Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty

thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty

Sau khi thay đổi tên công ty cá nhân, doanh nghiệp cần phải làm thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty của mình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý khách hàng các kiến thức về thủ tục thuế và mẫu thông báo thay đổi tên công ty gửi cho cơ quan thuế theo quy định mới nhất.

Tên công ty theo quy định mới nhất gồm những gì?

Tên công ty hay còn gọi là tên doanh nghiệp, Theo đó, tên doanh nghiệp là hình ảnh, là thương hiệu của công ty, giúp đối tác và những người muốn tìm hiểu có thể tìm kiếm dễ dàng và chính xác thông tin công ty. Góp phần thúc đẩy công việc kinh doanh phát triển và có thể trở thành tài sản có giá trị của công ty trong nhiều trường hợp cần thiết.

Theo như quy định tại điều 37, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các đặt tên doanh nghiệp bao gồm:

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp;

b) Tên riêng.

Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Khi đặt tên của doanh nghiệp cần phải lưu ý đến việc trùng tên hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác và nghiêm cấm về những tên sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty theo quy định mới nhất

Nếu như trước đây, khi tiến hành thay đổi tên công ty, bạn sẽ phải nộp mẫu số 08-MST để thông báo với cơ quan thuế thì hiện nay, trách nhiệm này thuộc về việc cập nhật các thông tin thay đổi của Phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện.

Nếu công ty đã thực hiện thủ tục xin thay đổi tên doanh nghiệp và nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì được xác nhận là đã hoàn thành thủ tục và không cần thông báo lên cơ quan quản lý thuế về vấn đề này. Việc doanh nghiệp chuyển đổi tên sẽ không làm thay đổi mã số thuế hiện tại của mình. Do đó, sau khi thay đổi tên công ty, doanh nghiệp cần phải thực hiện thông báo đến cơ quan thuế chỉ trong trường hợp công ty có sử dụng phát hành hóa đơn. Trong trường hợp công ty phải thông báo thay đổi tên công ty đến cơ quan thuế và phải sử dụng thông báo mẫu TB04/AC của Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính.

Trường hợp doanh nghiệp không sử dụng hóa đơn thì chỉ cần thực hiện thủ tục hồ sơ gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Theo đó doanh nghiệp cần phải làm theo mẫu Phụ lục I-15 và nộp thông báo tài khoản ngân hàng theo mẫu PL I-15 (thay thế Mẫu 08/MST)

Như vậy, khi thay đổi tên công ty không cần phải nộp mẫu 08/MST. Trường hợp này, doanh nghiệp cần phải xử lý hóa đơn khi thay đổi tên công ty bằng cách thay đổi tên công ty trên hóa đơn điện tử.

Khách hàng sẽ sử dụng theo mẫu của phụ lục ii-1 tại Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT và gửi đến trực tiếp đến Sở kế và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở. Lúc này phòng đăng ký kinh doanh cập nhật hồ sơ thay đổi và sau đó sẽ chuyển thông tin sang cơ quan thuế.

Như vậy, tóm gọn lại, khi thay đổi tên doanh nghiệp cần phải thực hiện 2 thủ tục. bao gồm:

–  Thông báo thay đổi ở phòng đăng ký kinh doanh

–   Thông báo với cơ quan thuế, gồm:

+ Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế của công ty

+ Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp. 

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã điều chỉnh theo tên gọi mới, có thể nộp bản chính hoặc bản sao. 

Thủ tục thay đổi tên công ty theo Luật doanh nghiệp 

Việc thay đổi tên doanh nghiệp không phải là điều quá phổ biến nhưng lại khá xa lạ đối với những ai chưa có kiến thức về lĩnh vực pháp lý. Cho nên, để đáp ứng những nhu cầu về thay đổi tên công ty, doanh nghiệp cần phải thực hiện những bước sau:

Bước 1: Lựa chọn tên công ty phù hợp nhưng cần phải lưu ý đối tuân thủ những quy định về đặt tên được nhắc đến ở phần phía trên, bao gồm lưu ý về vấn đề loại hình công ty

Bước 2 : Tra cứu tên công ty dự định đặt trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh để tránh sự trùng hợp, gây nhầm lẫn không đáng có dẫn đến hồ sơ không được chấp thuận

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ công ty phù hợp với quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh

Bước 4: Nộp hồ sơ thay đổi địa chỉ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Bước 5: Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ bản giấy và cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh mới cho doanh nghiệp

Bước 6: Doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục khắc dấu theo tên công ty đã thay đổi và không cần phải thông báo mẫu dấu mới trên Cổng thông tin quốc gia

Hồ sơ thay đổi tên công ty theo quy định mới nhất

Đối với trường hợp thay đổi tên doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký (Theo mẫu quy định tại Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT)

b) Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc đổi tên doanh nghiệp

c) Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh nếu trường hợp giao cho người khác thực hiện việc thay đổi tên công ty.

Việc thay đổi tên doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty
thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty

Mẫu công văn thay đổi tên công ty gửi thuế

Vậy khi đổi tên doanh nghiệp có phải ký lại hợp đồng không? Câu trả lời là không, mà bạn chỉ cần soạn công văn thông báo đã thay đổi tên công ty từ cũ sang mới và việc thực hiện này cũng không cần phải ký lại hợp đồng.

Khi thực hiện thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty sẽ không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên, do đó, mọi tình hình kinh doanh và trách nhiệm đều như cũ và không có gì phải sửa chữa.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….., ngày … tháng … năm …

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC THAY ĐỔI TÊN CÔNG TY

Kính gửi: Quý khách hàng, đối tác và các cổ đông của công ty

Sau một thời gian dài doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên thị trường, với mong muốn có những thay đổi trong định hướng phát triển cũng như mở rộng chiến lược kinh doanh của mình. Chúng tôi – Công ty ………  muốn thay đổi tên để nhằm phù hợp hơn với mô hình phát triển và mục đích kinh doanh của công ty. Do đó, chúng tôi xin trân trọng thông báo đến quý khách hàng, đối tác và cổ đông về việc thay đổi tên công ty … kể từ ngày … tháng … năm … như sau:

Tên doanh nghiệp cũ:

– Tên tiếng việt:

– Tên nước ngoài:

– Tên viết tắt:

Tên doanh nghiệp mới:

– Tên tiếng việt:

– Tên nước ngoài:

– Tên viết tắt:

Kể từ ngày … tháng … năm …, công ty chúng tôi chuyển sang sử dụng tên mới như trên. Các giao dịch kinh doanh, ký kết hợp đồng hay liên quan đến giao dịch dân sự, xin vui lòng liên hệ trao đổi theo tên công ty mới trên đây.

Thông báo này, được thông báo thay cho công văn và thư gửi tới các đối tác và khách hàng của chúng tôi. Với sự thay đổi tên không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ cũng như các hoạt động khác của công ty. Trân trọng cảm ơn quý khách, quý đối tác, quý cổ đông … đã luôn đồng hành cùng chúng tôi (tên công ty, tổ chức) trong thời gian qua.

Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ, hợp tác tốt hơn trong thời gian sắp tới của quý khách hàng, đối tác, cổ đông…

Trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe!

Nơi nhận:                                                                                                      ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO CÔNG TY

Như trên;                                                                                                                (ký tên, đóng dấu)

Lưu: VT

Sau khi thay đổi tên công ty cá nhân, doanh nghiệp cần làm những gì?

Thay đổi con dấu pháp nhân của công ty

Tiến hành in lại và xử lý hóa đơn (VAT) khi thay đổi tên công ty theo tên mới của công ty

Thông báo việc thay đổi tên công ty với các cơ quan sau: Thuế, Ngân hàng, Bảo hiểm, Đối tác…

Tài sản đăng ký sở hữu bởi công ty cũng phải đổi theo tên công ty mới.

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến đổi tên doanh nghiệp

Sau khi tên thay đổi tên công ty thì mã số thuế của công ty/ doanh nghiệp có bị thay đổi không? 

 Công ty sau khi tiến hành thay đổi tên công ty thì sẽ không làm thay đổi mã số thuế mà sẽ được giữ nguyên mã số thuế hiện tại. Tuy nhiên, công ty phải làm thủ tục thông báo và thay đổi mẫu hóa đơn của công ty cũng như các thủ tục khắc lại dấu.

Thời hạn thông báo đối với cơ quan thuế khi có sự thay đổi thông tin tên công ty, doanh nghiệp là bao lâu?

Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139