thời gian tiến đến thành công, bạn cần tham khảo kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp của người đi trước hoặc được tư vấn thành lập công ty để đơn giản hóa mọi chuyện. Dưới đây là bài viết cung cấp chi tiết thủ tục thành lập doanh nghiệp tại quận 9.

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Đặc điểm của công ty cổ phần

Công ty cổ phần có những đặc điểm sau:

Có tư cách pháp nhân;

Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

Cổ đông tham gia góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng;

Các cổ đông góp vốn thành lập công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Ưu nhược điểm của công ty cổ phần

Ưu điểm:

Khả năng huy động vốn công ty rất cao và linh hoạt do công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp duy nhất trong 5 loại hình doanh nghiệp kể trên không giới hạn số lượng cổ đông góp vốn và được quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng; 

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần cũng tương đối dễ dàng, vì thế thu hút được nhiều đối tượng cùng tham gia góp vốn vào doanh nghiệp;

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao;

Với ưu thế khả năng huy động vốn nhanh và linh hoạt cho phép công ty cổ phần có thể hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề.

Nhược điểm:

Ít niềm tin với đối tác khi cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp;

Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng cổ đông rất lớn, nhiều cổ đông có thể không quen biết nhau và có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông trong công ty đối kháng nhau về lợi ích;

Cơ cấu tổ chức phức tạp hơn loại hình công ty TNHH, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân. Quyền quản lý trong công ty cổ phần được phân cấp rõ rệt. Cụ thể:

Đại hội đồng cổ đông là bộ phận nắm quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Tuy nhiên, bộ phận này ít hoạt động và thường chỉ họp Đại hội đồng cổ đông mỗi năm 1 lần;

Hội đồng quản trị có toàn quyền quản lý và ra quyết định chiến lược cho công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông;

Giám đốc/Tổng giám đốc chịu trách nhiệm điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.

Quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông hoặc nhóm cổ đông thiểu số không được đảm bảo. Thực tế, tại các công ty cổ phần của Việt Nam, quyền lực của công ty tập trung chủ yếu vào các cổ đông lớn và những người điều hành quản lý công ty, cho nên đối với những công ty cổ phần có Ban kiểm soát được lập ra mang tính chất hình thức hoặc không có Ủy ban kiểm toán nội bộ thì quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ có thể bị xâm phạm hoặc ảnh hưởng;

Đối với công ty cổ phần sẽ khó khăn hơn khi đưa ra một quyết định nào đó dù là về quản lý doanh nghiệp hay kinh doanh do phải thông qua Hội Đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông… Vậy nên rất dễ bỏ qua những cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

Công ty cổ phần sở hữu những lợi thế mà không loại hình doanh nghiệp nào dưới đây có được, nhưng cũng đồng nghĩa với việc loại hình doanh nghiệp này yêu cầu cao về cách thức tổ chức và quản lý doanh nghiệp. Đa phần các công ty lớn có ít nhất 3 cá nhân hoặc tổ chức góp vốn trở lên muốn kinh doanh những ngành nghề đòi hỏi vốn lớn sẽ ưu tiên lựa chọn loại hình công ty cổ phần để dễ dàng huy động vốn từ nhiều nguồn và nhiều đối tượng khác nhau. Loại hình công ty này phù hợp cho tất cả các ngành nghề kinh doanh pháp luật Việt Nam cho phép.

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (TNHH)

Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn 

Công ty TNHH bao gồm công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Đây là mô hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay, phù hợp với quy mô kinh doanh vừa và nhỏ.

Các đặc điểm chung của loại hình công ty TNHH:

Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Chủ thể thành lập doanh nghiệp có thể là cá nhân hoặc tổ chức;

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.

Ưu nhược điểm của công ty TNHH 1 thành viên

Ưu điểm:

Chỉ có duy nhất một chủ sở hữu, nên chủ sở hữu công ty có quyền quyết định toàn bộ trong quản lý và điều hành công ty;

Cơ cấu tổ chức đơn giản, dễ quản lý;

Chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty dẫn đến rủi ro cho chủ sở hữu ít hơn doanh nghiệp tư nhân.

Nhược điểm:

Vì chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong quá trình kinh doanh trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty nên trong nhiều trường hợp có ít sự tin tưởng từ các đối tác muốn liên kết, hợp tác;

Không được phát hành cổ phiếu, nên chỉ có thể huy động vốn từ chính chủ sở hữu hoặc bằng cách chuyển nhượng 1 phần vốn sang cho cá nhân hoặc tổ chức khác. Tuy nhiên, nếu chuyển nhượng 1 phần vốn thì đồng nghĩa với việc phải chuyển đổi loại hình công ty từ một thành viên lên công ty TNHH từ hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Ưu nhược điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Ưu điểm:

Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình trong những trường hợp nhất định;

Quy định về việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty được luật pháp quy định khá chặt chẽ. Một thành viên trong công ty có thể chào bán hoặc chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác nhưng phải ưu tiên chào bán hoặc chuyển nhượng cho các thành viên công ty trước. Theo đó, nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên, hạn chế được sự gia nhập của người lạ vào công ty;

Tương tự như công ty cổ phần, thành viên công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Như vậy, trong công ty TNHH có sự phân tách tài sản: tài sản của công ty và tài sản của thành viên. Nguyên tắc phân tách tài sản được áp dụng trong mọi quan hệ tài sản, nợ nần và trách nhiệm của công ty;

Quy định cho phép công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể có tối đa 50 thành viên góp vốn do đó đây cũng là yếu tố thuận lợi giúp doanh nghiệp có thể huy động thêm vốn góp từ thành viên mới. Tuy nhiên thời gian huy động không nhanh bằng loại hình công ty cổ phần.

Nhược điểm: 

Do các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp nên trong một số trường hợp niềm tin của đối tác và khách hàng với doanh nghiệp có thể bị lung lay và không thực sự muốn hợp tác vì sợ rủi ro có thể xảy ra với họ;

Việc giới hạn số lượng 50 thành viên góp vốn cũng là một nhược điểm của loại hình công ty này;

Không được phát hành cổ phiếu ra thị trường để công khai huy động vốn trong công chúng.

Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến và ưa chuộng ở nước ta phù hợp với mọi quy mô, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Công ty TNHH 1 thành viên phù hợp với một tổ chức muốn thành lập 1 công ty con, hoặc cá nhân có đủ năng lực tài chính thành lập công ty riêng cho mình. Còn nếu bạn muốn hùn vốn với cá nhân hoặc tổ chức để kinh doanh thì công ty TNHH 2 thành viên trở lên là sự lựa chọn thích hợp.

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TY HỢP DANH

Đặc điểm của công ty hợp danh:

Có tư cách pháp nhân; có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Ngoài thành viên hợp danh, công ty hợp danh còn có thành viên góp vốn;

Thành viên hợp danh: là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; 

Thành viên góp vốn: là tổ chức hoặc cá nhân, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Ưu nhược điểm của công ty hợp danh

Ưu điểm:

Việc quản lý và điều hành công ty hợp danh không quá phức tạp, do số lượng thành viên ít, hầu hết đều quen biết và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau;

Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động kinh doanh của công ty khi có phát sinh xảy ra vì thế mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng và đối tác kinh doanh.

Nhược điểm:

Do phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. Cũng chính vì điều này mà loại hình doanh nghiệp này thường không phổ biến;

Công ty không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Mặc dù loại hình doanh nghiệp này nhận được sự tin tưởng cao của khách hàng và đối tác, tuy nhiên vì rủi ro cho các thành viên hợp danh cao, nên số lượng công ty hợp danh được thành lập không nhiều. Nên bạn cần cân nhắc khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp này.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp có các đặc điểm sau:

Không có tư cách pháp nhân;

Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ưu điểm: 

Thủ tục thành lập đơn giản;

Chủ doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động và có toàn quyền quyết định trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp;

Doanh nghiệp tư nhân ít bị chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật;

Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ không những bằng tài sản doanh nghiệp mà kể cả tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp nên tạo được sự tin tưởng cho các đối tác, khách hàng.

Nhược điểm: 

Việc tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình do dù vốn góp cam kết góp vào lúc thành lập công ty là bao nhiêu dẫn đến rủi ro có thể xảy ra cho chủ doanh nghiệp là rất cao;

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, cũng như không được bán phần vốn góp cho cá nhân hoặc tổ chức khác, nên không có khả năng huy động vốn từ bên ngoài;

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

So với ưu điểm thì dường như doanh nghiệp tư nhân lại mang nhiều bất lợi hơn cho chủ doanh nghiệp. Do đó, rất ít người lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân để đăng ký hoạt động kinh doanh.

thủ tục thành lập doanh nghiệp tại quận 9
thủ tục thành lập doanh nghiệp tại quận 9

Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn? Chuẩn bị nguồn vốn từ đâu?

Vốn lấy ở đâu ra để duy trì hoạt động của công ty bây giờ. Đối với ngành dịch vụ tôi thấy vốn yêu cầu để duy trì hoạt động của doanh nghiệp là không cần nhiều nên không cần bàn sâu ở đây. Chỉ những doanh nghiệp thương mại và sản xuất mới cần số vốn lớn để duy trì hoạt động của công ty. Vậy vốn tối thiểu thành lập công ty là bao nhiêu? Lấy vốn ở đâu bây giờ? Nếu gia đình có điều kiện có sẵn vốn thì không phải bàn nhiều, còn những người khởi nghiệp không có đủ vốn thì có thể thấy có nhiều nguồn có thể huy động vốn cho doanh nghiệp mình như:

– Kêu gọi thành viên/cổ đông góp vốn chung để cùng kinh doanh.

– Vay mượn người thân bạn bè.

– Vay vốn từ ngân hàng.

Lưu ý việc vay mượn mà doanh nghiệp phải chịu lãi suất cho khoản vốn này cũng cần phải tính toán kỹ để sử dụng nguồn vốn hiệu quả trong kinh doanh. Sau này trả đủ cả vốn lẫn lãi khi đến hạn để xây dựng uy tín ban đầu cho doanh nghiệp mình.

Thành lập doanh nghiệp theo thủ tục thành lập doanh nghiệp tại quận 9 xong kiếm khách hàng từ đâu?

Làm sao để tìm kiếm được khách hàng mới để tạo ra doanh thu sau khi thành lập công ty? Tìm kiếm nguồn khách hàng từ đâu? Từ bạn bè giới thiệu? Từ đối tác giới thiệu? Hay tự xây dựng các mối quan hệ xã hội và quảng bá thương hiệu của công ty của mình để mọi người biết tới để đến khi cần họ nhớ tới và gọi tới mình? Quảng bá thương hiệu công ty bằng cách nào để nhiều người có thể biết tới sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn? Ở thời đại 4.0 như hiện nay ngoài việc kết hợp với hình thức kinh doanh truyền thống là thuê những địa điểm mặt bằng đẹp với mức chi phí cao thì bạn cần phải nắm bắt được các quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp mình trên không gian  mạng Online để chiếm lĩnh lượng khách hàng vô cùng lớn và dồi dào này.

Làm cách nào để có thể quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả mà lại ít tốn kém nhất. Bài toán này bạn cũng cần phải tự giải đấy. Thời đại ngày nay nếu bạn nắm được yếu tố công nghệ và quảng bá chúng hiệu quả sản phẩm doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông mạng thì bạn sẽ sớm thành công. Một số kênh mạng truyền thông phổ biến và kiếm khách hàng tốt hiện nay nổi bật đó là: Google, Facebook, Zalo..v.v. và một số kênh báo lớn trên mạng khác. Ngoài ra bạn cũng có thể quảng cáo bằng nhiều phương thức khác như trên các phương tiện thông tin đại chúng: Tivi, Đài, Báo..v.v..để giúp cho việc quảng bá thương hiệu của mình tới khách hàng sau khi thành lập doanh nghiệp đạt được hiệu quả. Hồ Sơ Cần Chuẩn Bị Để Thành Lập Doanh Nghiệp

Giấy tờ tùy thân

CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực (bản sao có chứng thực) của chủ đầu tư, các thành viên góp vốn, cổ đông và người đại diện theo pháp luật.

Hồ sơ đăng ký

+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;

+ Điều lệ Công ty;

+ Danh sách thành viên/cổ đông (TNHH hai thành viên trở lên, Cổ phần);

+ Và một số giấy tờ khác tùy trường hợp đặc biệt;

Thủ Tục – Quy Trình – Thời Gian Thành Lập Công Ty theo thủ tục thành lập doanh nghiệp tại quận 9

Thủ tục, quy trình thành lập công ty

+ Chuẩn bị các thông tin về công ty dự định thành lập và các giấy tờ tùy thân như đã trình bày;

+ Nộp hồ sơ + Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đăng bố cáo;

+ Khắc dấu pháp nhân + Thông báo mẫu dấu tại Sở Kế hoạch & Đầu tư;

+ Đăng ký mua chữ ký số (Token);

+ Mở tài khoản ngân hàng;

+ Làm thủ tục khai thuế ban đầu tại Cơ quan quản lý thuế trực tiếp;

+ Thông báo phát hành hóa đơn.

Thành lập công ty theo thủ tục thành lập doanh nghiệp tại quận 9 mất bao lâu? (Từ 3 – 25 ngày làm việc)

Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ;

Thời gian đăng bố cáo, khắc con dấu, thông báo mẫu con dấu: 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ;

Kê khai thuế ban đầu + đăng ký hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn: 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Marketing sau khi thành lập doanh nghiệp theo thủ tục thành lập doanh nghiệp tại quận 9

Sau khi thành lập công ty, để doanh nghiệp hoạt động ổn định thì việc marketing để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của công ty tới khách hàng là công việc bắt buộc phải duy trì thường xuyên để có được nguồn khách hàng ổn định và lâu dài cho doanh nghiệp. Người điều hành doanh nghiệp phải xác định được kênh Marketing chủ đao cho doanh nghiệp mình làm sao để hiệu quả nhất mà ít tốn kém chi phí nhất cho doanh nghiệp. Muốn gia tăng lợi nhuận bắt buộc người điều hành phải gia tăng doanh số tối đa và giảm tối thiểu chi phí phát sinh. Tuy nhiên Marketing là một kênh tốn kém rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp mình. Thuê nhân sự Marketing hoặc mình tự trau dồi kiến thức quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có?

Thành lập công ty nhiều nắm những vất vả chông gai. Nhưng những vất vả khó khăn đó là những thử thách những con người kiên cường để 1 ngày sau này bạn gặt hái được thành quả ngọt ngào. Kết quả đó khẳng định sự thành công với Xã hội, bạn bè, gia đình và lớn nhất là đối với chính bản thân mình, ngoài ra bạn cũng tự xây dựng được một bộ máy hoạt động kinh doanh, cũng như xây dựng được bộ máy kiếm tiền hàng tháng cho bạn.

Thành lập công ty thủ tục thành lập doanh nghiệp tại quận 9 xong việc chăm sóc khách hàng tiến hành ra sao?

Nếu bạn đã tự kiếm được khách hàng mới thì bạn có thể đo lường được thời gian, công sức, và chi phí tốn kém như thế nào để có được khách hàng. Bạn luôn nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới sau khi thành lập doanh nghiệp? Bạn bỏ ra rất nhiều công sức và chi phí để mang khách hàng về với doanh nghiệp mình. Vậy làm cách nào để khách hàng đó mãi gắn bó làm ăn với doanh nghiệp mình mà không bị mất vào tay đối thủ? Một khi khách hàng đã vào tay đối thủ rồi thì việc kéo khách hàng đó quay trở lại với doanh nghiêp mình là hoàn toàn khó khăn. Vậy làm cách nào để giữ chân khách hàng? Câu trả lời là phải chăm sóc khách hàng đó. Chăm sóc bằng cách nào để khách hàng không lãng quên doanh nghiệp mình? Có nhiều cách! Định kỳ hãy gửi thông tin liên hệ hoặc quà tặng cho khách hàng vào những sự kiện như:

– Sinh nhật khách hàng.

– Khai trương trụ sở kinh doanh của khách hàng.

hoặc

– Định kỳ gửi email cung cấp thông tin chương trình khuyến mãi giảm giá tới khách hàng..v.v.v.

Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục thành lập doanh nghiệp tại quận 9 của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.­­

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139