Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ở nhiều địa điểm khác nhau nhưng vẫn hạch toán phụ thuộc công ty mẹ thì thành lập địa điểm kinh doanh là phương án tối ưu nhất. Hiện nay doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh trong cùng tỉnh/thành phố với trụ sở chính hoặc khác tỉnh/thành phố đều được. Quy định mới này để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển với phạm vi rộng lớn hơn. Nắm bắt được nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh ngày càng lớn của các doanh nghiệp, có doanh nghiệp thành lập đến 5, 10 địa điểm kinh doanh tại một tỉnh/thành phố Luật Trần và Liên danh cung cấp dịch vụ thủ tục đăng ký mở thêm địa điểm kinh doanh, thay mặt cho doanh nghiệp thực hiện toàn bộ các quy trình thủ tục của quá trình thành lập địa điểm kinh doanh tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Địa điểm kinh doanh là gì?
Theo pháp luật doanh nghiệp hiện tại, địa điểm kinh doanh sẽ là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh, địa điểm kinh doanh sẽ không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích của doanh nghiệp.
Địa điểm kinh doanh sẽ là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, tại đây có thể thực hiện các hoạt động giao dịch của công ty như trụ sở chính của công ty.
Địa điểm kinh doanh sẽ không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích của doanh nghiệp, một công ty có thể lập nhiều địa điểm kinh doanh trong phạm vi cả nước.
Địa điểm kinh doanh hoạch toán phụ thuộc vào công ty và không có con dấu của địa điểm của địa điểm kinh doanh.
Mã số địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.
Do tính chất thuận lợi của địa điểm kinh doanh mà lại đáp ứng được nhiều nhu cầu nên ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn lập địa điểm kinh doanh nhiều hơn các mô hình chi nhánh hoặc văn phòng đại diện bởi chỉ nộp duy nhất thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh.
Đặc điểm của địa điểm kinh doanh
Theo quy định thì hiện nay phạm vi để doanh nghiệp thành lập các địa điểm kinh doanh được mở rộng hơn. Doanh nghiệp có thể mở địa điểm kinh doanh tại rất nhiều địa điểm cả trong và ngoài tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải nộp hồ sơ thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt điểm kinh doanh.
Do đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn địa điểm kinh doanh ở nhiều địa bàn hơn và khác so với trụ sở chính của công ty:
Thành lập địa điểm kinh doanh cùng phường với trụ sở hoặc cùng quận với doanh nghiệp
Thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với trụ sở doanh nghiệp;
Về ưu điểm của địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện là: Văn phòng đại diện sẽ chỉ có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó. Còn đối với địa điểm kinh doanh sẽ có cả chức năng kinh doanh và không có nghĩa vụ khai báo thuế.
Thủ tục để chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh cũng gọn nhẹ, nhanh chóng hơn khi doanh nghiệp không còn nhu cầu kinh doanh. Hơn thế doanh nghiệp sẽ không phải làm các thủ tục chốt thuế, trả con dấu khi chấm dứt hoạt động như chi nhánh hay văn phòng đại diện.
Vì vậy có thể thấy việc thành lập địa điểm kinh doanh sẽ có nhiều lợi ích và thuận tiện cho doanh nghiệp.
Hồ sơ xin cấp mã số thuế đối với thủ tục đăng ký mở thêm địa điểm kinh doanh
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp hoặc chi nhánh của doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh tại địa phương cấp tỉnh khác với địa phương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.
Về đăng ký thuế:
+ Cơ quan thuế được giao nhiệm vụ quản lý thuế đối với địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế để cấp mã số thuế 13 số cho địa điểm kinh doanh, gửi thông báo mã số thuế cho đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh và địa điểm kinh doanh biết để kê khai, nộp thuế cho địa điểm kinh doanh.
+ Mã số thuế 13 số của địa điểm kinh doanh không thực hiện liên thông với cơ quan đăng ký kinh doanh.
+ Khi địa điểm kinh doanh có thay đổi thông tin đăng ký, tạm ngừng kinh doanh, chấm dứt hoạt động theo thông tin cơ quan đăng ký kinh doanh truyền sang, cơ quan thuế được phân công quản lý thuế căn cứ thông tin tại Danh sách địa điểm kinh doanh đã được Cục Thuế phân công quản lý thuế trên địa bàn cập nhật thông tin đăng ký của mã số thuế 13 số của địa điểm kinh doanh tương ứng vào hệ thống TMS để thực hiện quản lý thuế theo quy định.
Về thông báo phát hành hóa đơn:
Đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh cho cơ quan thuế được phân công quản lý thuế địa điểm kinh doanh.
Về kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng:
+ Cơ quan thuế được phân công quản lý thuế đối với địa điểm kinh doanh hướng dẫn đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh sử dụng mã số thuế 13 số của địa điểm kinh doanh để kê khai, nộp thuế phát sinh cho từng địa điểm kinh doanh khác tỉnh với nơi đơn vị chủ quản đóng trụ sở với cơ quan thuế quản lý trực tiếp địa điểm kinh doanh.
Thủ tục đăng ký mở thêm địa điểm kinh doanh
Bước 1: Doanh nghiệp cần xác định các nội dung thông tin trước khi thành lập địa điểm kinh doanh như sau:
Tên địa điểm kinh doanh
Địa chỉ địa điểm kinh doanh
Số điện thoại
Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là ai: Giám đốc công ty, và các chức danh quản lý khác có thể kiêm nhiệm là người đứng đầu địa điểm kinh doanh, hay bất cứ người nào có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không vi phạm pháp luật.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thủ tục đăng ký mở thêm địa điểm kinh doanh
Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh
Thông báo lập địa điểm kinh doanh theo mẫu Phụ lục II-7 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT. Thông báo lập địa điểm kinh doanh phải có các thông tin sau:
Mã số doanh nghiệp;
Tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
Tên địa điểm kinh doanh:
Địa chỉ của địa điểm kinh doanh: Tương tự như trụ sở công ty, địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện thì địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh cũng không được là nhà tập thể, nhà chung cư để ở.
Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh: Chỉ được kinh doanh theo phạm vi hoạt động của công ty mẹ;
Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh.
Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.
Bước 3: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh
Sau khi soạn hồ sơ đầy đủ bước tiếp theo sẽ là nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư, nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh và theo dõi cho tới khi ra được kết quả.
Bước 4: Nhận kết quả thành lập địa điểm kinh doanh
Sau khi hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp nhận kết quả đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh.
Thông báo về
Bước 5: Các công việc doanh nghiệp cần làm sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh
Treo biển hiệu tại địa điểm kinh doanh.
Kê khai đóng lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
Kê khai, báo cáo thuế tại cơ quan thuế quản lý của địa điểm kinh doanh nếu phát sinh hoạt động kinh doanh.
Câu hỏi thường gặp về thủ tục đăng ký mở thêm địa điểm kinh doanh
Thành lập địa điểm kinh doanh mất bao nhiêu ngày?
Thủ tục lập địa điểm kinh doanh thời gian từ 03-05 ngày làm việc.
Doanh nghiệp được lập tối thiểu và tối đa bao nhiêu địa điểm kinh doanh trực thuộc công ty?
Luật doanh nghiệp và luật chuyên ngành không quy định tối thiểu hay tối đa việc doanh nghiệp lập bao nhiêu địa điểm kinh doanh, tùy theo nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.
Người đứng tên thành lập địa điểm kinh doanh là ai?
Người đứng đầu địa điểm kinh doanh có thể là giám đốc công ty, các chức danh quản lý có thể kiêm là người đứng đầu địa điểm kinh doanh, hay có thể bất cứ người nào tuy nhiên cần có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không được vi phạm pháp luật.
Có cần khắc con dấu mới cho địa điểm kinh doanh hay không?
Doanh nghiệp có thể khác mới hoặc không khắc con dấu của địa điểm kinh doanh. Vấn đề này phụ thuộc vào quyết định của doanh nghiệp vì không bắt buộc.
Chức năng kinh doanh của địa điểm kinh doanh là gì?
Chức năng kinh doanh của địa điểm kinh doanh, địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh tất cả các ngành nghề của doanh nghiệp. Tuy nhiên địa điểm kinh doanh vẫn phải tuân thủ các quy định về ngành nghề tùy từng địa điểm được quy định.
Địa điểm kinh doanh hạch toán thuế về đâu?
Địa điểm kinh doanh sẽ hạch toán phụ thuộc tùy trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hay trực thuộc chi nhánh.
Thủ tục về kê khai thuế, cần đóng bao nhiêu thuế cho địa điểm kinh doanh?
Địa điểm kinh doanh sẽ phải đóng lệ phí môn bài 1.000.000 đồng 1 năm
Địa điểm kinh doanh có được phát hành hóa đơn đỏ hay không?
Địa điểm kinh doanh hoàn toàn được xuất hóa đơn đỏ theo doanh nghiệp.
Lý do nên chọn thủ tục đăng ký mở thêm địa điểm kinh doanh tại Luật Trần và Liên danh
Khi doanh nghiệp có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh. Thì quý khách hàng có thể liên hệ với Luật Trần và Liên danh để được tư vấn và sử dụng dịch vụ tốt nhất. Về thời gian để có thể đăng ký lập địa điểm kinh doanh doanh nghiệp, Luật Trần và Liên danh luôn tiến hành nhanh nhất cho quý doanh nghiệp.
Hơn nữa, chúng tôi có đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp nên hồ sơ được soạn chính xác tuyệt đối nên khả năng để quý khách hàng đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh là rất cao, qua đó giúp tiết kiệm công sức và thời gian đăng ký.
Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục đăng ký mở thêm địa điểm kinh doanh của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.