Thông báo thay đổi tên công ty

thông báo thay đổi tên công ty

Thay đổi tên công ty được thực hiện trong nhu cầu của doanh nghiệp. Gắn với các thay đổi với nhu cầu và cần thiết trong định hướng mới. Từ đó cũng mang đến các tiếp cận hiệu quả hướng đến ý nghĩa xác định cho tên mới. Doanh nghiệp thực hiện thay đổi cần có công văn thông báo. Gửi đến các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan. Kể đến như các khách hàng, đối tác hoặc có quan hệ làm ăn, kinh doanh. Từ đó thuận tiện cho trao đổi cũng như thực hiện các hoạt động hợp tác hiệu quả hơn. Mẫu công văn mang đến hình thức thể hiện chung. Trong đó, các doanh nghiệp thể hiện với nội dung cụ thể về tên và điều chỉnh tên của doanh nghiệp mình.

Mẫu công văn thông báo thay đổi tên công ty:

CÔNG TY CỔ PHẨN/TNHH…    

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: …  

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

…, ngày … tháng … năm ….

THÔNG BÁO

Về việc thay đổi tên công ty

Kính gửi: Quý cơ quan, Quý khách hàng, Quý Đối tác

Công ty cổ phần/TNHH … xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và đồng hành tín nhiệm của Quý khách hàng, các Đối tác và doanh nghiệp trong suốt thời gian vừa qua.

Sau 10 năm có mặt trên thị trường, hoạt động và phát triển, thương hiệu … đã trở thành một trong những thương hiệu có uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Nhằm khẳng định hơn nữa vị thế của thương hiệu, đồng thời thực hiện mở rộng, phát triển và nâng cao các sản phẩm dịch vụ, Công ty cổ phần/TNHH … xin trân trọng thông báo về việc thay đổi tên công ty tới toàn thể Quý khách hàng và Đối tác như sau:

Thay đổi tên công ty với các nội dung thay đổi chi tiết sau đây:

+ Tên cũ của doanh nghiệp: Công ty cổ phần/TNHH …………………………………..

+ Tên mới của doanh nghiệp: ……………………………………………………

+ Các thông tin khác: mã số thuế, số điện thoại liên hệ, email, số fax, địa chỉ trụ sở chính,… của doanh nghiệp không thay đổi.

Kể từ ngày … tháng … năm Công ty cổ phần … chính thức sử dụng tên công ty theo sự thay đổi trên.

Kể từ ngày … tháng … năm … kính đề nghị Quý khách hàng và Đối tác sử dụng theo các thông tin mà chúng tôi đã sửa đổi nêu trên khi thực hiện ký kết hợp đồng, thanh lý hợp đồng, phát hành hóa đơn thanh toán và các giao dịch khác.

Việc thay đổi tên công ty sẽ không ảnh hưởng đến các quan hệ, giao dịch, nghĩa vụ dân sự cũng như việc thực hiện hợp đồng mà các bên đã ký kết trước đây. Trong trường hợp cần thiết, Công ty có thể hỗ trợ ký thêm phần bổ sung Phụ lục hợp đồng để sửa đổi tên mới này.

Vậy Công ty cổ phần/TNHH … xin trân trọng thông báo tới Quý khách hàng và Đối tác được biết về sự thay đổi thông tin này và phối hợp thực hiện.

Xin chân thành cảm ơn!!

Nơi nhận:

ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO CÔNG TY

– Như trên;

(ký tên, đóng dấu)

– Lưu: VT

 

Hướng dẫn soạn thảo thông báo thay đổi tên công ty:

Việc thực hiện soạn thảo với mẫu có sẵn chỉ cần các thông tin về nội dung. Là các mục còn trống cần được điền. Trên thực tế, một số doanh nghiệp, đơn vị hay tổ chức bất kỳ đều gặp vướng mắc khi thực hiện. Trong quá trình tự soạn thảo công văn thông báo thay đổi gửi đến khách hàng và đối tác kinh doanh. Cũng như khó khăn trong sử dụng hay sắp xếp các nội dung truyền đạt. Qua đó mà giá trị thông tin được tiếp thu cũng bị tác động.

Chúng tôi xin hướng dẫn soạn thảo thông báo thay đổi tên công ty như sau:

Về phần đầu thông tin cơ bản của doanh nghiệp:

Với hình thức của công văn, phải cung cấp các thông tin gắn với doanh nghiệp. Thể hiện các phân biệt khi nhìn nhận trong tính chất pháp lý. Trước khi tiến hành thông báo nội dung thay đổi tên công ty, doanh nghiệp cần cung cấp các nội dung này. Thực hiện điền đầy đủ các thông tin cơ bản về doanh nghiệp vào thông báo. Điền vào các chỗ chấm với thông tin chính xác gắn với doanh nghiệp đó.

Bao gồm: Tên doanh nghiệp, được hiểu là tên đang được sử dụng trước khi thay đổi. Tên gọi cho biết với hình thức tổ chức công ty. Cũng như xác định với thông tin dành cho nhà đầu tư, đối tác hay khách hàng. Xác định với doanh nghiệp này đang có hoạt động kinh doanh liên quan đến mình.

Ngoài ra, cần cung cấp thông tin về: mã số doanh nghiệp hoặc mã số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các thông tin mang đến giá trị pháp lý của công văn. Khi xác định các mã số gắn với từng doanh nghiệp là khác nhau. Chỉ có một doanh nghiệp duy nhất đang hoạt động sử dụng mã số đó. Cho nên, cần thế hiện với các xác định đúng chủ thể.

Sau đó là thông tin của người nhận thông báo công văn. Với các thông tin tên của chủ thể đó. Cung cấp các đích danh để xác định chủ thể đang được nhắc đến là ai. Có thể là cá nhân như các nhà đầu tư, các cổ đông của doanh nghiệp. Cũng có thể là tổ chức như thể hiện bên trên. Các quyền và lợi ích gắn với tính chất hoạt động kinh doanh với doanh nghiệp.

Thể hiện nội dung này với các khía cạnh thể hiện sau: Kính gửi Quý cơ quan/Quý khách hàng/Quý Đối tác của công ty. Chỉ ra mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh. Và tên cũng như đích danh đối tượng đó. Lời cảm ơn của Công ty về sự hợp tác và đồng hành trong suốt thời gian công ty hoạt động. Với các trân trọng trong hoạt động. Từ các giá trị tốt đẹp đó mà các lợi ích mới được triển khai và tìm kiếm hiệu quả.

Phần nội dung cần thông báo thay đổi:

Gắn với các nhu cầu trong thay đổi đối với tên gọi. Các tính chất không chỉ gắn với đích danh chủ thể. Hay với các hiệu quả xác định chủ thể để tham gia hiệu quả các hoạt động kinh doanh với đối tác, khách hàng. Mà còn gắn liền với các quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Cho nên, phải đảm bảo cái tên đó đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Với mỗi doanh nghiệp khác nhau hoạt động trên lĩnh vực khác nhau. Do vậy mà các nhu cầu thay đổi về tên gọi cũng sẽ khác nhau. Xác định trong định hướng và cách tiếp cận trong tên gọi mới. Phải phù hợp với thực tế lĩnh vực sản xuất và ý nghĩa mà doanh nghiệp muốn gửi gắm trong tên gọi đó. Cũng như đảm bảo các ý nghĩa được tích cực, giá trị hơn trong mong muốn của nhu cầu thay đổi. Thường là tìm kiếm sự mới mẻ, đặc sắc và giá trị ý nghĩa cao hơn.

thông báo thay đổi tên công ty
thông báo thay đổi tên công ty

Thực hiện cung cấp các thông tin đối với phản ánh tên cũ và tên mới của doanh nghiệp. Tên cũ được thể hiện trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thể hiện chính xác tên cũ. Đồng thời ghi đúng với tên mới sẽ được sử dụng sau khi thay đổi.

Tên doanh nghiệp mới viết bằng tiếng Việt (Viết bằng chữ in hoa): ………………

Tên doanh nghiệp viết tắt mới (nếu có): ……………………………………………

Các cách thức và hình thức viết phải được đảm bảo. Trong đó, có vị trí phải được viết bằng chữ in hoa. Có chỗ viết bằng chữ in thường. Bởi khi thực hiện với mẫu công văn có sẵn, phải đảm bảo nội dung và hình thức theo quy định. Tên mới cũng có thể gắn với tên viết tắt. Khi doanh nghiệp sử dụng tên viết tắt trong các hoạt động và công việc cụ thể. Giúp các chủ thể liên quan xác định được đó chính là doanh nghiệp nào. Cũng như dùng để nhắc đến doanh nghiệp trong những hoàn cảnh nhất định. Thay vì phải viết và gọi tên chính là dài hơn.

Khi doanh nghiệp lựa chọn tên mới cần lưu ý:

Tên thay đổi mới đó phải đảm bảo không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với những tên của doanh nghiệp khác đã được đăng ký. Dù xác định ý nghĩa riêng nhưng vẫn phải đảm bảo đối với cách thức đặt tên theo quy định của pháp luật. Không vi phạm thuần phong, mỹ tục,… Mang đến các ý nghĩa riêng, độc đáo, gắn với câu chuyện và nội dung xác định trong hoạt động doanh nghiệp.

Đại diện doanh nghiệp thực hiện xác nhận thông tin với công văn được soạn thảo. Và ký tên đóng dấu vào công văn thông báo thay đổi tên công ty. Khẳng định với nội dung thông báo là chính xác. Thông báo này sẽ được gửi đến những cá nhân, đơn vị có liên quan đến công ty để được biết và cùng phối hợp thực hiện. Mang đến các hiệu quả đối với việc sử dụng tên doanh nghiệp trong tương lai. Đặc biệt là khi sử dụng với các văn bản, giấy tờ có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước.

6 lưu ý khi đổi tên mới cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp có quyền đổi tên cho khi có nhu cầu, tuy nhiên khi đặt tên mới cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Tên doanh nghiệp phải bao gồm 02 thành tố theo thứ tự gồm (khoản 1, 2, 3 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020):

+ Loại hình doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh,…);

+ Tên riêng: Được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

– Tên danh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (Điều 23, 28 và khoản 8 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020);

– Có thể đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài hệ chữ La tinh (khoản 1, 2 Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020).

Tên doanh nghiệp tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

– Tên viết tắt của doanh nghiệp phải được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài (khoản 3 Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020).

– Những điều cấm trong việc đặt tên doanh nghiệp:

+ Đặt tên trùng với tên doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Đặt tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký;

– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về thông báo thay đổi tên công ty. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139