Thủ tục thành lập công ty tại huyện Mỹ Đức

thủ tục thành lập công ty tại huyện Mỹ Đức

Việc đăng ký thành lập công ty từ ngày 01/01/2021 sẽ được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020. Vậy trình tự, thủ tục đăng ký thành lập công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 như thế nào? Cùng tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty tại huyện Mỹ Đức ngay trong bài viết dưới đây.

Vai trò của tư vấn pháp luật và ý nghĩa của việc lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật vào hoạt động tư vấn pháp luật

Tư vấn pháp luật cung cấp cho cá nhân, tổ chức những hiểu biết pháp luật ở mức cơ bản, phổ thông về một vấn đề nhất định, giúp họ hiểu rõ vị thế, quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong một quan hệ pháp luật cụ thể nảy sinh trong đời sống xã hội. Kết quả của hoạt động tư vấn pháp luật là lời khuyên, ý kiến pháp lý bằng miệng hoặc có thể bằng văn bản. Hiểu theo nghĩa rộng, đó là những giải pháp cụ thể, hữu ích giúp đối tượng được tư vấn bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ. ý nghĩa xã hội của tư vấn pháp luật khá sâu rộng ở chỗ, giúp định hướng hành vi ứng xử của các cá nhân, tổ chức theo khuôn khổ pháp luật và quy tắc đạo đức.

Đồng thời, nó giúp hòa giải hoặc giải quyết theo một trình tự phù hợp các mâu thuẫn, xung đột liên quan đến quyền, lợi ích, góp phần giảm thiểu các tranh chấp, giảm bớt tình trạng khiếu kiện tràn lan, kéo dài do người dân hiểu pháp luật không đúng hoặc không đầy đủ. Hoạt động tư vấn pháp luật còn góp phần giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước, của tổ chức và công dân; phát hiện những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, kịp thời hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn.

Qua khảo sát thực tế cho thấy, khi có nhu cầu về giải đáp pháp luật, tháo gỡ vướng mắc pháp lý, người dân đã tin cậy và thường xuyên tìm đến các tổ chức giúp đỡ pháp lý sau đây: Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước, Trung tâm tư vấn pháp luật, Văn phòng luật sư. Bên cạnh các Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước với đối tượng phục vụ còn hẹp, người dân thường yên tâm hơn khi tìm đến Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp. Bởi lẽ, đây là cơ sở tư vấn pháp luật trực thuộc các tổ chức đoàn thể của họ, là nơi họ có thể trình bày tường tận hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của mình, tin tưởng vào chính sách của tổ chức cũng như mong được đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ dù là thành viên hoặc không phải là thành viên của tổ chức, Dịch vụ thành lập công ty.

Xuất phát từ đặc trưng của hoạt động tư vấn pháp luật, mối liên hệ giữa tư vấn pháp luật với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được hình thành hết sức tự nhiên và gắn bó với nhau khá chặt chẽ. Tư vấn pháp luật là quá trình phổ biến pháp luật.Thông qua quá trình thực hiện các công việc cụ thể của hoạt động tư vấn pháp luật (cung cấp thông tin, giải đáp pháp luật cho cá nhân, tổ chức …), thì các mục đích và nội dung chính của phổ biến, giáo dục pháp luật đồng thời cũng được triển khai, lồng ghép, cụ thể là:

– Cung cấp thông tin, văn bản pháp luật, tài liệu pháp lý cho cá nhân, tổ chức: Trước khi đưa ra một lời khuyên hay các giải pháp để khách hàng lựa chọn, người tư vấn thường phải đưa ra những thông tin pháp lý cơ bản, văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh về vấn đề đó hoặc nội dung chính sách, pháp luật khác có liên quan nhiều nhất. Nhờ vậy, đối tượng đến yêu cầu tư vấn không chỉ hiểu được cụ thể chính sách, quy định pháp luật về chính vấn đề mình cần mà còn có thể tham khảo thông tin liên quan một cách tổng thể, đôi khi rộng hơn hoặc sâu hơn về vấn đề mình cần tìm hiểu.

– Giải đáp pháp luật cho cá nhân, tổ chức giúp cho đối tượng được tư vấn hiểu về quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các quan hệ pháp luật trên cơ sở quy định của pháp luật: Việc tư vấn thường đòi hỏi phải đặt ra các câu hỏi và trả lời từng câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề cần giải quyết. Vì vậy, người tư vấn cũng phải đưa ra lời giải thích, giải đáp cặn kẽ, bám sát vào tình huống thực tế để phân tích giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn vấn đề của mình trên cơ sở các quy định của pháp luật.

– Hướng dẫn cho các đối tượng ứng xử đúng pháp luật trong từng hoàn cảnh cụ thể để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình: Đây là hoạt động mang lại kết quả trực tiếp, dễ nhận thấy và đánh giá sau một quá trình tư vấn, tuyên truyền pháp luật. Điều quan trọng nhất là giúp đối tượng được tư vấn pháp luật hiểu rõ hoàn cảnh, vị thế của mình, từ đó lựa chọn cách xử sự phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.

– Giúp cho họ nâng cao hiểu biết pháp luật thông qua nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử, hình thành và phát huy ý thức tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh pháp luật: Hệ quả của quá trình tư vấn, truyên truyền pháp luật là sự chuyển biến trong nhận thức, hiểu biết của từng cá nhân, hoặc một nhóm người, từ đó hình thành thái độ xử sự tích cực, tôn trọng và tuân thủ pháp luật trong các quan hệ đời sống xã hội hoặc có sự phản kháng, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật. Một cá nhân hoặc tổ chức khi đã được tư vấn, phổ biến pháp luật chắc chắn sẽ có hiểu biết ở mức độ nhất định và hành vi ứng xử khác với trước đó.

Trên thực tế đã có sự lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động tư vấn pháp luật nhưng chưa được thực hiện thường xuyên, còn mang tính ngẫu nhiên, tự phát mà chưa có mục đích, kế hoạch cụ thể. Mặt khác, chúng ta cũng chưa có tiêu chí cụ thể để đánh giá chính xác hiệu quả của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua các hình thức tư vấn pháp luật. Sự chuyển biến trong nhận thức, hiểu biết pháp luật đòi hỏi phải có một quá trình tác động lâu dài, với nhiều cách  thức khác nhau, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Do vậy, sự kết hợp giữa phổ biến, giáo dục pháp luật trong  công tác tư vấn pháp luật trên thực tế còn có những hạn chế sau đây:

– Nhận thức, quan điểm chưa đúng, chưa đầy đủ về việc lồng ghép hoạt động: đó là quan niệm về phổ biến, giáo dục pháp luật và tư vấn pháp luật là 2 hoạt động tách rời nhau hoàn toàn, việc ai nấy làm nên chưa có sự quan tâm phối hợp, hoặc nếu có cũng mang tính hình thức, hời hợt.

– Cách triển khai thực hiện cả hai hoạt động nói trên còn trùng lặp về một số nội dung hoạt động, địa bàn, đối tượng được tư vấn và tuyên truyền pháp luật, dễ dẫn đến tình trạng lãng phí về tài chính, nhân lực và vật lực một cách không cần thiết.

– Do chưa được bồi dưỡng, trang bị về kỹ năng tuyên truyền, thiếu thông tin và tài liệu nghiệp vụ nên phần lớn cán bộ tư vấn pháp luật (kể cả luật sư) còn e ngại, chưa nhiệt tình tham gia vào công tác tư vấn pháp luật có lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật.

Điều kiện thành lập công ty theo thủ tục thành lập công ty tại huyện Mỹ Đức

Theo quy định được quy định cụ thể tại Luật doanh nghiệp và các giấy tờ có liên quan thì để thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp thì quý khách hàng cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

Cần phải có bản sao công chứng của 1 trong ba loại giấy tờ sau giấy chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của toàn bộ các thành viên tham gia góp vốn , các cổ đông, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp. Để bổ sung các giấy tờ này vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định, thủ tục thành lập công ty.

Các thông tin cơ bản có liên quan đến doanh nghiệp như: Tên công ty, nơi đặt trụ sở công ty, cử người làm đại diện pháp luật, đặt bao nhiêu vốn điều lệ, đăng ký các ngành nghề kinh doanh nào? cần phải được thực hiện đúng theo quy định và các vấn đề này sẽ được chuyên viên tư vấn cụ thể chính vì vậy khách hàng có thể yên tâm.

Đối với thành viên, cổ đông, người đại diện pháp luật cần phải đủ 18 tuổi và không thuộc các đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp là quý khách hàng có thể yên tâm ủy quyền thực hiện toàn bộ thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Phải có đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nộp lệ phí theo đúng quy định

Các giấy tờ cần thiết tổ chức cá nhân phải cung cấp khi tư vấn thủ tục thành lập công ty tại huyện Mỹ Đức cần những giấy tờ như sau:  

Đối với cá nhân: Giấy tờ cá nhân chứng thực còn thời hạn như chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện và các thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty.

Đối với tổ chức: Quyết định cử người đại diện quản lý phần vốn góp; bản sao chứng thực đăng ký kinh doanh của tổ chức kèm theo giấy tờ tùy thân của người đại diện quản lý phần vốn góp như hộ chiếu, căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân;

Đối với người nước ngoài: hộ chiếu dịch ra tiếng việt công chứng;

Đối với tổ chức nước ngoài: Đăng ký kinh doanh dịch công chứng hợp pháp hóa lãnh sự.

Hồ sơ thủ tục thành lập công ty tại huyện Mỹ Đức bao gồm:

Điều lệ công ty thành lập tại (đối với công ty TNHH một thành viên chủ sở hữu sẽ ký, đối với công ty TNHH hai thành viên và công ty cổ phần thì thành viên và cổ đông đều phải ký và thông qua điều lệ công ty).

Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh

Danh sách thành viên nếu là công ty tnhh hai thành viên trở lên và công ty cổ phần

Hợp đồng ủy quyền cho Việt luật thay mặt khách hàng làm thủ tục thành lập công ty

Luật Trần thay mặt tổ chức cá nhân giải trình với cơ cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Ủy quyền cho cá nhân đi nộp hồ sơ kèm theo giấy tờ cá nhân của cá nhân đi nộp hồ sơ và lấy kết quả.

Thời gian thành lập công ty mới:

Nộp hồ sơ thành lập công ty và lấy kết quả thành lập Công ty

Việt Luật sẽ đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục: nộp hồ sơ, sửa đổi, đóng lệ phí và nhận kết quả với cơ quan nhà nước. Quý khách hàng sẽ không phải mất thời gian, công sức đi lại để chờ nộp hồ sơ và nhận kết quả.

Sau 03-05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ và đáp ứng đủ các yêu cầu để thành lập thì sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Khắc con dấu công ty

Khắc con dấu tại cơ sở có chức năng khắc con dấu. Từ ngày 01/01/2021 khi Luật Doanh nghiệp mới có hiệu lực, con dấu công ty do công ty tự quản lý và tự chịu trách nhiệm, không cần phải thông báo với cơ quan nhà nước.

Do dó, công ty chỉ cần ban hành quyết định về việc sử dụng con dấu trong suốt quá trình hoạt động.

Các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân

Quy trình thủ tục thành lập công ty tại huyện Mỹ Đức được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân đầy đủ theo quy định:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân theo quy trình thủ tục thành lập công ty tại huyện Mỹ Đức

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân

Bản sao các giấy tờ sau đây:

Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân

>>> Số lượng hồ sơ: 01 bộ

>>> Lưu ý: Kèm theo hồ sơ doanh nghiệp cần có:

Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ

Mục lục hồ sơ, Bìa hồ sơ, văn bản ủy quyền đi nộp hồ sơ (nếu có)

Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

thủ tục thành lập công ty tại huyện Mỹ Đức
thủ tục thành lập công ty tại huyện Mỹ Đức

Bước 2: Doanh nghiệp tư nhân đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh và chờ lấy giấy phép.

Chủ doanh nghiệp/ người đại diện pháp luật hoặc người nhận ủy quyền mang hồ sơ lên nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi đặt địa chỉ công ty

Chuyên viên tại đây sẽ kiểm tra hồ sơ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp tư nhân.

Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thành lập doanh nghiệp và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp tư nhân trong vòng 3 ngày làm việc.

Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp tư nhân đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ từ 13h đến 17h từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Ngay sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân cần kiểm tra lại thông tin, nếu phát hiện thông tin sau lệch, liên hệ ngay với cán bộ vừa trả kết quả để được giải quyết.

Bước 3: Tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia

Khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì công ty cần phải tiến hành công bố thông báo một cách công khai qua cổng thông tin quốc gia. Thời gian công ty cần tiến hành là trong vòng 30 ngày tính từ ngày được cấp về Giấy CN đăng ký doanh nghiệp.

Nội dung việc công bố gồm có những nội dung của Giấy CN đăng ký doanh nghiệp và các thông tin đối với ngành nghề kinh doanh trong doanh nghiệp.

Khi công ty không tiến hành công bố thông tin về đăng ký công ty một cách đúng hạn thì doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1.000.000 vnđ đến 2.000.000 vnđ và sau đó phải tiến hành khắc phục về hậu quả cụ thể là: bắt buộc phải tiến hành công bố nội dung về đăng ký công ty qua cổng thông tin QG về đăng ký công ty.

Bước 4: Khắc con dấu và công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia

Doanh nghiệp tư nhân cần có con dấu riêng, số lượng và hình thức con dấu do doanh nghiệp quyết định. Nhưng phải đảm bảo có đủ tên công ty và mã số doanh nghiệp. Doanh nghiệp sau khi khắc con dấu thì hoàn tất thủ tục công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia.

Bước 5: Treo bảng hiệu công ty ở trụ sở công ty

Doanh nghiệp cần làm bảng hiệu công ty, Nội dung của bảng hiệu công ty bao gồm: Mã số công ty, Tên công ty, Số ĐT hay địa chỉ mail, Địa chỉ doanh nghiệp. Sau đó treo bảng hiệu công ty tại trụ sở công ty để cơ quan thuế xuống kiểm tra.

Bước 6: Mua chữ ký số điện tử để đóng thuế trực tuyến

Doanh nghiệp bắt buộc phải mua chữ ký số để đóng thuế và nộp tờ khai qua mạng. Chữ ký số là 01 dạng chữ ký về điện tử mà dựa vào công nghệ về mã hóa một cách công khai. Chữ ký số có vai trò như là chữ ký về của nhân hoặc con dấu của công ty và được sự thừa nhận về pháp lý. Sau khi mua chữ ký số, kế toán công ty sẽ dùng chữ ký số này để thực hiện nộp thuế.

Bước 7: Tiến hành kê khai, nộp tờ kê khai thuế môn bài

– Thời gian kê khai lệ phí môn bài là trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký công ty. Đối với những doanh nghiệp thành lập trước năm 2020: Hạn nộp lệ phí môn bài là 30/1/ 2020. Đối với những doanh nghiệp thành lập từ 1/1/2020 – 24/2/2020 trong vòng 30 ngày kể từ ngay được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp thành lập từ 25/2/ 2020 thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là 30/1 hàng năm (sau khi kết thúc năm đầu miễn thuế theo quy định mới nhất), cách thành lập công ty.

– Công ty tư nhân sẽ cần đóng một số loại thuế cơ bản như:

Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng sau khi kết thúc năm tài chính.

Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.

Thuế xuất nhập khẩu (Trường hợp công ty có thực hiện hoạt động xuất – nhập khẩu)

Thuế môn bài. Mức đóng thuế môn bài theo mức vốn điều lệ của công ty đăng ký:

STT

Vố điều lệ đăng ký (VNĐ)

Thuế môn bài (VNĐ)

1

Trên 10 tỷ VNĐ

3.000.000

2

Bằng hoặc Dưới 10 tỷ VNĐ

2.000.000

3

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh…

1.000.000

– Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế giá trị gia tăng cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp theo các quý như sau:

Tờ khai quý 1: Thời hạn nộp là ngày 30/04

Tờ khai quý 2: Thời hạn nộp là ngày 30/07

Tờ khai quý 3: Thời hạn nộp là ngày 30/10

Tờ khai quý 4: Thời hạn nộp là ngày 30/01 năm sau

– Ngoài ra, dù có phát sinh hoạt động hay không thì doanh nghiệp vẫn cần nộp báo cáo tài chính năm trước chậm nhất vào ngày 30/3 năm sau.

>>> Hiện nay, dù được miễn thuế môn bài năm đầu tiên nhưng những doanh nghiệp mới thành lập vẫn phải nộp tờ khai thuế môn bài. Đối với thủ tục này, doanh nghiệp có thể tự thực hiện hoặc sử dụng dịch vụ kế toán của Luật Trần và Liên danh để đảm bảo việc kê khai thuế ban đầu đúng quy định của pháp luật.

Bước 8: Mở tài khoản ngân hàng và thông báo đến sở KH & đầu tư

Chủ doanh nghiệp ra ngân hàng và mang theo con dấu, giấy phép đăng ký doanh nghiệp cũng như CMND để đăng ký mở tài khoản. Sau đó, làm thủ tục báo lên Sở Kế hoạch và đầu tư số tài khoản này.

Hồ sơ thông báo tài khoản ngân hàng gồm: Thông báo thay đổi tài khoản ngân hàng công ty và văn bản ủy quyền

Bước 9: Thông báo phát hành hóa đơn GTGT

– Doanh nghiệp tiến hành ra thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng trước khi chính thức phát hành. Sau đó đặt in hóa đơn để sử dụng, phục vụ cho công ty. Nếu trường hợp không thông báo phát hành hóa đơn hay không in hóa đơn, doanh nghiệp cũng có thể mua hóa đơn để sử dụng.

– Doanh nghiệp nếu có đầy đủ điều kiện về công nghệ thông tin thì có thể phát hành hóa đơn điện tử. Hồ sơ đề nghị được phát hành hóa đơn điện tử gồm:

Quyết định phát hành hóa đơn.

Mẫu hóa đơn

Chi phí thủ tục thành lập công ty tại huyện Mỹ Đức

Khi đăng ký doanh nghiệp tư nhân, bạn sẽ phải đóng những lệ phí sau:

Phí làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp tư nhân, cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 200.000 đồng

Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia là 300.000 đồng.

Phí khắc con dấu và công khai mẫu dấu lên cổng thông tin điện quốc gia là 450.000 đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ phải chi trả một số chi phí khác như chi phí mua chữ ký số, chi phí làm bảng hiệu công ty…

Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục thành lập công ty tại huyện Mỹ Đức của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo Hotline Công ty luật để được tư vấn miễn phí.­­

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139