Kết hôn là gì? Điều kiện kết hôn? Đăng ký kết hôn có ủy quyền cho người khác làm thủ tục được không? Có bắt buộc đăng ký kết hôn trước khi làm đám cưới? Thời hạn đăng ký kết hôn được quy định ra sao. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn đọc về thời hạn đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành.
Giấy chứng nhận kết hôn là gì?
Khoản 7 điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 có quy định như sau:
Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
Theo đó, những thông tin cơ bản trong giấy đăng ký kết hôn theo quy định tại khoản 2 điều 17 bao gồm:
- Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ.
- Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn.
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.
Như vậy có thể thấy rằng giấy đăng ký kết hôn là một loại giấy tờ hộ tịch nhân thân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và xác nhận một người có vợ hay có chồng theo quy định của luật pháp về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Thời hạn sử dụng và giá trị sử dụng của giấy chứng nhận kết hôn
Thời hạn sử dụng
Pháp luật hiện hành không quy định giấy đăng ký kết hôn có thời hạn sử dụng trong bao nhiêu năm.
Khi hai bên nam nữ tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn và được cấp giấy chứng nhận kết hôn theo đúng quy định của pháp luật thì giấy chứng nhận kết hôn có hiệu lực ngày tại thời điểm hai bên nam nữ đồng ý ký vào giấy này.
Giá trị pháp lý của giấy chứng nhận kết hôn sẽ chỉ chấm dứt vào thời điểm sau:
- Một bên vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân chết hay bị tuyên bố chết theo quyết định có hiệu lực của Tòa án.
- Hai bên vợ chồng ly hôn theo bản án hoặc quyết định ly hôn có hiệu lực của Tòa án.
Như vậy, giấy đăng ký kết hôn là một giấy tờ hộ tịch có giá trị vô hạn, chỉ khi xảy ra một trong các trường hợp làm chấm dứt quan hệ hôn nhân nêu trên thì giấy này mới không còn giá trị.
Giá trị sử dụng
Giấy chứng nhận kết hôn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp sẽ có hiệu lực trong không gian Việt Nam và nước ngoài.
Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị chứng minh việc một người đã xác lập quan hệ hôn nhân với một người khác.
Đây chính là giấy tờ hợp pháp xác nhận quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam nữ.
Từ đó, hai bên trong quan hệ hôn nhân phát sinh các quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng, quan hệ về nhân thân, tình cảm, quan hệ con cái và tài sản, các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
Giấy đăng ký kết hôn có giá trị pháp lý như thế nào?
Khi hai bên nam nữ đăng ký kết hôn và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kết hôn thì giấy chứng nhận kết hôn có giá trị sử dụng ngay sau khi người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kết hôn ký giấy này và trao cho hai bên nam nữ.
Giá trị pháp lý của giấy chứng nhận kết hôn sẽ chỉ chấm dứt vào thời điểm một bên trong quan hệ hôn nhân chết hoặc có quyết định ly hôn có hiệu lực của Tòa án.
Giấy chứng nhận kết hôn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp sẽ có hiệu lực trong không gian Việt Nam và nước ngoài.
Giấy chứng nhận kết hôn là bằng chứng xác nhận quan hệ vợ chồng của hai bên nam nữ được xác lập để nhận được sự bảo hộ của pháp luật.
Từ thời điểm được công nhận quan hệ hôn nhân đó thì giữa hai bên nam nữ phát sinh các quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng.
Các mối quan hệ về nhân thân, tình cảm, về con cái và tài sản, các nghĩa vụ tài chính của các bên được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, trên cơ sở bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên, hướng hai bên nam nữ tới việc xây dựng đời sống kinh tế và tinh thần chung, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc.
Khái niệm kết hôn
Kết hôn là việc hai cá nhân xác lập quan hệ vợ chồng với nhau thông qua nghi thức kết hôn.
Với khái niệm pháp lý, theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.
Khái niệm nghi thức kết hôn
Nghi thức kết hôn là những quy định của pháp luật về trình tự tiến hành đăng kí kết hôn nhằm thiết lập quan hệ vợ chồng.
Theo pháp luật hiện hành, nghí thức kết hôn hợp pháp là lễ đăng kí kết hôn được tổ chức trang trọng tại cơ quan đăng kí kết hôn với sự có mặt của hai bên nam nữ và đại diện cơ quan đăng kí kết hồn, Đại diện cơ quan đăng kí kết hôn một lần nữa yêu cầu hai bên kết hôn cho biết ý chí tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng kí kết hôn ghi việc kết hôn vào Số kết hôn và trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên. Sau khi nhận Giấy chứng nhận kết hôn, hai bên là vợ chồng của nhau trước pháp luật.
Nghi thức kết hôn khác như tiến hành kết hôn tại nhà thờ hoặc làm lễ cưới theo phong tục mà không đăng kí kết hôn tại cơ quan đăng kí kết hôn không làm phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
Để việc kết hôn được Nhà nước, pháp luật công nhận và bảo hộ quan hệ hôn nhân, việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện theo nghi thức pháp luật quy định
Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình đều không có giá trị pháp lý. Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn.
Thời hạn đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành
Tại Điều 18 Luật hộ tịch năm 2014 quy định về thời hạn đăng ký kết hôn như sau:
“1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.”
Theo quy định tại Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Lễ đăng ký kết hôn như sau:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn, Sở Tư pháp tổ chức lễ đăng ký kết hôn.
Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Sở Tư pháp.
Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên khẳng định sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức quy định tại Khoản 2 Điều này.
Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ Sổ đăng ký kết hôn do Sở Tư pháp thực hiện theo yêu cầu.
Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn quy định tại Khoản 1 Điều này thì được gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết thời hạn 90 ngày mà hai bên nam, nữ không đến tổ chức lễ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc không tổ chức lễ đăng ký kết hôn; Giấy chứng nhận kết hôn được lưu trong hồ sơ.
Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
Tư vấn về thời hạn đăng ký kết hôn trên thực tế
Câu hỏi:
Xin chào Luật Trần và Liên danh. Tôi năm nay 25 tuổi, chồng tôi 32 tuổi và là người nước ngoài, chúng tôi hiện đang sống tại Hà Nội. Hai tuần trước chúng tôi đã đi đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp thành phố Hà Nội nhưng sau đó vì lý do công việc nên hai vợ chồng tôi không thể đến Sở tư pháp để làm lễ đăng ký kết hôn. Vậy xin hỏi, thời hạn làm lễ đăng ký kết hôn của chúng tôi tối đa là bao nhiêu ngày? Được tính từ thời điểm nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Lễ đăng ký kết hôn và thời hạn đăng ký kết hôn như sau:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn, Sở Tư pháp tổ chức lễ đăng ký kết hôn.
- Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Sở Tư pháp.
Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên khẳng định sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
- Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức quy định tại Khoản 2 Điều này.
Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ Sổ đăng ký kết hôn do Sở Tư pháp thực hiện theo yêu cầu.
- Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn quy định tại Khoản 1 Điều này thì được gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết thời hạn 90 ngày mà hai bên nam, nữ không đến tổ chức lễ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc không tổ chức lễ đăng ký kết hôn; Giấy chứng nhận kết hôn được lưu trong hồ sơ.
Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 8 Thông tư 02a/2015/TT-BTP hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài về trường hợp hai bên nam, nữ có lý do chính đáng xin gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn:
Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ không thể có mặt để tổ chức lễ đăng ký kết hôn vào ngày Sở Tư pháp ấn định thì phải có văn bản đề nghị Sở Tư pháp gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn và nêu rõ lý do không thể có mặt. Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho người đề nghị gia hạn biết thời hạn gia hạn không được quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn.
Như vậy, trong trường hợp của anh, chị đã quá thời hạn làm lễ đăng ký kết hôn là 5 ngày làm việc kể từ ngày Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký giấy chứng nhận đăng ký kết hôn mà không xin gia hạn thì phải làm thủ tục đăng ký kết hôn lại từ đầu. Thời gian được gia hạn là không quá 90 ngày kể từ ngày Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thời hạn đăng ký kết hôn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các cặp đôi chuẩn bị lập gia đình. Nếu còn vướng mắc hoặc cần tư vấn thêm, bạn đọc vui lòng liên hệ qua Hotline 0969 078 234 để được hỗ trợ nhanh nhất.