Các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động thường có xu hướng mở rộng phạm vi kinh doanh hoặc mở rộng mô hình kinh doanh. Một trong những phương thức mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn đó là thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh. Nhiều khách hàng có thắc mắc không biết lựa chọn hình thức nào và sự khác nhau giữa hai hình thức trên. Luật Trần và Liên danh sẽ gửi đến các bạn bài viết về thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Điện Biên ngay sau đây.
Khái niệm địa điểm kinh doanh là gì?
Địa điểm kinh doanh là cơ sở để diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa và dịch vụ (theo Nghị định số 01/2021/NĐ-CP).
Chẳng hạn như Công ty A có trụ sở chính ở quận A, tỉnh B và chuỗi cửa hàng trên các quận, huyện khác trên địa bàn tỉnh B. Như vậy theo quy định, ngoài nơi làm trụ sở chính, công ty A còn được thành lập thêm các địa điểm kinh doanh khác (có giấy phép đăng ký kinh doanh).
Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Điện Biên – Khi thành lập địa điểm kinh doanh có những yêu cầu gì?
Các doanh nghiệp có ý định thành lập địa điểm kinh doanh cần biết rõ những quy định sau:
Quy định về tên của địa điểm kinh doanh
Theo quy định tại Nghị định 01/2021 thì tên địa điểm kinh doanh như sau:
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W, chữ số, các ký hiệu.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
Quy định về nơi đặt địa điểm kinh doanh
Để đáp ứng yêu cầu về nơi đăng ký địa điểm kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, quy định đưa ra đã được chỉnh đổi để phù hợp hơn:
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
Trước đây, theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Hiện nay, theo nghị định 01/2021/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở tỉnh thành cùng hoặc khác với trụ sở chính.
Quy định về phạm vi ngành nghề tại địa điểm kinh doanh
Ngành nghề nào tại địa điểm kinh doanh là do doanh nghiệp quyết định. Do đó, không có quy định nào về phạm vi ngành nghề đối với địa điểm kinh doanh (điều này không thể hiện trong giấy phép đăng ký địa điểm kinh doanh).
Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Điện Biên – Các bước làm thủ tục thành lập đăng ký địa điểm kinh doanh
Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh bao gồm 2 bước cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ như:
Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh
Chứng minh thư hoặc hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh (có dấu công chứng)
Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ
Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh.
Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Điện Biên tại Luật Trần và Liên danh
Khi có ý định đăng ký địa điểm kinh doanh, nếu quý doanh nghiệp không có nhiều thời gian để tự thực hiện thì có thể sử dụng dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Luật Trần và Liên danh. Lựa chọn văn phòng luật sư hỗ trợ, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quý khách hàng:
Thủ tục nhanh gọn, đơn giản: Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp thông tin địa điểm đăng ký kinh doanh và ký đóng dấu giấy tờ. Việc hoàn thiện và nộp hồ sơ, nhận kết quả sẽ do Luật Trần và Liên danh thực hiện.
Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp: Qúy khách hàng sẽ không phải tự đi đăng ký, nộp hay theo dõi nhận kết quả, bởi đã có chúng tôi đảm nhiệm.
Luật Trần và Liên danh đảm bảo sẽ thực hiện đầy đủ các công việc sau, khi được khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ:
Tư vấn cho khách hàng đầy đủ về những quy định khi đăng ký địa điểm kinh doanh
Tư vấn về hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh
Hoàn thiện hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
Thay mặt doanh nghiệp nộp hồ sơ, nhận kết quả ở phòng đăng ký kinh doanh
Tư vấn, giải đáp thắc mắc về thủ tục thuế tại địa điểm kinh doanh sau khi thành lập
Chuyển giao hồ sơ, giấy tờ của doanh nghiệp.
Khi thực hiện thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh quý khách hàng sẽ nhận được kết quả
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh
Hồ sơ nội bộ để lưu tại văn phòng
Một số lưu ý
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Điện Biên – Lưu ý về kê khai và nộp thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng khi thành lập địa điểm kinh doanh
Lưu ý về kê khai và nộp thuế môn bài khi thành lập địa điểm kinh doanh:
Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP, khi thành lập địa điểm kinh doanh từ năm đầu thành lập, các địa điểm kinh doanh mới thành lập thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài bao gồm:
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp.
Quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.
Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc diện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được thành lập trước thời điểm Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì thời gian miễn lệ phí môn bài của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được tính từ ngày Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến hết thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.
Như vậy, nếu doanh nghiệp mới thành lập công ty, sau đó thành lập thêm các địa điểm kinh doanh cùng năm thì sẽ được miễn lệ phí môn bài cho công ty và địa điểm kinh doanh được thành lập trong năm.
Lưu ý về kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng khi thành lập địa điểm kinh doanh:
Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh phát sinh hoạt động kinh doanh:
Nếu địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt địa chỉ.
Trường hợp không phát sinh hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh thì không phải kê khai chỉ cần thực hiện: Đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh.
Nếu địa điểm khác tỉnh phát sinh hoạt động kinh doanh cần mua chữ ký số riêng cho địa điểm kinh doanh.
Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở công ty mẹ
Địa điểm kinh doanh dù phát sinh hay không phát sinh hoạt động kinh doanh đều kê khai và nộp thuế tại công ty mẹ và không cần mua chữ ký số độc lập cho địa điểm kinh doanh.
Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Điện Biên – Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh
Cách đặt tên địa điểm kinh doanh
Quy định về tên địa điểm kinh doanh được quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp/chi nhánh kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.
Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt cho địa điểm kinh doanh.
Địa chỉ đăng ký kinh doanh
Để được cấp Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp cần lưu ý 2 điều sau:
Địa chỉ đặt địa điểm kinh doanh có thể khác với địa chỉ của trụ sở chính hoặc chi nhánh. Doanh nghiệp có thể đăng ký thành lập một hoặc nhiều địa điểm kinh doanh trong cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với trụ sở chính hoặc chi nhánh chủ quản.
Địa chỉ đặt điểm kinh doanh không được là địa chỉ nhà chung cư hoặc căn hộ tập thể.
Ngoài ra, xét về góc độ kinh tế, thì doanh nghiệp cũng nên cân nhắc những yếu tố sau khi lựa chọn một nơi làm địa điểm kinh doanh, cụ thể:
Vị trí thuận lợi, dễ thấy, dễ tiếp cận khách hàng mục tiêu như mặt đường lớn, gần các khu trung tâm thương mại, mua sắm, khu dân cư, mặt tiền rộng rãi, có chỗ để xe…
Giao thông thuận tiện, đường 2 chiều dễ quay đầu, ít bị kẹt xe, ngập lụt…
Gần các nhà cung cấp: Đối với các doanh nghiệp kinh doanh bán thực phẩm, đồ dùng thiết yếu thì đặc biệt cần chú ý.
An ninh khu vực đảm bảo an toàn.
Ngành nghề của địa điểm kinh doanh
Do địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc hoàn toàn của công ty mẹ hoặc chi nhánh chủ quản nên ngành nghề của địa điểm kinh doanh phải được đăng ký hoạt động theo ngành nghề của công ty mẹ.
Tức là địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề công ty mẹ đã đăng ký nhưng không phải tất cả mà chỉ là một nhóm ngành nghề cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ.
5 lợi ích khi thực hiện thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Điện Biên của Luật Trần và Liên danh
Đội ngũ pháp lý chuyên nghiệp – tận tâm.
Hoàn thành thủ tục nhanh chóng – trọn gói – uy tín.
Doanh nghiệp không cần thực hiện bất kỳ thủ tục hành chính nào khác.
Không tốn thời gian đi lại nhiều lần.
Dịch vụ giao nhận miễn phí tận nơi.
Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Điện Biên của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.